Thoát ly văn mẫu: Giáo viên cần không ngừng khơi gợi sáng tạo
Để văn mẫu không làm thui chột sự sáng tạo của học sinh, nhiều giáo viên đã không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khơi dậy sự sáng tạo của trò.
Cô Cao Thị Phương Thảo luôn tìm tòi các phương pháp để khơi gợi sự sáng tạo của học sinh.
Giúp trò phát triển tư duy
Cô Cao Thị Phương Thảo, Trường Tiểu học Tam Bình (TP Thủ Đức, TPHCM) chia sẻ, văn mẫu bản chất là sản phẩm tư duy của người lớn. Vì vậy việc học sinh phụ thuộc vào văn mẫu sẽ dẫn đến hạn chế phát triển khả năng ngôn ngữ, óc tư duy phán đoán và cả sự sáng tạo. Đôi lúc đọc văn mẫu, các em tự tạo áp lực cho bản thân phải viết được như người lớn. Điều này vô tình làm thui chột thế giới tưởng tượng của học sinh.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên dạy học theo kiểu đọc chép, học sinh làm bài theo văn mẫu sẽ để lại tác hại dễ nhìn thấy như: Học sinh không biết cách đặt và dùng câu, không hình dung được đoạn văn viết thế nào, vốn từ ít,… Chính từ sự hạn chế ngôn ngữ mà việc tư duy sáng tạo trong học tập của học sinh sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Để học sinh tăng khả năng tư duy, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, cô Thảo và các giáo viên trong trường luôn trao đổi để có những giải pháp khắc phục triệt để nạn lạm dụng văn mẫu.
Bởi theo cô Thảo chia sẻ, nếu từ lớp 1, chúng ta cho học sinh biết phát triển các câu nói đơn giản, sẽ giúp các em phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp ngay từ ban đầu, tạo tiền đề cho các em trong các lớp học tiếp theo. Nếu học và phụ thuộc văn mẫu hoàn toàn, học sinh sẽ bị cuốn theo tư duy người khác, không phát triển được tư duy, phương pháp, cách làm bài của riêng mình.
Video đang HOT
“Phương pháp mà tôi và các đồng nghiệp trong trường thường sử dụng là ngay từ khi học sinh bước vào bậc tiểu học chúng tôi luôn chủ động khơi gợi cho học sinh từ những câu đơn giản. Đồng thời từ đó, học sinh thêm bớt thành câu tròn nghĩa và trôi chảy hơn cả trong văn nói và văn viết. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh quan sát tranh và kể thành một câu chuyện. Mỗi học sinh sẽ kể thành những câu chuyện khác nhau, từ đó giúp các em phát triển tư duy của mình, tạo cho học sinh sự tự tin khi giao tiếp”, cô Thảo cho hay.
TÍch cực đổi mới phương pháp
Còn theo cô Nguyễn Thị Mai Liên, giáo viên dạy văn Trường THCS Lương Định Của (TP Thủ Đức, TPHCM), văn mẫu bản chất là một con dao hai lưỡi, nên không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu khai thác đúng, học sinh biết học hỏi cách triển khai ý, cách dùng từ, cách tư duy thì đây là một kênh học tập hiệu quả.
Giờ học Ngữ văn của học sinh trường THCS Lương Định Của.
“Việc học sinh lạm dụng văn mẫu đôi lúc đến từ sự tự ti, từ yêu cầu cao của phụ huynh mong muốn con đạt điểm số tốt. Điều này dẫn đến hậu quả lười tư duy. Khi gặp một đề văn mới lạ, ngay lập tức trong đầu các em nghĩ đến việc “cầu cứu” văn mẫu mà bỏ qua khả năng viết của bản thân. Ngoài một số em được coi là có “tố chất” văn học thì phần lớn học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt bằng cách viết. Vậy nên khi không có văn mẫu bên cạnh, các em chấp nhận “thất bại” với yêu cầu của đề bài”, cô Liên bày tỏ.
Phương pháp mà cô Liên thường sử dụng để tránh tình trạng học sinh học tủ, sau một bài học, cô sẽ yêu cầu học sinh trình bày miệng, sau đó ghi vào giấy một vài ý cảm nhận về bài học. Với một bài tập làm văn dài, cô Liên sẽ chia nhỏ các ý, yêu cầu học sinh viết tách biệt từng đoạn.
“Có một sự thật là khi yêu cầu viết từng đoạn, bỏ qua một bên yêu cầu hoàn chỉnh bài tập làm văn, học sinh viết rất tốt, đôi lúc vượt sự mong đợi của giáo viên”, cô Liên cho biết.
“Dĩ nhiên vẫn sẽ có trường hợp học sinh khó khăn trong diễn đạt, lúc ấy tôi thường chụp lại đoạn văn của các em, trình chiếu lên màn hình. Sau đó sẽ trao đổi để hiểu các em muốn diễn đạt như thế nào với các câu có vấn đề trong đoạn văn. Thông qua việc diễn đạt miệng của học sinh tôi sẽ giúp các em điều chỉnh lại câu sao cho vừa đúng văn phạm, vừa đúng ý của các em.
Việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian nên thông thường tôi sẽ luân phiên trình chiếu bài của từng bạn. Sẽ có cả những bài học sinh viết tốt, từ đó các bạn viết yếu hơn cũng có thể tham khảo thêm bài của bạn mà không cần tìm đến văn mẫu. Sau khi viết từng đoạn, tôi hướng dẫn học sinh cách ráp các đoạn bằng cách thêm các câu chuyển ý để nối”, cô Liên chia sẻ.
“Để giúp học sinh có thể tự tin viết bài, tránh phụ thuộc học tủ, sử dụng văn mẫu, đôi lúc giáo viên phải chấp nhận cách diễn đạt có phần ngô nghê của học sinh. Chấp nhận không phải thỏa hiệp mà để học sinh cảm nhận mình được thông cảm, được trao cơ hội trình bày cách hiểu, cách tư duy của mình. Trên cơ sở học sinh phát huy khả năng ngôn ngữ, giáo viên sẽ điều chỉnh cho phù hợp hơn. Việc ghi nhận và tuyên dương sự tiến bộ của học sinh qua từng bài viết cũng tạo động lực để các em tự tin viết bài, dần dần buông bỏ các bài văn mẫu”, cô Liên cho hay.
Huyện Triệu Sơn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và Nhân dân, chất lượng GD&ĐT của huyện Triệu Sơn từng bước được nâng cao.
Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, đội ngũ giáo viên tích cực trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu học tập của các em học sinh (HS), góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của huyện đổi mới căn bản, toàn diện.
Cô và trò Trường THCS Triệu Thị Trinh trong giờ học.
Trường THCS Triệu Thị Trinh (thị trấn Triệu Sơn) là một trong những đơn vị tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Hằng năm, nhà trường đã chủ động xây dựng, triển khai nhiệm vụ năm học có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, lấy HS làm trung tâm thúc đẩy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. Thầy giáo Lê Nhật Quỳnh, Hiệu trưởng THCS Triệu Thị Trinh, cho biết: Nhà trường luôn tích cực thực hiện các phong trào thi đua của ngành; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên (GV) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, nhà trường duy trì việc khảo sát, phân loại đối tượng HS, có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu ở tất cả các khối lớp. Giao GV chủ nhiệm chủ động nắm bắt tình hình học tập của các em, lên kế hoạch giúp đỡ các em HS còn yếu. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được khẳng định. Học kỳ 1 năm học 2021-2022, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi chiếm 72,8% trong tổng số HS toàn trường; tỷ lệ HS xếp loại rèn luyện khá, tốt đạt 100%, trong đó loại tốt chiếm 92,5%. Thi HS giỏi các môn văn hóa, nhà trường có 5 HS đạt giải cấp tỉnh; 32 HS đạt giải cấp huyện.
Không chỉ riêng Trường THCS Triệu Thị Trinh mà tất cả các trường trên địa bàn huyện đều chú trọng đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ huy động HS ra lớp trong độ tuổi ở các cấp học tăng; chất lượng giáo dục toàn diện, tỷ lệ HS xếp loại khá, giỏi về học lực tăng. Cụ thể, trong năm học 2021-2022, ngành giáo dục huyện gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào. Ở bậc THCS tỷ lệ HS khá, giỏi đạt 47%; tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá, tốt đạt 99,1%; tỷ lệ HS tiểu học được đánh giá hoàn thành tốt môn học đạt 42,59%, HS có năng lực tốt đạt 50,3%; HS có phẩm chất năng lực tốt đạt 54,58% Chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước chuyển mạnh mẽ. Tại kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp huyện, có 335 em đạt giải (chiếm 56,2% số em tham gia thi). Tại kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh, có 66 em đạt giải (chiếm 73,33% số em tham gia thi), tăng 9 em so với năm học 2020-2021; xếp thứ 7 toàn tỉnh và duy trì thành tích nhiều năm đứng tốp 5 - 7 của tỉnh về kết quả thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 9. Các trường đạt thành tích cao trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh như, THCS Hợp Thành, THCS Triệu Thị Trinh.
Điểm nổi bật của ngành GD&ĐT huyện Triệu Sơn đó là tất cả các trường, đặc biệt là trường THCS đều chú trọng đào tạo HS giỏi. Từ đó tạo nền tảng cho chất lượng giáo dục bậc THPT. Để có được kết quả đó, hàng năm ngành GD&ĐT huyện Triệu Sơn đã xây dựng và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chất lượng dạy học, giáo dục; tuyên truyền, huy động cộng đồng tham gia xây dựng, phát triển nhà trường; thực hiện tốt phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT huyện luôn quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp, như đẩy mạnh phong trào thi đua, đổi mới phương pháp dạy và học, chấn chỉnh nền nếp, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học. Trong đó, bậc mầm non tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung phù hợp với từng chủ đề, từng độ tuổi, duy trì thực hiện các chuyên đề như: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi, giáo dục thẩm mỹ, kỹ năng sống, phát triển vận động cho trẻ.
Đối với cấp tiểu học và THCS, các nhà trường đã tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ phương pháp giảng dạy của GV theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường. Chú trọng tổ chức các đợt thao giảng, dự giờ để đánh giá và nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Tăng cường giáo dục đạo đức, phẩm chất và tư vấn tâm lý HS; bồi dưỡng kỹ năng sống; tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục; sắp xếp điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, GV đúng quy trình; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên tham gia đào tạo nâng chuẩn, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, toàn ngành có 92,73% cán bộ, giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Cùng với việc quan tâm chất lượng đội ngũ GV, ngành GD&ĐT huyện Triệu Sơn cũng triển khai hiệu quả chủ trương kiên cố hóa trường lớp, xã hội hóa và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, huyện hiện đã có 100/101 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố, nhà cao tầng đạt 88,92%.
Ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, GV và HS trong dạy và học, có được sự thay đổi tích cực đó là nhờ sự quan tâm sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân trong huyện. Đặc biệt, Huyện ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định và cơ chế để ngành GD&ĐT phát triển bền vững.
Trao đổi về việc nâng cao chất lượng GD&ĐT trong thời gian tới, ông Nguyễn Chí Quang, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Triệu Sơn, cho biết: Ngành GD&ĐT tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp; đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV, nhất là đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn với những việc làm thiết thực, hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ đó, góp phần rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, GV, nhân viên và HS tại mỗi trường học.
Cầm tay nắn nót yêu thương, việc mỗi ngày của những cô giáo dạy học trò vùng khó Mong muốn học sinh sẽ có cuộc sống ấm no và thoát khỏi đói nghèo, giáo viên vùng khó luôn tìm tòi, học hỏi để thay đổi phương pháp giảng dạy. Đồng thời, dành tình yêu thương của mình để giữ chân trò đến lớp. Cô Y Sô Lai dạy học bằng tình thương. Vượt mọi khó khăn Những ngày cuối năm, chúng...