Thói quen của cô gái 29 tuổi mắc ung thư dạ dày
Nữ bệnh nhân hay bỏ bữa sáng, uống nhiều cà phê, rượu, làm việc áp lực. Đó là các yếu tố nguy cơ dẫn tới những vấn đề bất ổn cho đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
Một cơn ợ chua đơn giản cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư dạ dày. Theo Trung tâm tin tức quận Dương Phố (Thượng Hải, Trung Quốc), cô Cao, 29 tuổi, đi khám cách đây không lâu vì cảm thấy khó chịu ở bụng. Cô nghĩ mình bị chứng khó tiêu. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, các bác sĩ phát hiện cô Cao mắc ung thư dạ dày có tiên lượng xấu – ung thư biểu mô tế bào nhẫn.
Cô Cao làm trong lĩnh vực truyền hình trực tiếp nên ban đầu cô nghĩ rằng mình bị đau dạ dày do stress. Cô tâm sự: “Tôi thường gặp nhiều áp lực trong công việc và như nhiều bạn trẻ hiện nay, tôi không phải lúc nào cũng ăn đúng giờ, thường bỏ bữa sáng, uống nhiều cà phê, rượu”.
Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào nhẫn ở dạ dày không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Ảnh minh họa: Indiatoday
Không chỉ riêng cô Cao, trong những năm gần đây, có nhiều người trẻ bị chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Theo Aboluowang, không giống như các khối u dạ dày thông thường, ung thư biểu mô tế bào nhẫn chứa chất nhầy, nhân bị ép dẹt vào một bên, trông giống như chiếc nhẫn. Loại ung thư này thường khó phát hiện hơn và các triệu chứng không rõ ràng. Bệnh xuất hiện nhiều ở người trẻ, đặc biệt là phụ nữ.
Mức độ nguy hiểm của ung thư biểu mô tế bào nhẫn
Ung thư biểu mô tế bào nhẫn thường được mệnh danh là “vua của ung thư dạ dày” do khả năng xâm lấn mạnh, diễn biến bệnh nhanh và mức độ ác tính cao.
Theo Li Li, Giám đốc Khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Trung ương quận Dương Phố ở Thượng Hải, ung thư biểu mô tế bào nhẫn dạ dày rất nguy hiểm, thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và nhanh chóng lan rộng lớp dưới niêm mạc. Vì vậy, thời gian sống sót của bệnh nhân giai đoạn nặng thường chỉ từ 6-12 tháng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm gần như bằng không.
Các triệu chứng ban đầu giống viêm dạ dày hoặc loét dạ dày, bao gồm cảm giác đầy bụng, khó chịu hoặc đau âm ỉ, ợ hơi, buồn nôn, trào ngược axit, chán ăn…
Video đang HOT
6 nhóm nên nội soi dạ dày thường xuyên:
- Trên 40 tuổi, không phân biệt giới tính
- Người ở vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao
- Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Bệnh nhân bị viêm teo dạ dày mạn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày và các bệnh dạ dày khác
- Người thân của bệnh nhân ung thư dạ dày
- Ăn nhiều muối, thịt nướng, đồ muối chua; uống rượu quá nhiều.
Lưu ý để giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Ăn uống đầy đủ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu
Trước hết, bạn phải ăn uống đều đặn, không để bữa nào quá đói hoặc quá no. Chúng ta cũng nên tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, đồ quá nóng.
Ngoài ra, không hút thuốc, hạn chế uống rượu. Chất nicotine có trong khói thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thúc đẩy hình thành viêm dạ dày và loét dạ dày, đồng thời làm chậm quá trình lành vết thương. Uống quá nhiều rượu có thể gây kích ứng liên tục cho dạ dày và gây viêm.
Giữ tâm trạng vui vẻ
Dạ dày và cảm xúc được cho có mối gắn bó chặt chẽ với nhau. Bác sĩ Liu Jing, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân, cho biết, làm việc cường độ cao và căng thẳng tinh thần quá mức cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Vì vậy, điều tiết cảm xúc rất quan trọng, bạn nên giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và các triệu chứng khó tiêu.
Tìm ra nguyên nhân mới gây ung thư dạ dày: Có thể trị bằng thức ăn
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra mối liên quan bất ngờ giữa ung thư dạ dày và những bất ổn trong tâm trí mỗi người.
Theo các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, sức khỏe tâm thần kém bao gồm các tình trạng rối loạn stress cấp, rối loạn lo âu và trầm cảm có thể đóng vai trò lớn trong nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Tin tốt là một chế độ ăn khá đơn giản giúp giảm stress, giảm trầm cảm cũng đẩy lùi đồng thời nguy cơ ung thư.
Bữa sáng bao gồm trà đen, trứng, rau màu xanh lá đậm, cà chua... chứa khá nhiều chất giúp bạn giảm stress, lo âu, trầm cảm và cả ung thư dạ dày - Ảnh minh họa từ Internet
Viết trong bài công bố, nhóm tác giả từ Viện Y tế Luxembourg, Đại học Khoa học y tế Arak và Đại học Khoa học y tế Shahid Beheshti (Iran) cho biết ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng thứ 5 thế giới, tỉ lệ tử vong cao.
Khoảng 1 triệu ca mắc mới và 800.000 ca tử vong do loại ung thư này được báo cáo trên toàn cầu mỗi năm.
Một số yếu tố nguy cơ góp phần làm khởi phát bệnh đã được chỉ ra trước đó bao gồm thuốc lá, nhiễm khuẩn HP không điều trị, tiếp xúc hóa chất công nghiệp, béo phì, ăn nhiều muối, ăn uống thiếu chất, uống nhiều đồ uống có cồn...
Trong nghiên cứu mới, các tác giả phát hiện ra sức khỏe tinh thần kém cũng đóng góp vào việc gây bệnh.
15,9% bệnh nhân được khảo sát có tình trạng lo lắng nhẹ, 32% bị rối loạn lo âu. Trong khi đó, 28% bị trầm cảm nhẹ, 25% bị trầm cảm có triệu chứng rõ ràng.
Nhìn chung, tới 57% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điểm trầm cảm cao và 27% có triệu chứng rối loạn lo âu cao.
Nhóm tác giả phát hiện ra rằng nếu đang gặp rắc rối về tinh thần nhưng tìm cách khống chế nó thông qua chế độ ăn, nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa nói chung cũng giảm theo.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người gặp các vấn đề này nên ăn chế độ giàu vitamin B6, D, A, beta-carotene.
Họ cũng nên uống trà đen, một thức uống giàu chất chống oxy hóa từng được chứng minh là có lợi để chống căng thẳng.
Ngoài ra, họ cần hạn chế chất béo, đường và muối, vốn trực tiếp làm tăng tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nhóm trầm cảm, rối loạn stress cấp và cả rối loạn lo âu.
Ung thư đường tiêu hóa tăng, 3 nhóm người cần sàng lọc sớm Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Nội soi là cách duy nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày . Ngày 14-10, tại hội thảo khoa học tiêu hoá lần thứ 8 do Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Nagoya (Nhật) phối hợp tổ chức, PGS-TS...