Thời khóa biểu học trực tuyến: Thấy mà ngợp!
Phản ánh đến Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM) cho biết dù học sinh (HS) mới ở độ tuổi lớp 2 nhưng phải học theo thời khóa biểu online cả ngày.
Nhiều phụ huynh đã phản ánh và yêu cầu họp với ban giám hiệu nhà trường để giải quyết nhưng nhà trường vẫn chưa phản hồi.
Theo các phụ huynh lớp 2 Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, khi thấy thời khóa biểu bất hợp lý, rất nhiều phụ huynh đồng loạt cho con nghỉ buổi chiều nhưng nhà trường không quan tâm. Dần dần, phụ huynh sợ con mất bài nên phải cho học lại. Chị H.Phương, một phụ huynh lớp 2, cho biết từ tháng 9 đến nay, chị vẫn chỉ cho con học một buổi, vì sau một tháng học (từ tháng 8) là mắt con có vấn đề, mà dịch lại không đi khám được. Tuy nhiên, theo chị Phương, thực tế cả lớp học buổi sáng thì đầy đủ các bạn, buổi chiều mà em này học, em kia không học lại ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Một phụ huynh khác tại trường này băn khoăn học online nhưng các con vẫn học đầy đủ các môn, thời gian học cũng giống như học trực tiếp ở trường. “Các con còn nhỏ, ngồi cả ngày trên máy không phù hợp chút nào. Trong khi các trường công lập rất hạn chế cho các con tiếp xúc với màn hình. Chỉ học các môn chính yếu là trực tiếp với giáo viên như toán, tiếng Việt, tiếng Anh; các môn còn lại, các con học offline và xem clip bài giảng. Vì thời gian học của các con còn dài, chứ nếu chỉ 1-2 tháng thì phụ huynh cũng cố gắng cho các con theo” – phụ huynh này nói.
Lịch học trực tuyến lớp 2 của Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký (quận 11, TP HCM)
Video đang HOT
Theo phản ánh của các phụ huynh nói trên, buổi sáng thời khóa biểu của HS bắt đầu từ 7 giờ 40 phút đến 10 giờ 40 phút. Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 5 phút. Trong đó, mỗi tiết kéo dài 35 phút.
Không riêng gì Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, theo tìm hiểu của phóng viên, dù quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM trong giai đoạn HS học trực tuyến, các trường không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhưng nhiều nơi vẫn xếp lịch học cả ngày cho HS. Thầy H., giáo viên Trường Tiểu học B.H (quận Bình Thạnh), cho biết trường vẫn xếp thời khóa biểu 2 buổi/ngày cho HS khối lớp 1, 2. Cụ thể, 4 tiết buổi sáng, 3 tiết buổi chiều. Nếu là người lớn, cũng rất khó có thể tập trung ngồi trên máy lâu như vậy” – thầy H. nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học – THCS – THPT Trương Vĩnh Ký, cho biết thời khóa biểu nhà trường sắp xếp để thực hiện chung, song mọi việc có thể linh động. HS khi nào khỏe thì học.
Theo ông Thanh, khi HS nghỉ thì giáo viên của trường sẽ gửi bài, chuyển tài liệu cho các em, khi nào được tổ chức dạy học trực tiếp mới thôi. Ông Thanh cho rằng nhà trường cũng đã yêu cầu thời lượng mỗi tiết chỉ khoảng 20 phút, thầy cô dạy nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho HS. “Thời khóa biểu cũng thực hiện nhiều môn hài hòa, nhìn thì dài nhưng nội dung mới không nhiều, tiểu học có cả những môn như nhạc, vẽ… đan xen chứ không phải chỉ những môn chính. Với những trường hợp đặc biệt, nhà trường vẫn giải quyết theo nguyện vọng của phụ huynh” – ông Thanh nói.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, sở đã quy định mỗi tiết học trực tuyến đối với HS tiểu học chỉ kéo dài 20-25 phút, mỗi buổi học không quá 4 tiết. Thời khóa biểu chú trọng tiếng Việt, toán. Nhà trường không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ với lớp 1, lớp 2; đồng thời bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm tính khoa học, không gây áp lực với HS. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 thì yêu cầu tổ chức rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể từng địa phương, nhất là ở các địa bàn dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, Sở GD-ĐT TP HCM cũng đã yêu cầu không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Triển khai các chủ đề dạy học trên internet, gửi tài liệu hướng dẫn cho HS học tập tại nhà. Kế hoạch giáo dục của nhà trường trong giai đoạn này với yêu cầu: Hướng dẫn chu đáo, dạy học nhẹ nhàng, lắng nghe, chia sẻ, không tạo áp lực thực hiện chương trình, hướng dẫn tự học, tự đào tạo và xây dựng văn hóa đọc cho HS.
Vì sao Hà Nội không chọn hình thức kiểm tra học kỳ trực tuyến?
Hà Nội quyết định chỉ chọn hình thức kiểm tra học kỳ trực tiếp khi học sinh trở lại trường, và cho học sinh nghỉ hè từ 15.5. Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao hình thức kiểm tra trực tuyến lại không được áp dụng?
Hà Nội lý giải vì sao chưa thể kiểm tra học kỳ trực tuyến đồng loạt - ẢNH M.C
Tại văn bản trình UBND TP. Hà Nội về việc kiểm tra định kỳ các cấp học, Sở GD-ĐT Hà Nội dù có nhắc tới phương án kiểm tra trực tuyến nhưng nêu rõ: "Sở GD-ĐT đề xuất chưa tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến cho học sinh phổ thông, GDTX năm học 2020-2021".
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội, nêu lý do: Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên chỉ được tiến hành từ ngày 16.5.2021 khi Thông tư này có hiệu lực.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc kiểm tra định kỳ chỉ được tiến hành khi đảm bảo các yêu cầu tối thiểu: đảm bảo về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối và có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập, khai thác sử dụng, quản lý các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định của Thông tư 09.
Việc kiểm tra trực tuyến phải có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy trình về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến.
Cơ sở giáo dục phổ thông phải có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
Ông Phạm Văn Đại cho rằng: "Căn cứ vào tình hình thực tiễn, việc bảo đảm các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tới 100% giáo viên, học sinh ở từng cơ sở giáo dục; điều kiện thiết bị của nhiều học sinh còn khó khăn, chưa bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, trung thực đối với từng học sinh"
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, UBND TP. Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT, cho phép điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX nghỉ hè sớm, bắt đầu từ ngày 15.5.2021.
Nhiệm vụ năm học 2020-2021 còn lại trong thời gian nghỉ hè sớm sẽ thực hiện vào thời gian nghỉ hè khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh có thể đến trường học tập.
Về việc kiểm tra định kỳ các cấp học, để bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực từng học sinh, Sở GD-ĐT đề xuất phương án đối với cơ sở giáo dục có các khối lớp chưa hoàn thành kiểm tra định kỳ (bài kiểm tra học kỳ 2 năm học 2020-2021) sẽ tiến hành trực tiếp tại các cơ sở giáo dục khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, học sinh được đến trường trở lại.
Thời gian tiến hành ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù vào thời gian học sinh nghỉ hè sớm so với kế hoạch năm học đã quy định (số ngày nghỉ hè sớm 14 ngày, từ ngày 15.5.2021 đến 28.5.2021).
Về kỳ thi vào lớp 10 THPT, Sở GD-ĐT đề xuất UBND Thành phố cho phép điều chỉnh thời điểm tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 sau khi Bộ GD-ĐT có thông báo điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Kiên trì, chăm chỉ ôn luyện Lịch sử Trong thời gian học trực tuyến, học sinh (HS) khối 9 tại các trường THCS trên địa bàn Hà Nội được quan tâm sắp xếp thời khóa biểu khoa học, phù hợp để vừa hoàn tất chương trình, vừa ôn tập 4 môn thi vào lớp 10 THPT, trong đó có môn Lịch sử. Đảm bảo chương trình Theo Phó Giám đốc phụ...