Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nam California cho thấy trẻ em tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science vừa đưa ra kết luận gây sốc: thói quen ăn ngọt trong hai năm đầu đời có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao ở tuổi trưởng thành.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.
Kết quả cho thấy trẻ em tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó.
Đáng chú ý, ngay cả việc thai nhi phơi nhiễm với đường qua chế độ ăn của mẹ cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường và huyết áp cao so với những người được thụ thai trong thời kỳ hạn chế đường.
Nhà kinh tế học Tadeja Gračner, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: “So sánh sức khỏe giữa những người sinh ra trong thời kỳ tem phiếu (10/1951-6/1954) và sau đó (7/1954-3/1956) cho thấy sự khác biệt rõ ràng. Nhóm hạn chế đường có nguy cơ tiểu đường thấp hơn 35% và nguy cơ cao huyết áp thấp hơn 20%.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên quá lo lắng. “Phụ nữ mang thai và cha mẹ không cần cấm hoàn toàn đường trong khẩu phần ăn. Điều quan trọng là tiết chế vừa phải,” bà Gračner nhấn mạnh.
Hiện tại ở Mỹ, phụ nữ mang thai và cho con bú thường tiêu thụ lượng đường cao gấp 3 lần khuyến nghị.
Nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của dinh dưỡng sớm đối với sức khỏe lâu dài, đồng thời kêu gọi tăng cường giáo dục dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cha mẹ có con nhỏ./.
5 thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo
Có những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe theo thời gian.
Dưới đây là 5 thói quen phổ biến có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng.
Sử dụng quá nhiều muối
Thêm một chút muối vào bữa ăn tưởng chừng như là một việc làm nhỏ nhặt nhưng lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thận của chúng ta. Bởi lượng muối cao có liên quan đến tăng huyết áp, gây tổn thương thận theo thời gian, và dẫn đến bệnh thận mãn tính (CKD). Do đó việc giảm lượng muối ăn vào sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh CKD.
Ăn quá nhiều muối gây tổn thương thận theo thời gian
Ngồi trong nhiều giờ dài
Nhiều người trong chúng ta dành nhiều thời gian để ngồi như ngồi làm việc quá lâu... Lối sống ít vận động này là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thời gian không hoạt động kéo dài có thể dẫn đến tăng cân, tăng mức cholesterol và huyết áp cao - tất cả đều là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Do đó việc nghỉ giải lao ngắn là cách để giảm thiểu rủi ro.
Ngủ ít là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mất trí nhớ
Thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, khả năng xử lý glucose của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn.
Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể. Nghiên cứu giải thích rằng việc thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose và sản xuất insulin. Vì thế đảm bảo chế độ ngủ đều đặn và nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần thiết để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc thần kinh như beta-amyloid khỏi não, có liên quan đến bệnh Alzheimer. Thiếu ngủ mãn tính làm gián đoạn quá trình này, dẫn đến sự tích tụ các mảng amyloid làm suy giảm chức năng nhận thức.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Nhiều người tìm đến các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc aspirin để giảm đau nhanh chóng. Mặc dù những loại thuốc này có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về đường tiêu hóa, bao gồm cả loét dạ dày.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ, khiến dạ dày dễ bị loét và chảy máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên sử dụng NSAID có nguy cơ cao bị loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa.
Bỏ qua sức khỏe răng miệng
Bỏ bê vệ sinh răng miệng tưởng chừng như không liên quan đến các bệnh nghiêm trọng, nhưng sức khỏe răng miệng kém sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, bao gồm cả việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vi khuẩn từ nướu bị viêm và bệnh nha chu có thể xâm nhập vào máu và góp phần hình thành mảng bám động mạch và dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có sức khỏe răng miệng kém có nhiều khả năng mắc bệnh tim do tình trạng viêm toàn thân bởi vi khuẩn miệng gây ra. Họ khuyên bạn nên duy trì các thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chẳng hạn như đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa và kiểm tra răng miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Mối liên hệ giữa tổn thương mạch máu não và chứng sa sút trí tuệ Khi các mạch máu não bị tổn thương, trí nhớ của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng thiếu máu não cấp tính do đột quỵ gây nên các tổn thương này. Người cao tuổi nên đi khám nếu thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu dữ dội. Ảnh: V.M. Chứng sa sút trí tuệ não mạch là một...