Thời Covid-19: Giáo dục đại học chuyển mình
Không còn Kỳ thi THPT quốc gia, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được các trường ĐH sử dụng xét tuyển. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế thời hậu Covid-19.
Tư vấn xét tuyển vào các khoa của Trường ĐH Hà Nội năm 2019.
Về lâu dài, để bảo đảm chất lượng nguồn tuyển các trường không thể mãi dựa vào kết quả của kỳ thi nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh cả nước.
Nghĩ về chất lượng
Năm 2020 không còn Kỳ thi THPT quốc gia, thay vào đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT , do các địa phương tổ chức để xét tốt nghiệp nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh cả nước. Quyết định này khiến nhiều trường ĐH tính đến tổ chức kỳ thi riêng nhằm bảo đảm chất lượng nguồn tuyển. Tuy nhiên, sau khi dư luận xã hội có những băn khoăn về việc tổ chức thi, nhiều trường ĐH thuộc tốp trên công bố bỏ thi riêng, quay trở lại dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Đến nay thì đại đa số các trường đều đồng ý lấy điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh, cùng với các phương thức xét tuyển từ học bạ và tuyển thẳng.
Thực tế cho thấy, nhiều ĐH tốp đầu – thường có những yêu cầu khắt khe về nguồn tuyển – nay đã quyết dịnh dừng tổ chức thi riêng. Như vậy không có lý do gì mà trường tốp giữa hay dưới, hoặc trường ngoài công lập lại tổ chức thi riêng. Nhiều chuyên gia nhận định, việc các trường ĐH xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là giải pháp tình thế. Các trường không thể tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng khi mà cả nước vừa trải qua những ngày giãn cách, học sinh dừng đến trường. Nếu tổ chức là làm khó thí sinh và người học. Thêm nữa, việc tổ chức tuyển sinh riêng cần có một lộ trình chuẩn bị về các điều kiện thực hiện chứ không chỉ ngày một ngày hai.
Bên cạnh đó, việc Bộ GD&DT giao cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT cũng hoàn toàn hợp lý. Giao cho địa phương nhưng Bộ vẫn chịu trách nhiệm chính trong vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và đồng hành tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Giờ đây các địa phương sẽ chủ động lên phương án tổ chức thi, chấm thi cho phù hợp với năng lực, không làm khó thí sinh, bảo đảm việc phân loại, đánh giá năng lực người học để các trường ĐH xét tuyển thuận lợi… Việc đồng hành tổ chức của Bộ GD&ĐT chính là làm sao để đề thi không quá khó, nhưng cũng bảo đảm độ phân hóa để các trường ĐH, CĐ thuận lợi khi xét tuyển.
Video đang HOT
Thời điểm này hàng năm là hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra tấp nập.
Động lực từ… Covid-19
Khác với giáo dục phổ thông là truyền dạy kiến thức, ĐH là nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu với sự hỗ trợ của thầy cô, đặc biệt hình thức học theo tín chỉ là ưu điểm của bậc học này. Tuy nhiên, Covid-19 đã cho thấy những hạn chế của nhiều trường, không ít ý kiến cho rằng, có trường hình thức học tập lâu nay vẫn là vỏ tín chỉ ruột niên chế. Sinh viên hoàn toàn không được lựa chọn môn học, người dạy theo cách thức tổ chức học tập tín chỉ. Những hạn chế trên lại càng bộc lộ khi các trường triển khai dạy học online, nào là hệ thống thiết bị cơ sở hạ tầng chưa thích ứng, giảng viên chưa sẵn sàng, năng lực tự học của sinh viên chưa tốt, hệ thống giáo trình tư liệu phục vụ học tập chưa đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, GDĐH trên đà hội nhập, đúng ra các trường ĐH phải hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ có kết nối tốt với người học, giảng viên và sinh viên không thể xa lạ với những giờ lên lớp, những buổi seminar trực tuyến. Hệ thống học liệu mở phải có và ít nhiều phải đáp ứng nhu cầu học khai thác online của người học. Tính tự học và nghiên cứu trong sinh viên phải là thuộc tính trong học tập. Hội tụ đủ những yếu tố đó, chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi triển khai dạy học trực tuyến lúc cần thiết. Thế nên đã đến lúc phải đổi thay, một trường ĐH, không thể có chuyện giảng viên và sinh viên thiếu năng lực học tập và nghiên cứu trực tuyến. Muốn như vậy, cần phải có một lộ trình, ĐH thông minh phải là động lực hướng đến cho sự phát triển.
Tuyển sinh, đào tạo ĐH thời hậu Covid-19 và bài toán chất lượng đang được đặt ra. Việc xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay là điều chấp nhận được, nhưng những năm sau thì sao? Với những trường tốp đầu, có lẽ sẽ không thể tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như năm nay được. Còn các trường tốp giữa, lựa chọn cách thức tuyển sinh thế nào để giữ uy tín với xã hội về nguồn tuyển là điều cần tính đến. Với các trường ngoài công lập hay tốp dưới, thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh không có nghĩa là điểm thế nào cũng tuyển được vì như vậy xã hội và người học sẽ sớm quay lưng lại với trường. Khi các trường thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm với người học và xã hội là việc cần, trong đó tuyển sinh và đào tạo chất lượng là trách nhiệm của các nhà trường để bảo đảm quyền lợi của người học.
Học phí ĐH công lập sẽ ngang ngửa tư thục?
Học phí nhiều trường đại học công lập tự chủ sẽ ở mức rất cao trong năm học 2020 - 2021, dẫn tới sự chênh lệch học phí công - tư trong giáo dục đại học sẽ không còn nhiều.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH
Trường công: Cao nhất gần 90 triệu đồng/năm!
Một trong những thông tin các trường đại học (ĐH) bắt buộc phải công khai trong đề án tuyển sinh là mức học phí (HP) dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa mới năm 2020. Theo đó, HP ở các trường công lập đang có các mức thu khác nhau tùy theo loại hình trường và các chương trình đào tạo.
Với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, HP được thực hiện theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH 2018. Mức trần HP cho trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng năm học 2020 - 2021 từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Hiện vẫn nhiều trường công bố sẽ thu HP theo mức này như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành ngoài sư phạm)...
Tuy nhiên, ngay trong các trường công chưa thực hiện tự chủ cũng có nhiều mức thu khác nhau tùy chương trình đào tạo. Chẳng hạn, HP năm 2019 - 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có sự chênh lệch nhiều giữa các chương trình đào tạo. Trong khi chương trình chính quy chuẩn thu trên 4,4 triệu đồng/học kỳ thì chương trình chất lượng cao gấp 4 lần, chương trình chính quy quốc tế song bằng gấp 5 đến gần 10 lần tùy giai đoạn.
Đáng chú ý là HP tăng mạnh ở nhiều trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đáp ứng điều kiện tự chủ theo luật mới. Các trường tự chủ này xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến mức thu từ 30 - 70 triệu đồng/năm tùy khối ngành cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố HP năm nay từ 60 - 88 triệu đồng/năm (khoa hiện chỉ đào tạo các chương trình chất lượng cao).
Ngoài những trường bắt đầu thực hiện tự chủ trong năm nay tăng HP, ở hơn 20 trường ĐH đã thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ từ nhiều năm trước cũng thu HP cao. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP ĐH hệ đại trà từ 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm. Riêng ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn HP, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến HP sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng HP tối đa từng năm 10%.
Nhiều trường ĐH công lập khác cũng đang thực hiện thu HP theo loại hình trường tự chủ như: Công nghiệp TP.HCM, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế quốc dân...
Trường tư: Trên 30 đến hàng trăm triệu đồng/năm
Theo thông tin HP của các trường tư thục, nhiều ngành HP được thu ở mức cao lên tới trên trăm triệu đồng/năm học.
Theo công bố trên website Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, năm học 2020 sinh viên mới nhập học có HP trung bình ngành cao nhất là răng - hàm - mặt 165 triệu đồng/năm (chương trình cử nhân). Với chương trình tiếng Anh, ngành răng - hàm - mặt thu 198 triệu đồng/năm, ngành y khoa 165 triệu đồng/năm...
Tương tự, Trường ĐH Tân Tạo thu 150 triệu đồng HP ngành y khoa và không tăng trong 6 năm đào tạo; các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM HP ngành dược 40 - 45 triệu đồng/năm. Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, năm 2019 thu trên 47 - 54 triệu đồng/năm học với chương trình giảng dạy tiếng Việt và trên 122 - 133 triệu đồng/năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tùy ngành.
Nếu trước đây HP các trường ĐH công lập thấp so với các trường tư thục, thì nay mức thu của nhiều trường tư thục cũng chỉ ngang ngửa trường công lập tự chủ hoặc chương trình chất lượng cao.
Trong đề án tuyển sinh 2020, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức HP bình quân 30 triệu đồng/học kỳ, sinh viên sẽ học trong 8 học kỳ. Trường ĐH Văn Lang cũng công bố mức HP dự kiến khóa sinh viên nhập học năm 2020 từ 17 - 22 triệu đồng/học kỳ tùy ngành. Trường ĐH Hoa Sen công bố trên website HP học kỳ 1 áp dụng cho bậc ĐH hệ chính quy năm 2020 dao động từ gần 26 - trên 39 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành...
Học phí đang... chờ tăng
Theo PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định trong cuộc họp hội đồng vào tháng 7 tới. Nếu thực hiện, HP mới chỉ áp dụng với sinh viên khóa 2020. "Khi thực hiện đề án tự chủ trường sẽ không còn nhận tiền ngân sách nhà nước 12 tỉ đồng/năm. Trong khi với mức HP đại trà 20 triệu đồng/năm, nguồn thu HP chỉ tăng hơn chưa tới 4 tỉ đồng so với trước đó. Dù vậy, trường vẫn xác định lộ trình tăng HP từng bước để phù hợp với người học", ông Lung cho hay.
Chuẩn đầu ra đại học: Không thể đáp ứng trong "một sớm, một chiều" Lâu nay, sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vẫn là câu chuyện dài. Năm học tới, giáo dục đại học bước vào giai đoạn tự chủ cùng với việc nâng học phí khá cao, đặc biệt ở khối ngành Y Dược, buộc thí sinh phải có lựa chọn kỹ lưỡng. Và chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu công...