Thợ trẻ giỏi năm 2020: Chàng trai không bỏ cuộc
Đang là sinh viên ĐHQG Hà Nội, Nguyễn Văn Hưng (SN 1997) quyết định bỏ ngang đi học nghề với một quyết tâm đi thi tay nghề thế giới và đã nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc môn cơ điện tử.
Nguyễn Văn Hưng tại Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 năm 2019, tại Nga. Ảnh: NVCC
Bỏ ngang đại học để học nghề
Thi đỗ vào khoa Công nghệ thông tin, ĐHQG Hà Nội, học được gần 1 kỳ, Nguyễn Văn Hưng nhận thấy bản thân không phù hợp với môi trường học này. Hưng tìm hiểu thông tin học nghề và quyết định thi vào trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, nghề Cơ điện tử.
“Quyết định đó khiến mẹ không vui, nhưng may mắn bố tôi ủng hộ. Khi bước vào trường nghề, tôi tìm thấy được sự hứng khởi, đam mê khi không phải triền miên học lý thuyết mà được trực tiếp làm việc với máy móc, thiết bị, được sáng tạo các sản phẩm mình thích”, Hưng nói.
Nghề cơ điện tử là một nghề khó, đòi hỏi kiến thức tổng hợp của cơ khí, điện tử và điện công nghiệp. Để học tốt môn học, Hưng phải mày mò tìm tài liệu học hỏi thêm để thành thạo cả 3 lĩnh vực này. Thiết bị, máy móc ở trường hoàn toàn được nhập khẩu từ Đức, để học được bắt buộc sinh viên phải biết ngoại ngữ. Để giỏi ngoại ngữ, Hưng đăng ký học thêm ở trung tâm tiếng Anh, cuối tuần lóc cóc đạp xe lên Bờ Hồ bắt chuyện với Tây nói chuyện để rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ.
Video đang HOT
Những ngày đầu vào trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Hưng ấn tượng với một anh khóa trên, từng đoạt Huy chương Bạc cuộc thi tay nghề ASEAN. “Tôi rất ngưỡng mộ anh ấy. Tôi nói với mọi người: Tôi sẽ đi thi tay nghề thế giới. Lúc đó, mới chỉ mới sinh viên năm nhất chưa có gì trong tay nên mọi người cho rằng tôi khoác lác và nhìn mình bằng ánh mắt không mấy thiện cảm”, Hưng kể.
Nói là làm, cậu âm thầm nỗ lực, phấn đấu từng ngày, khẳng định năng lực bản thân. Hưng tham gia cuộc thi Robocon từ cấp trường đến thành phố rồi cấp quốc gia. Thành công từ Robocon, Hưng được thầy giáo gọi vào đội tuyển tay nghề quốc gia và xuất sắc đoạt Huy chương Bạc. Cũng từ đây giấc mơ được tham gia thi tay nghề thế giới của Hưng trở thành hiện thực…
Vượt qua stress
Để tranh tài tại cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 45, tại Nga, năm 2019, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hưng trải qua 1 năm ôn thi đầy khắc nghiệt tại Hàn Quốc. Hưng kể, ngay ngày đầu tiên sang Hàn Quốc, Hưng được dẫn đi tham quan 5 vòng tại nhà máy Sam Sung, nơi anh sẽ học, ôn thi và phải ghi nhớ tất cả mật khẩu ra vào.
Suốt 1 năm ròng rã, lịch học của Hưng hôm nào cũng từ 8 giờ sáng đến khoảng 11 giờ đêm. Nhiều hôm gặp bài khó, cậu thức đến 2,3 giờ sáng ở phòng thực hành để hoàn thiện sản phẩm. “Theo lịch học mỗi tuần được nghỉ ngày Chủ nhật nhưng thực tế tôi chả nghỉ ngày nào. Ngày nghỉ chúng tôi vẫn lên công ty vào phòng thực hành để ôn luyện tay nghề sao cho nhuần nhuyễn nhất”, Hưng chia sẻ.
Giáo viên hướng dẫn của Hưng luôn đề cao sự chủ động, sáng tạo của mỗi thí sinh. Vì thế, mỗi buổi học cậu phải tự lên kế hoạch, tự ra đề bài và tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình học gặp vướng mắc gì thầy sẽ hỗ trợ giải đáp. Mỗi tháng, Hưng và các thành viên trong đội tuyển làm 1 bài kiểm tra định kỳ cập nhật công nghệ mới. Từ bài kiểm tra định kỳ thầy giáo làm bảng đánh giá năng lực của thí sinh gửi về Việt Nam theo dõi.
Bên cạnh áp lực học hành, Hưng cũng phải tự nỗ lực vượt qua rào cản ngôn ngữ, thay đổi về thời tiết cũng như ẩm thực, đặc biệt là nỗi nhớ nhà. Tết năm 2018 là tết đầu tiên trong đời Hưng phải xa nhà tại Hàn Quốc. “Thú thực bây giờ nghĩ lại quãng thời gian ôn thi đó, tôi không hiểu sao mình có thể vượt qua được. Có những lúc tôi rơi vào stress trầm trọng nhưng chưa khi nào có ý định bỏ cuộc. Càng khó khăn tôi càng nghĩ tới mục tiêu của mình là đi thi tay nghề thế giới phải đạt thành tích cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc”, Hưng chia sẻ.
Nhớ lại những ngày ở đấu trường thi tay nghề thế giới, Hưng vẫn có chút tiếc nuối khi cùng đồng đội lập trình đẹp trong top đầu thế giới, nhưng còn thiếu về sự tỉ mỉ dẫn đến những sai sót. Đạt 714/1.000 điểm, Hưng và đồng đội đã để tuột tấm huy chương trong tầm tay, chỉ nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới.
Rút ra từ bài học bản thân, Nguyễn Văn Hưng nhắn nhủ các bạn trẻ đi thi tay nghề thế giới: Cần nhanh nhưng phải chắc, không được ẩu. Ngoài chuyên môn cần sự tự tin, bình tĩnh. Đồng thời trau dồi trình độ tiếng Anh để hòa nhập với bạn bè quốc tế.
Vinh danh 63 thợ trẻ giỏi toàn quốc
Trong 2 ngày 5 và 6/7, tại Đồng Nai, T.Ư Đoàn tổ chức Liên hoan “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XI; vinh danh 63 thợ trẻ giỏi năm 2020.
Ban tổ chức cho biết, năm nay T.Ư Đoàn nhận được 98 hồ sơ đề cử Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc gửi về từ 32 đơn vị. Căn cứ Quy chế Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Ban Bí thư T.Ư Đoàn tổ chức bình chọn và quyết định trao tặng Giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2020 cho 63 cá nhân tiêu biểu, trong đó: độ tuổi trung bình của các thợ trẻ giỏi là 30,6 tuổi, trẻ tuổi nhất sinh năm 1998 (2 người), nhiều tuổi nhất sinh năm 1985 (7 người); có 3 thợ trẻ giỏi là nữ; 2 thợ trẻ giỏi là người dân tộc thiểu số.
AN KHOA
“Chọn học nghề giúp tôi có được các trải nghiệm quý giá của tuổi trẻ. Tôi mong rằng, các bạn trẻ đang đắn đo giữa học nghề và thi đại học các bạn hãy cân nhắc năng lực bản thân và hãy chọn học cái gì thực sự mình yêu thích, phù hợp và dành mọi tâm huyết thì sẽ gặt hái thành công”.
Nguyễn Văn Hưng, người có kỹ năng nghề xuất sắc thế giới
TS. Lê Công Lợi: Nói trường chuyên chỉ đào tạo "gà nòi" là sai lầm
Người ủng hộ, người phản đối, người thì cho rằng bỏ mô hình trường chuyên là điều đáng tiếc. Nhưng mô hình giáo dục này đến lúc cần phải thay đổi.
"Nên bán trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, mô hình trường chuyên đã hết vai trò lịch sử của nó..."... phát biểu của TS. Nguyễn Đức Thành làm "dậy sóng" đời sống giáo dục tuần qua.
TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội)
Bất ngờ hơn khi quan điểm táo bạo này lại được nói ra từ một cựu học sinh chuyên Lý của trường Hà Nội - Amsterdam. Người ủng hộ, người phản đối, người thì cho rằng việc bỏ mô hình trường chuyên là một điều đáng tiếc nhưng mô hình giáo dục này cũng cần phải thay đổi.
Vậy, mô hình trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng như hàng trăm trường chuyên khác của cả nước có thực sự là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu, là đào tạo "gà nòi" gây áp lực lên học sinh?
Trao đổi với phóng viên VOV, TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, không nên xã hội hóa trường chuyên và mô hình này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng nhân tài./.
Trường chuyên là cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục Từng là cựu học sinh chuyên Toán và giảng dạy trong trường chuyên 7 năm, TS Nguyễn Đức Huy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Trường chuyên là cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Ảnh minh họa/internet Khẳng định của TS Nguyễn Đức Huy: việc thành lập các lớp Toán đặc biệt,...