Thói quen lập dị của các thiên tài thế giới
Ngoài sự thông minh xuất chúng, tạo ra nhiều phát minh vĩ đại, các thiên tài nổi tiếng thường có tính cách, thói quen rất quái gở, khó hiểu.
Cụ thể, Thomas Edison, nhà toán học Pythagoras, nhà bác học thiên tài Albert Einstein, nhà văn Honore de Balzac… có những thói quen khác người.
Thomas Edison lựa chọn cộng sự kỳ quặc
Thomas Edison. Ảnh: Turkceodevim.com
Để trở thành cộng sự nghiên cứu của nhà bác học Thomas Edison, ứng viên phải vượt qua quá trình phỏng vấn khó khăn, bao gồm ăn bát súp trước sự giám sát của Edison.
Nếu ai đó thêm muối vào món súp trước khi nếm thử, ngay lập tức, họ bị loại. Thử thách này nhằm loại bỏ những người thường khởi đầu với quá nhiều giả định.
Edison cũng có thói quen chia giấc ngủ thành nhiều giai đoạn trong ngày với giấc ngủ ngắn. Mục đích của việc này nhằm tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, các thí nghiệm chứng minh rằng cách ngủ này không đem lại kết quả như mong muốn.
Nhà toán học Pythagoras ghét đậu
Nhà toán học Pythagoras. Ảnh: Prezi.com
Được mệnh danh “cha đẻ của ăn chay”, nhà toán học Hy Lạp Pythagoras hoàn toàn không ăn thịt, chỉ ăn rau. Tuy nhiên, thiên tài này lại không có tình yêu với các loài cây họ đậu. Ông từ chối ăn những thứ liên quan đậu, thậm chí cấm các học trò của ông ăn hoặc động vào chúng.
Không ai biết rằng liệu những ác cảm này có xuất phát từ lý do sức khỏe hay niềm tin tôn giáo nào của Pythagoras không. Nhưng chính ác cảm này đã gây ra cái chết của nhà toán học thiên tài.
Theo các tài liệu, những kẻ tấn công phục kích Pythagoras nhưng ông thà chết chứ không chạy qua một cánh đồng trồng đậu.
Albert Einstein khỏa thân đi lại trong nhà
Video đang HOT
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein. Ảnh: Quotesgram.com
Thời còn nhỏ, Einstein là đứa trẻ khờ khạo, chậm nói. Mặc dù vậy, sau này, nhà bác học lại cho rằng sự phát triển chậm chạp giúp ông có nhiều cơ hội để suy nghĩ về các yếu tố cơ bản như không gian và thời gian. Sự tò mò về những điều đó khiến ông luôn đặt ra những câu hỏi lạ lẫm và dẫn đến những đột phá như thuyết tương đối.
Tài xế của nhà bác học kể, ông từng tận mắt thấy nhà bác học Einstein nhặt một con châu chấu trên đất và bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.
Einstein không muốn mất tiền cho những người cắt tóc nên thường nhờ vợ cắt hộ. Ông đặc biệt thích ăn trứng và mỗi lần ăn ít nhất 2 quả, có thể là trứng rán hoặc trứng bắc.
Ông cũng rất nghiện ăn nấm và ăn tới 3 lần mỗi ngày. Người giúp việc của vị thiên tài cũng cho biết, Einstein có sở thích kỳ lạ là thường khỏa thân và đi dạo quanh khuôn viên nhà.
“Có lẽ ông ấy không quan tâm chuyện mặc quần áo hoặc có thể ông ấy không nhớ là mình chưa mặc gì”, người giúp việc nói.
Nhà văn Honore de Balzac nghiện cà phê nặng
Nhà văn Honore de Balzac. Ảnh: Openculture.com
Theo Listverse, nhà văn người Pháp Honore de Balzac nghiện cà phê rất nặng. Ông thường uống tới 50 cốc cà phê mỗi ngày và hầu như không ngủ trong lúc viết ra kiệt tác “Tấn trò đời”.
Trong một tác phẩm, nhà văn từng viết :”Cà phê chảy vào dạ dày, mọi thứ xáo trộn lục bục. Ý tưởng bắt đầu tuôn trào như một đội quân và trận chiến nổ ra. Mọi thứ ập đến như ngựa phi nước đại và theo sau là những cơn gió”.
Yoshiro Nakamatsu – đưa cơ thể đến giới hạn cận tử để sáng tạo
Tiến sĩ Nhật Bản Yoshiro Nakamatsu. Ảnh: Listverse.com
Tiến sĩ người Nhật Yoshiro Nakamatsu, người sở hữu tới 3.300 phát minh sáng chế trong suốt 74 năm cuộc đời. Đặc biệt, việc phát minh ra đĩa mềm năm 1952 đã thay đổi hoàn toàn phương thức lưu trữ thông tin của con người.
Nhiều ý tưởng sáng tạo của Nakamatsu được tạo ra trong lúc ông tự làm cho mình gần chết đuối. Vị thiên tài này tin rằng, nếu não thiếu không khí trong thời gian đủ lâu, nó sẽ hoạt động mạnh nhất.
“Để khiến não bị thiếu oxy, tôi thường phải lặn sâu và làm áp lực nước tác động tới não. Khoảng 0,5 giây trước khi chết, tôi thấy ý tưởng lóe sáng”, tiến sĩ Nakamatsu kể.
Ngoài ra, ông còn có một căn phòng yên tĩnh để suy nghĩ mọi thứ, lát gạch vàng 24 karat. Vị tiến sĩ tin rằng những viên gạch vàng giúp chặn sóng vô tuyến gây nguy hại đến quá trình sáng tạo.
Charles Dickens kỹ tính quá mức
Nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens. Ảnh: Listverse.com
Charles Dickens là nhà cải cách xã hội và nhà văn người Anh. Một nhân viên của ông kể rằng, Dickens không thể chịu nổi khi một lọn tóc của ông không vào nếp.
Ông luôn mang theo lược và chải tóc hàng trăm lần mỗi ngày. Ông cũng luôn yêu cầu sắp xếp các tác phẩm của mình theo một thứ tự nhất định.
Nhà văn này còn có thói quen đi lại trong lúc sáng tác và giao việc ghi chép lời văn cho một trợ lý. Đôi khi, trợ lý phải viết đi viết lại câu văn, đổi thứ tự từ ngữ nhiều lần trước khi có được câu hoàn chỉnh.
Theo Zing
Thiên tài Newton từng suýt bỏ học
Nếu không nhờ cậu thuyết phục mẹ và sự giúp đỡ từ thầy hiệu trưởng trường trung học, Isaac Newton đã bỏ học và trở thành một nông dân vô danh, thay vì là nhà bác học vĩ đại.
Isaac Newton là nhà Vật lý, Thiên văn học, Triết học, Toán học, nhà Thần học và Giả kim người Anh. Nhiều người đánh giá ông là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Ông nổi tiếng với thuyết Vạn vật hấp dẫn.
Thành tích thời đi học của Newton không tốt nhưng ông bộc lộ hứng thú với việc nghiên cứu, phát minh từ rất sớm. Ảnh: Wordpress.
Newton sinh ngày 25/12/1642 (tương đương ngày 4/1/1643 theo lịch hiện nay), cùng năm với năm mất của nhà Toán học, Thiên văn học Galileo Galilei, ở hạt Lincolnshire, Anh. Bố ông qua đời trước đó 3 tháng, theoBiography.
Vì chào đời thiếu tháng, Newton rất nhỏ và yếu. Trước khi Newton tròn 3 tuổi, mẹ ông tái giá với một mục sư ở làng bên cạnh. Newton không thích cha dượng, ông sống với bà ngoại và trải qua tuổi thơ trầm uất, cô độc.
Sau khi vị mục sư này qua đời, bà Hannah dẫn theo 3 đứa con với người chồng sau về sống cùng ông. Isaac Newton được thừa kế thư viện với khoảng 300 cuốn sách Thần học từ cha dượng.
Năm 5 tuổi, Newton học tiểu học ở trường làng tại Skillington, sau đó chuyển đến Stoke. 12 tuổi, ông bắt đầu học trung học tại Grantham. Tại đây, ông học tiếng Latin nhưng không hề tiếp xúc với Toán. Newton thường sao nhãng việc học. Các giáo viên nhận xét ông lười biếng và thiếu tập trung.
Trưởng thành trong gia đình thiếu hụt tình yêu của bố mẹ, nhà bác học vĩ đại thường tìm kiếm sự an ủi từ sách. Newton đặc biệt quan tâm đến cơ học và công nghệ. Mặc dù thành tích học tập không tốt, ông tỏ ra xuất sắc trong việc phát minh những hệ thống phức tạp như đồng hồ mặt trời chính xác đến từng phút.
Năm 1659, mẹ Newton gọi ông trở về để tiếp quản gia nghiệp. Ông nhanh chóng thất bại và thể hiện không có khả năng trong lĩnh vực này. Cậu ông, cựu sinh viên Đại học Cambridge, cho rằng, Newton hợp hơn với công việc trí thức và nên học đại học. Ông cùng Hiệu trưởng Henry Stokes thuyết phục bà Hannah cho phép Newton trở lại trường học.
Năm 1660, thiên tài tiếp tục theo học trường cũ ở Grantham. Trong thời gian này, ông chú tâm học hành và trở thành học sinh dẫn đầu trường.
Năm 1661, Isaac Newton được nhận vào trường Trinity thuộc Đại học Cambridge. Ba năm đầu, ông làm công việc bồi bàn, phục vụ giảng viên và sinh viên giàu có để kiếm tiền ăn học.
Ban đầu, Newton theo học ngành Luật. Thời kỳ đó, việc giảng dạy tại Cambridge chịu ảnh hưởng lớn từ triết học Aristotle. Ông cũng học triết học của Descartes, Gassendi, Hobbes và Boyle.
Sau đó, Newton bị hấp dẫn bởi lý luận Thiên văn học của Galilei. Ông cũng học thêm Thiên văn học của Kepler. Ông thay đổi dự định ban đầu với câu nói nổi tiếng "Plato là bạn tôi, Aristotle là bạn tôi nhưng người bạn thân thiết nhất của tôi là sự thật".
Sự thật là yếu tố thôi thúc Newton bỏ ngành Luật để chuyển sang nghiên cứu khoa học. Ảnh: Biography.
Về mặt học tập, Newton không phải sinh viên xuất sắc. Trong kỳ thi năm 1663, ông chỉ xếp 24 trên 140 sinh viên. Tuy nhiên, thời gian học ở Cambridge ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ông.
Tại đây, Isaac Newton gặp người hướng dẫn những bước đầu tiên trên sự nghiệp khoa học. Isaac Barrow, giáo sư Toán học đầu tiên của Cambridge, giúp ông thoát khỏi chương trình học rập khuôn cùng những cuốn giáo trình lạc hậu, tẻ nhạt. Dưới sự giúp đỡ của giáo sư, Newton từng bước tiếp cận các vấn đề toán học lớn như giải tích.
Trí thông minh của cậu sinh viên Newton khiến Barrow vô cùng ngạc nhiên. Ông thậm chỉ chủ động từ chức để nhường vị trí cho học trò.
Năm thứ tư, ông nhận học bổng. Nó đảm bảo nhà bác học có thể học thêm 4 năm, lấy bằng thạc sĩ mà không phải lo nghĩ về vấn đề tiền bạc.
Năm 1665, ông nhận bằng cử nhân. Không may, trường học phải đóng cửa vì dịch hạch lan tràn. Isaac Newton trở về quê.
Trong hai năm sống tại quê nhà, ông tiếp tục tự tìm tòi nghiên cứu. Khoảng thời gian này, Newton có những bước tiến lớn, bao gồm các học thuyết về giải tích, quang học, lực hấp dẫn.
Năm 1667, ông trở lại Cambridge và lấy bằng thạc sĩ năm 1668. Một năm sau, ông thay thế vị trí của giáo sư Barrow.
Trong những năm tiếp theo, trên cương vị giáo sư Đại học Cambridge và thành viên Hiệp hội Hoàng gian, Isaac Newton tiếp tục cống hiến cho nhân loại trong các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Thiên văn học, Thần học.
Theo Zing
Chuyện dạy con của các ông lớn ngành công nghệ Ông chủ Facebook đọc sách Vật lý cho con nghe từ sớm, còn nhà sáng lập của Microsoft và Apple hạn chế con tiếp xúc công nghệ. Các "ông vua công nghệ" Mark Zuckerberg, Bill Gates, Steve Jobs có cách dạy con khác nhau, dù họ có chung mục đích như nhiều bậc cha mẹ khác: Mong con khôn lớn và thành đạt....