Thời gian công nhận chức danh GS, PGS có thể sẽ phải lùi lại
16 ứng viên GS, PGS ngành Y và ngành Dược năm 2020 bị tố có vấn đề về các bài đăng báo quốc tế. Khả năng, thời gian công nhận chức danh GS, PGS năm nay sẽ phải lùi lại, muộn hơn so với mọi năm.
GS Nguyễn Ngọc Châu, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Hội đồng GS Nhà nước và Vụ Thanh tra, Bộ GD-ĐT.
Theo báo cáo gửi lên Hội đồng GS Nhà nước của GS Nguyễn Ngọc Châu, thời gian qua GS Phạm Đức Chính, ngành Cơ học và GS Nguyễn Ngọc Châu, Ngành Sinh học đã nhận được 11 thư tố cáo 16 ứng viên GS, PGS ngành Y và ngành Dược có vấn đề về các bài báo khoa học, không đủ tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Trong số 16 ứng viên bị tố cáo thì có 15 ứng viên đã được các Hội đồng GS ngành thông qua để xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2020.
GS Nguyễn Ngọc Châu, người từng có 3 nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng Khoa học sự sống, Hội đồng Sinh học – Nông nghiệp, có kinh nghiệm thẩm định các công bố trong lĩnh vực khoa học sự sống (Sinh học, Y-Dược học) đã tự thẩm định lại tất cả các công bố của các ứng viên có thư tố cáo.
Trong báo cáo gửi Hội đồng GS Nhà nước, GS Phạm Ngọc Châu cho hay, để thẩm định chuẩn xác các công bố này rất công phu, mất nhiều thời gian, công sức.
Vì thư tố cáo liên quan đến Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược, nên GS Nguyễn Ngọc Châu cũng đề nghị Thanh tra Bộ GD-ĐT vào cuộc, thanh tra toàn diện kết quả xét GS, PGS năm 2020 của 2 hai hội đồng ngành này và thông báo công khai cho cộng đồng khoa học và dư luận xã hội biết như năm 2017.
GS Nguyễn Ngọc Châu xin chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và sẵn sàng hợp tác với Hội đồng GS Nhà nước và cơ quan chức năng làm sáng tỏ các nghi vấn.
Nhiều ứng viên GS, PGS ngành Y và Dược bị tố khai báo gian dối về bài báo quốc tế
Ứng viên bị tố cáo gì ?
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của GS Nguyễn Ngọc Châu về nội dung tố cáo với 16 ứng viên, thì 12/16 ứng viên không đạt yêu cầu về công bố do không đủ bài theo yêu cầu đối với ứng viên GS, PGS; 3/16 ứng viên PGS có đủ số bài theo yêu cầu đối với ứng viên PGS.
Hầu hết các bài đăng báo của các ứng viên này đều đăng trên các tạp chí Open Access (OA). Đây là các tạp chí mở, thường mất phí để đăng tải.
GS Châu cho rằng, các Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược vì lý do nào đó đã chưa thực hiện tốt việc thẩm định, dẫn đến thông qua nhiều ứng viên không đáp ứng đủ chuẩn về công bố bài báo quốc tế và yêu cầu về giảng dạy .
Cụ thể, ở ngành Dược có 6 ứng viên bị tố cáo, trong đó có 1 ứng viên GS bị tố đăng 6 bài trên tạp chí OA không liên quan đến chuyên ngành phân tích kiểm nghiệm trong tạp chí chuyên đăng bài tổng quan. Ngoài ra, ứng viên cũng bị tố không đủ tiêu chuẩn cứng. Theo xác minh của cá nhân GS Châu thì ứng viên GS này không đủ 5 bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín và không đủ 3 điểm viết sách.
Còn trong số 5 ứng viên PGS ngành Dược bị tố cáo, có 1 ứng viên không được Hội đồng GS ngành Dược thông qua do không đủ 3 bài báo khoa học, 1 ứng viên bị tố khai báo hồ sơ không trung thực, cố tình che đậy các bài báo trên tạp chí “dởm”. Theo GS Châu, ứng viên này có đủ bài báo quốc tế và có thể bù cho tiêu chí thiếu hướng dẫn cao học, tuy nhiên có sai phạm trong khai báo và 2/3 bài báo đăng trên 1 tạp chí, bị tố tổ chức dường dây nộp tiền đăng bài cho nhiều ứng viên ngành Y và Dược.
3 ứng viên PGS còn lại bị tố khai báo hồ sơ không trung thực, đăng bài trên tạp chí OA. Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Ngọc Châu, những ứng viên này có đủ số lượng bài báo quốc tế.
Ở ngành Y có 10 ứng viên GS, PGS bị tố cáo. Đặc biệt, 3 ứng viên GS đã được Hội đồng GS ngành Y thông qua, bị tố đăng bài trên tạp chí OA. GS Nguyễn Ngọc Châu cho hay, cả 3 ứng viên này không đủ 5 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín, ngoài ra có 1 một ứng viên không đủ giờ giảng.
7 ứng viên PGS ngành Y bị tố đăng bài trên tạp chí OA, trong đó có ứng viên đăng bài ở ngành Dược. Kết quả thẩm định của GS Châu thì có 6 trường hợp không đủ bài báo quốc tế. Trong số này, 1 ứng viên sau khi thẩm định thì không có bài báo nào được đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín, 1 ứng viên khai có 11 bài nhưng chỉ còn 4 bài nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn PGS.
Có thể phải lùi thời gian công nhận chuẩn GS Nhà nước năm 2020
Ngoài báo cáo của GS Nguyễn Ngọc Châu, văn phòng Hội đồng GS Nhà nước cũng nhận được các đơn tố cáo các ứng viên ngành Y và ngành Dược và yêu cầu Hội đồng GS các ngành này thẩm định kỹ các trường hợp bị phản ánh.
Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước đang tiếp tục rà soát hồ sơ ứng viên đồng thời phối hợp với các Hội đồng GS ngành, liên ngành làm rõ các vấn đề chưa rõ đặc biệt đối với hồ sơ các ứng viên có ý kiến quan tâm của cộng đồng khoa học.
Đến nay Hội đồng GS ngành Dược đã thẩm định kỹ, loại bỏ hoặc chấm điểm rất thấp đối với những bài những bài báo đăng trên các tạp chí kém chất lượng, làm rõ các vấn đề mà các ứng viên bị tố cáo.
Còn ở Hội đồng GS ngành Y, trao đổi với VietNamNet, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng cho hay đã nhận được báo cáo của GS Nguyễn Ngọc Châu từ Hội đồng GS Nhà nước.
GS Đặng Vạn Phước đánh giá báo cáo của GS Nguyễn Ngọc Châu có tính phản biện xã hội rất hay và đáng để Hội đồng GS ngành Y xem xét lại, có câu trả lời trước Hội đồng GS Nhà nước..
Theo GS Phước, Hội đồng GS ngành Y sẽ xem xét lại hồ sơ của ứng viên đúng sai như thế nào, đánh giá ra sao và để thẩm định kỹ, việc xét GS Nhà nước năm nay chắc chắn sẽ phải lùi lại (không kịp trước 20/11 như mọi năm). Việc thẩm định này tuy không khó khăn nhưng phải xét kỹ chuyên môn, chất lượng của các bài báo là được phép hay không được, bởi đây là ranh giới rất khó phân định giữa chuyện đăng có dịch vụ hay thế nào…
Theo GS Phước việc này sẽ phải đánh giá một cách tổng thể, bởi lĩnh vực Y và Dược có nhiều vấn đề giao thoa. Nếu gọi chung là ngành Y thì Dược nằm trong ngành Y, nhưng đi sâu vào thì Dược riêng, Y riêng…
Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc
Từng trượt ĐH đến 2 lần nhưng cô gái Nguyễn Hải Vân (23 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trong học tập để trở thành thủ khoa đầu ra của ngành y tế công cộng trường ĐH Y tế công cộng.
Đứng lên từ "thất bại"
Sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y nên từ nhỏ Hải Vân đã mong mước sau này nối nghiệp gia đình. Thấu hiểu những vất vả của ngành y nên bố mẹ Vân khuyên cô lựa chọn ngành sư phạm, phù hợp với nữ nhi hơn. Thế nhưng Vân vẫn quyết tâm lựa chọn chuyên ngành y đa khoa, ĐH Y Hà Nội. Cô còn vạch ra hẳn một kế hoạch dài hơi cho con đường mình đã chọn. Có điều, hai lần cố gắng thi vào ĐH Y Hà Nội, Hải Vân vẫn không đậu. Khi ấy, bầu trời hy vọng của Vân dường như sụp đổ. Mọi thứ cô vẽ ra về một tương lai sáng lạn bị vỡ vụn. Chính những lúc "thất bại" ấy, Hải Vân lựa chọn đứng lên để bắt đầu lại. Cô chọn chuyên ngành y tế công cộng của trường ĐH Y tế công cộng. Sau chặng hành trình theo đuổi 4 năm ĐH tại ngôi trường này, cô nàng thầm cảm ơn những vấp ngã đầu đời vì nhờ có nó cô mới mạnh mẽ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Cũng chính ngôi trường thân yêu này đã giúp Vân có được hướng đi cho riêng mình.
Trong quá trình học tập. Hải Vân luôn cố gắng thể hiện bản thân. Với Hải Vân, việc học luôn quan trọng hàng đầu. Học chuyên ngành về y tức là học những vấn đề liên quan đến tính mạng con người nên Hải Vân không cho phép mình lơ là, dù chỉ là điều nhỏ nhất.
Bên cạnh những ngày lên giảng đường học tập, Hải Vân tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu vừa để hiểu sâu về các vấn đề, vừa có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tại trường ĐH, Hải Vân nghiên cứu đề tài về thuốc lá, sức khỏe vị thành niên được đăng trên tạp chí khoa học. Đây là các đề tài Vân tham gia trong chương trình đào tạo nghiên cứu viên trẻ của trường. Bên cạnh đó, em nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý vốn là sở thích từ nhỏ. Hai đề tài nổi bật về tâm lý của Hải Vân là "Nghiên cứu thực trạng tham gia vào công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" và "Ảnh hưởng của hình ảnh người LBBTQ trên báo, trang tin điện tử và facebook đến sự tự áp lực thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ".
Ngoài ra, Hải Vân còn là điều tra viên của nghiên cứu "Kiến thức, thái độ, hành vi về ảnh hưởng của nắng nóng tới các nhóm dễ bị tổn thương ở Hà Nội thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Đức và Việt Nam. Hải Vân chia sẻ, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô có quan tâm đặc biệt đến nhóm người yếu thế trong xã hội. Khi tiếp xúc và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, Hải Vân hiểu ra những khó khăn, vất vả, góc khuất đằng sau của họ, từ đó muốn làm điều ý nghĩa, giúp xã hội đồng cảm hơn với họ.
Nữ thủ khoa Hải Vân của trường ĐH Y tế công cộng. Ảnh: An nhiên
Ước mơ cống hiến
Sau nhiều nỗ lực, trái ngọt đã đến với cô nàng tài năng này. Với kết quả 8,22/10, Hải Vân trở thành thủ khoa của chuyên ngành y tế công cộng, trường ĐH Y tế công cộng. "Hành trình tìm kiếm con đường đi cho mình sẽ cần rất nhiều sự nỗ lực, thử sức và trải nghiệm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Nếu người trẻ chọn sai ngành, hay đang mất phương hướng thì nên cứ dấn thân, có đi thì mới biết là nó phù hợp hay không", Hải Vân chia sẻ.
Dự định của Hải Vân trong thời gian tới là theo học chương trình thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Từ chuyên ngành y tế công cộng rẽ lối sang chuyên ngành tâm lý, Hải Vân càng có nhiều thuận lợi bởi nhờ chuyên ngành mình theo đuổi suốt 4 năm ĐH đã giúp cô hiểu hơn về ngành y, thỏa mãn sở thích cá nhân và còn giúp cô có cơ duyên đến với ngành tâm lý. Đó chính là hành trang vững chắc đối với một người trẻ như Hải Vân trên con đường thực hiện những hoài bão, ước mơ.
Hiện tại Hải Vân đang tham gia quản lý một diễn đàn mạng xã hội về nâng cao sức khỏe tâm lý cho cộng đồng. Cô hiện là thành viên nhóm NextGEN Hà Nội - Tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBTQ Hà Nội thuộc Viện iSEE. Hải Vân cũng là tình nguyện viên của tổ chức Vietnam and Friends chuyên hỗ trợ chương trình chạy với người khiếm thị; Tiếp xúc, giao tiếp, tìm hiểu về một phần cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung qua lăng kính của họ (học chữ nổi, sử dụng gậy chỉ đường...). Cô cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu "Thực trạng tham gia công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" trong chương trình UNESCO Youth-led Research.
Theo Hải Vân, danh hiệu thủ khoa sẽ góp phần tạo dựng uy tín và niềm tin của mọi người đối với cô nhưng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng sẽ giúp danh hiệu ấy tỏa sáng hơn. Nữ thủ khoa cũng quyết tâm sẽ theo đuổi ngành tâm lý một cách chỉn chu để sau này sẽ có thêm nhiều cống hiến cho xã hội.
GS Nguyễn Ngọc Châu 'bất ngờ' kiến nghị lên Hội đồng Giáo sư nhà nước Ngày 21/10, GS Nguyễn Ngọc Châu, người có kinh nghiệm thẩm định các công bố trong lĩnh vực khoa học sự sống (Sinh học, Y-Dược học), gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐGSNN), Thanh tra Bộ GD&ĐT thể hiện nghi ngờ của ông đối với 15 ứng viên thuộc HĐGS ngành Dược và ngành Y học. Cần câu...