Thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh phổ biến ở lứa tuổi trung niên và người già trong xã hội hiện đại.
Bệnh cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi do những nguyên nhân như chấn thương gối, béo phì hoặc khớp biến dạng bẩm sinh.
Triệu chứng khiến người bệnh than phiền đầu tiên là đau khớp gối với tính chất cơ học, đau tăng khi vận động đặc biệt với động tác ngồi xổm hoặc khoanh chân. Tuy nhiên, ở những giai đoạn muộn có thể triệu chứng đau xuất hiện cả khi nghỉ, có dấu hiệu sưng tại khớp do phản ứng viêm. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong hoặc bờ ngoài xương chày.
Nhiều bệnh nhân than phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân ngỗng, ấn vào đây khiến bệnh nhân đau chói. Muộn hơn gây cứng khớp, hạn chế vận động, lệch trục khớp ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt của người bệnh, chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Video đang HOT
Thoái hóa khớp dẫn trở thành bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như khả năng lao động của người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng và điều trị bệnh sớm thì có thể giảm thiểu được những tác hại do bệnh gây ra.
Để phòng và hạn chế thoái hóa khớp, thì ngay ở lứa tuổi ngoài 40, chúng ta cần phải tạo cho mình thói quen tập thế dục đều đặn, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để tránh béo phì (quá nặng cân dễ thoái hóa khớp gối) hoặc bị tiểu đường do thoái hóa khớp rất thường gặp, dễ xảy ra nặng ở những người bệnh này.
Một số hoạt động gây thoái hóa khớp sớm như khuân vác nặng, sử dụng giày hoặc dép cao gót… Đối với những người bị dạng bất thường của khớp cần được điều chỉnh sớm bằng nội và ngoại khoa để tránh tình trạng quá tải của khớp.
Như vậy, thoái hóa khớp không phải là bệnh “nan y”. Một khi chúng ta biết cách phòng bệnh ngay từ lúc trẻ hoặc phát hiện sớm triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị hợp lý thì nỗi lo bệnh tiến triển nặng sẽ không còn.
Cách nhìn mới về béo phì: Cải thiện sức khỏe thay vì chỉ giảm cân
Nếu lượng mỡ trên cơ thể không ảnh hưởng đến sức khỏe thì bất chấp cân nặng và kích thước cơ thể của bạn 'vượt chuẩn' bao nhiêu, bạn cũng chỉ là người sỡ hữu thân hình to lớn, nhiều mỡ thừa chứ không phải là béo phì.
Mô hình tiếp cận béo phì đã thay đổi: tập trung vào việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân thay vì chỉ giảm cân. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo truyền thống, béo phì được định nghĩa là khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Nhưng hướng dẫn mới về bệnh béo phì được đưa ra bởi Obesity Canada và Canadian Association of Bariatric Physicians mô tả béo phì là một bệnh mạn tính phức tạp, không thể giải quyết đơn giản bằng cách ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn.
"Nó không phải là về lượng mỡ trong cơ thể, lượng mỡ nằm ở đâu trong cơ thể. Nó chỉ là một câu hỏi rất đơn giản là: Mỡ cơ thể hay mỡ thừa trên cơ thể của người này có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? Nếu có, bị béo phì. Nếu không, họ chỉ có một thân hình to lớn với nhiều mỡ trong cơ thể mà thôi", canadanewsmedia dẫn lời Arya Sharma, giám đốc khoa học của Obesity Canada.
Các hướng dẫn, được tóm tắt trong một bài báo công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada vào hôm 4.8, phản ánh sự thay đổi mô hình trong tiếp cận béo phì, tập trung vào việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân thay vì chỉ giảm cân.
Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe coi béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với nhiều tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ngưng thở khi ngủ. Những điều này vẫn đúng. Nhưng những năm gần đây, ngày càng nhiều chuyên gia nhận ra, chính béo phì cũng là một bệnh mạn tính. Nguyên nhân béo phì do yếu tố di truyền, chuyển hóa, hành vi và môi trường, theo canadanewsmedia.
Những điều nói trên có ý nghĩa trong cách các bác sĩ đánh giá, điều trị và quản lý béo phì. Bệnh nhân vẫn nên được đo cân nặng, chiều cao, chu vi vòng eo và BMI nhưng các bác sĩ nên đào sâu hơn để xác định nguyên nhân gốc của việc tăng cân.
Nhóm nghiên cứu đề nghị thực hiện các phép đo bổ sung chẳng hạn như huyết áp, đường huyết lúc đói và bảng lipid, cũng như xét nghiệm khác tùy thuộc vào phán đoán lâm sàng của bác sĩ. Ngoài việc quản lý dinh dưỡng và hoạt động thể chất, bệnh nhân béo phì nên được kết hợp can thiệp tâm lý và hành vi chẳng hạn như liệu pháp nhận thức, cũng như thuốc men và phẫu thuật.
Các hướng dẫn mới của Canada cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết sự định kiến và phân biệt đối xử đối với các cá nhân do cân nặng của họ. Quan niệm sai lầm rằng những người mắc bệnh béo phì thiếu ý chí hoặc động lực, vẫn tồn tại trong giới chuyên gia chăm sóc sức khỏe và chính bệnh nhân, có thể là rào cản đối với việc điều trị hiệu quả, theo canadanewsmedia.
Vóc dáng tràn đầy sức sống với các bài tập cho tuổi trung niên Theo Ken Fox, Giáo sư Đại học Bristol, ở tuổi trung niên, khối lượng cơ trong cơ thể bạn bắt đầu giảm đi, thay vào đó là các chất béo tích tụ bắt đầu tích tụ. Điều này có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim, đột quỵ... Để tránh gặp phải những bệnh trên, hãy luyện tập...