Thoát quán tính giảm, VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.000 điểm?
VCSC cho rằng quán tính giảm điểm xuất phát từ phiên cuối tuần này có thể tiếp tục được duy trì trong phiên đầu tuần tới. Nếu lực cầu được duy trì ổn định, VN-Index có thể sẽ ghi nhận một nhịp tăng mới lên quanh mốc 1.000 điểm.
Thoát quán tính giảm, VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.000 điểm?
Kết thúc phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại 975,4 điểm (giảm 3,23 điểm, tương đương 0,33%). HNX-Index giảm nhẹ hơn (0,15%), đóng cửa tại 105,86 điểm. Thanh khoản có sự gia tăng nhẹ. Số cổ phiếu giảm điểm chiếm ưu thế rõ ràng so với số cổ phiếu tăng điểm.
Áp lực bán mạnh nhất ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Có tới 22/30 cổ phiếu trong rổ VN30 giảm điểm khiến chỉ số VN30-Index đánh mất 0,41%. Trong khi đó VNMID-Index và VNSML- Index khả quan hơn với mức giảm lần lượt 0,18% và 0,13%.
Nhóm cổ phiếu lớn giảm điểm đáng chú ý nhất là ROS (-2,4%), EIB (-1,9%), CII (-1,8%), VRE (-1,5%), TCB (-1,4%), MSN (-1,2%), VNM (-1%) … Phía tăng điểm là CTD ( 2,1%), HPG ( 1,6%), SAB ( 1%)…
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng, khi họ mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp trên sàn HoSE với giá trị 331 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào PLX ( 188 tỷ), VCB ( 32,5 tỷ), VRE ( 24,3 tỷ), BMP ( 22,4 tỷ)…
Video đang HOT
Theo nhìn nhận của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), áp lực chốt lời là tương đối lớn, nhất là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn duy trì được phong độ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh.
“Xu hướng này đã kéo dài khá lâu và chưa có dấu hiệu kết thúc”, VDSC lưu ý.
Theo quan điểm kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho hay mặc dù VN-Index ghi nhận phiên giảm điểm trở lại nhưng khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền đang ở lại thị trường.
“Không những vậy, xu hướng chính của chỉ số có thể vẫn là phục hồi, khi chỉ số đang duy trì đóng cửa trên hầu hết các đường MA quan trọng từ MA5 tới MA200, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng chính bền vững hơn”, PHS cho biết.
Thêm vào đó, theo PHS, các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD và RSI đang đi lên tích cực, cho thấy chỉ số có thể sớm quay trở lại tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 990- 992 điểm (vùng đỉnh cũ tháng 5/2019).
“Nhìn chung, phiên giảm điểm 12/7 có thể chỉ mang tính kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi của thị trường bền vững hơn. Do đó, nhà đầu tư tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để gia tăng thêm một phần nhỏ tỷ trọng danh mục vào các cổ phiếu có cơ bản tốt và kỳ vọng báo cáo quý II/2019 khả quan”, PHS khuyến nghị.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) thì đánh giá rằng với việc đóng cửa trên MA100 tại 974 điểm, phiên cuối tuần có thể coi là phiên củng cố tương đối thành công đối với VN-Index. Tuy vậy, quán tính giảm điểm có thể sẽ tiếp tục được duy trì trong phiên đầu tuần tới, ít nhất là ở phiên buổi sáng để VN-Index kiểm định lại lực cầu tại khu vực hỗ trợ 973-974 điểm.
“Nếu lực cầu được duy trì ổn định tại đây, chỉ số sàn HoSE có thể sẽ hồi phục trở lại về phía cuối phiên và thúc đẩy một nhịp tăng mới lên quanh mốc 1.000 điểm sau đó. Vì vậy, các vị thế mua thăm dò tiếp tục được chúng tôi khuyến nghị”, VCSC cho hay.
Ở một góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo VN-Index tuần tới sẽ gặp áp lực đáng kể từ vùng kháng cự 980-987 điểm. Thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn về vùng hỗ trợ 965-970 điểm trong một vài phiên trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm ngắn hạn.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán chiều 3/7: Tiền trở lại với CTG, VHM tăng điểm phiên thứ 4
VN-Index có thêm nhịp rung lắc thứ 2 trong phiên chiều và đã dần cân bằng trở lại. Nếu như nhóm dẫn dắt quyết liệt hơn thì rất có thể chỉ số còn có thể tăng điểm thay vì đóng cửa tại 960,39 điểm (-0,17%).
Dù sao cũng cần phải khen ngợi những nỗ lực của 2 cổ phiếu hàng đầu là VHM ( 1,11%) và CTG ( 1,2%). VHM đã đóng cửa ở mức giá cao nhất trong phiên trong khi CTG cũng tỏ ra tích cực hơn so với phiên sáng. Cùng với đó, cả 2 đều đã thu hút được tiền trở lại, giao dịch lần lượt 124 tỷ đồng và 85 tỷ đồng.
Nhìn chung, các tín hiệu này có thể giúp nhà đầu tư quan tâm hơn tới thị trường nhưng vẫn chưa thể đảm bảo VN-Index sẽ có thể tăng trở lại.
Dòng tiền hiện vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao độ. Thanh khoản đạt 136,59 triệu đơn vị, tương đương 3.461 tỷ đồng trong đó thỏa thuận 917 tỷ đồng và từ giao dịch khớp lệnh 268 tỷ đồng của ROS. Bên cạnh ROS, thị trường cũng chỉ còn lại một mã là HPG (-1,99%) đạt giao dịch trên 100 tỷ đồng do bị ảnh hưởng giao dịch bán ra của khối ngoại.
Với các cổ phiếu vốn hóa thấp, một vài mã đã cố gắng thoát ly ảnh hưởng của nhóm Bluechip như REE ( 2,64%), LMH ( 6,9%), SJF ( 6,86%), CVT ( 3,77%), FCN ( 2,09%) nhưng cũng chưa thành được hiệu ứng lớn do tâm lý chung tiếp tục thận trọng.
Tại HNX, vẫn chỉ có VCS ( 8,02%) duy trì được được sự tích cực nhờ hiệu ứng thông tin kết quả kinh doanh. Ngay cả các mã vốn hóa nhỏ hơn tại sàn cũng chưa thể so sánh được về mức tăng như L14 ( 5,83%), HAD ( 6,6%).
Trong khi đó, các mã lớn tại sàn chủ yếu vẫn còn giằng co như PVS (-1,3%), ACB (-0,35%), TNG ( 1,85%). Chỉ số HNX-Index đóng phiên tăng 0,2% lên 103,67 điểm. Thanh khoản đạt 19,6 triệu đơn vị, tương đương 343 tỷ đồng.
So với 2 sàn lớn, UPCoM-Index gây bất ngờ khi tăng còn tốt hơn, 0,6% lên 55,29 điểm. Một số cổ phiếu lớn tại sàn như VIB ( 3%), MPC ( 1,4%), QNS ( 2,3%), VEA ( 2,3%) đã có được sự tăng giá khá đồng đều. Thanh khoản sàn đạt 9,76 triệu đơn vị, tương đương 206,47 tỷ đồng.
Theo bizlive.vn
Chứng khoán chiều 21/6: Giao dịch của ETF đợt ATC kìm VN-Index Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng khoảng 352 tỷ đồng trên HOSE, trong đó 2 mã bị bán ròng ra mạnh nhất là DPM (-1,84%) và STB (-0,43%) với giá trị ròng lần lượt 90 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Đây đều là 2 cổ phiếu bị quỹ ETF V.N.M phải bán ra hết trong kỳ cơ cấu lần này...