Thời điểm vàng nên ăn khoai lang
Khoai lang tốt cho sức khỏe nhưng ăn khoai lang thế nào cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách ăn khoai có lợi cho sức khỏe nhất.
Ăn vừa phải
Khoai lang tuy tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là người có bệnh lý dạ dày. Theo lương y Trần Đăng Tài, Phó Chủ tịch Hội Đông y TX. Thái Hòa (Nghệ An), chất xơ và kali trong khoai lang có thể kích thích tiết dịch vị và tạo khí trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, khó chịu đường tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang có chứa nhiều đường dễ gây tăng nhiều dịch vị acid trong dạ dày.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác
Đối với người bệnh đái tháo đường, mặc dù ăn khoai lang có thể giúp duy trì ổn định đường trong máu nhưng chúng cũng chứa nhiều carbohydrate gây tăng đường trong máu khi ăn quá nhiều.
Vì vậy người bệnh nên kiểm soát lượng tiêu thụ. Nên chọn khoai lang trắng và kết hợp ăn khoai lang với một số loại rau không chứa tinh bột và một nguồn protein tốt để tạo nên một bữa ăn cân bằng và không làm đường trong máu tăng đột biến.
Theo BS. Doãn Thị Tường Vi – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Người bệnh đái tháo đường có thể giảm cơm, tăng tỷ lệ khoai lang trong giai đoạn ăn kiêng nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng. Những người thừa cân hoặc mắc bệnh tim nên giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu, 2 – 3 lần mỗi tuần.
Nên ăn khoai lang luộc, hấp
Một số nghiên cứu đã so sánh tác động của các phương pháp nấu ăn khác nhau đối với tính khả dụng sinh học của các hợp chất hoạt tính sinh học trong khoai lang và phát hiện ra rằng, luộc khoai lang giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm cho nó dễ hấp thụ hơn các phương pháp nấu ăn khác như chiên, nướng. Hấp khoai lang bảo quản nhiều hợp chất phenolic khác trong khoai lang hơn các phương pháp nấu ăn khác.
Thời điểm vàng nên ăn khoai lang
Ăn vào buổi sáng: Khoai lang cho bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho thân hình của bạn vì vừa ít calo hấp thụ vào cơ thể, lại tạo cảm giác no lâu mà không có cảm giác đói, nhuận tràng, tốt cho người táo bón. Bạn có thể ăn kèm khoai lang với sữa chua, sữa nguyên kem hoặc salad, rau xanh… để đảm bảo đủ năng lượng.
Video đang HOT
Ăn vào buổi trưa: Buổi trưa là thời gian tốt nhất mà bạn nên ăn khoai lang, vì khi đó canxi trong cơ thể có thể hấp thụ trong vòng 3 – 4 tiếng, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời giúp canxi hấp thụ tốt nhất.
Những ai không nên ăn khoai lang?
Những người liên quan đến bệnh thận: Khoai lang có chứa rất lớn chất xơ, kali và vitamin A. Sau khi ăn quá nhiều khoai lang thì sẽ dẫn đến thừa kali rất lớn trong cơ thể. Trong khi đó, những người có chức năng thận kém thì sự đào thải, dư thừa kali cũng kém. Vì thế số lượng kali tồn tại trong cơ thể con người vượt qua ngưỡng cho phép, sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp sức khỏe gây ra các bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Bệnh dạ dày: Chất xơ và kali trong khoai lang, có thể kích thích tiết dịch vị và tạo ra một lượng khí nhất định trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, gây ra khó chịu ở tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang có chứa nhiều chất đường và dễ gây ra tăng nhiều dịch vị axit trong dạ dày. Cho nên những có bệnh lý về viêm loét dạ dày, hành tá tràng cũng không nên ăn khoai lang.
Cách ăn khoai lang đúng và có lợi cho sức khỏe nhất
Ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn khoai lang vì đây là thực phẩm lành mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tốt cho tiêu hóa và duy trì đường huyết ổn định.
Tuy nhiên cách ăn như thế nào có lợi nhất thì nhiều người chưa chú ý.
1. Ăn khoai lang có tác dụng gì?
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm hàm lượng chất xơ cao cũng như vitamin A, C, E, K, các khoáng chất như magie, kali, canxi, sắt, đồng và các hợp chất thực vật beta-carotene, acid chlorogenic và anthocyanin.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong một củ khoai lang cỡ trung bình (khoảng 114 g) nướng nguyên vỏ chứa khoảng:
Lượng calo: 103
Tổng lượng carbohydrate: 23,6 g
Chất xơ: 3,8 g
Đường: 7,4 g
Tổng lượng chất béo: 0,2 g
Chất đạm: 2,3 g
Natri: 41 mg (2% giá trị hằng ngày - DV)
Vitamin A: 1.100 mcg (122% DV)
Mangan: 0,6 mg (26% DV)
Vitamin C: 22,3 mg (25% DV)
Đồng: 0,2 mg (22% DV)
Vitamin B6: 0,3 mg (18% DV)
Kali: 542 mg (12% DV)
Niacin: 1,7 mg (11% DV)
Thiamin: 0,1 mg (8% DV)
Magie: 30,8 mg (7% DV)
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Khoai lang chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp tăng khối lượng và làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
Cũng chính nhờ hàm lượng chất xơ nên ăn khoai lang giúp sẽ tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân tốt.
Khoai lang cũng là thực phẩm giàu carbohydrate và nhóm dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên carotenoid giúp ổn định lượng đường huyết và insulin. Chất xơ trong khoai lang giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ chậm chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu được duy trì ổn định, hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E và beta-carotene, giúp chống lại stress oxy hóa và tình trạng viêm trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, beta-carotene - sắc tố tạo nên màu sắc rực rỡ đặc trưng của khoai lang là chất chống oxy hóa mạnh có thể tăng cường miễn dịch, cải thiện thị lực và sức khỏe làn da.
Các loại khoai lang có ruột màu đậm có hoạt tính chống lại các gốc tự do mạnh hơn khoai lang trắng và khoai lang tím chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Chất chống oxy hóa anthocyanin trong khoai lang tím có tác dụng chống viêm rất tốt.
2. Cách ăn khoai lang có lợi cho sức khỏe nhất
Ăn vừa phải: Khoai lang tuy tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là người có bệnh lý dạ dày. Theo lương y Trần Đăng Tài, Phó Chủ tịch Hội Đông y TX. Thái Hòa (Nghệ An), chất xơ và kali trong khoai lang có thể kích thích tiết dịch vị và tạo khí trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, khó chịu đường tiêu hóa. Ngoài ra, khoai lang có chứa nhiều đường dễ gây tăng nhiều dịch vị acid trong dạ dày.
Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Đối với người bệnh đái tháo đường, mặc dù ăn khoai lang có thể giúp duy trì ổn định đường trong máu nhưng chúng cũng chứa nhiều carbohydrate gây tăng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Vì vậy người bệnh nên kiểm soát lượng tiêu thụ. Nên chọn khoai lang trắng và kết hợp ăn khoai lang với một số loại rau không chứa tinh bột và một nguồn protein tốt để tạo nên một bữa ăn cân bằng và không làm đường trong máu tăng đột biến.
Theo BS. Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Người bệnh đái tháo đường có thể giảm cơm, tăng tỷ lệ khoai lang trong giai đoạn ăn kiêng nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng. Những người thừa cân hoặc mắc bệnh tim nên giữ mức tiêu thụ ở mức tối thiểu, 2-3 lần mỗi tuần.
Khoai lang luộc, hấp giữ được nhiều hợp chất thực vật hơn.
Nên ăn khoai lang luộc, hấp: Một số nghiên cứu đã so sánh tác động của các phương pháp nấu ăn khác nhau đối với tính khả dụng sinh học của các hợp chất hoạt tính sinh học trong khoai lang và phát hiện ra rằng, luộc khoai lang giữ lại nhiều beta-carotene hơn và làm cho nó dễ hấp thụ hơn các phương pháp nấu ăn khác như chiên, nướng. Hấp khoai lang bảo quản nhiều hợp chất phenolic khác trong khoai lang hơn các phương pháp nấu ăn khác.
Lựa chọn các loại rau, củ mùa thu Mùa thu với lợi thế thời tiết mát mẻ nên có rất nhiều loại rau, củ thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Các loại rau cải Cải thìa (hay còn gọi là cải chíp) thuộc nhóm rau có giá trị dinh dưỡng cao, từ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Mặc dù cải thìa được trồng quanh năm nhưng đúng mùa nhất...