Thổ ra tín hiệu về cú bắt tay “giờ chót” với Mỹ tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm cho biết, thỏa thuận mà họ đã đạt được với Washington về việc hướng tới thiết lập vùng an toàn ở phía đông bắc Syria là một khởi đầu tốt đẹp.
Bình luận trên của Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu được đưa ra một ngày sau khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đồng ý thành lập một trung tâm hoạt động chung nhằm hướng tới lập ra vùng an toàn ở Syria.
Thông báo của hai bên không đưa ra nhiều chi tiết, nhưng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trung tâm sẽ được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt.
Giải quyết quan tâm trọng yếu của Thổ
Thông báo về thỏa thuận mới có thể đã đảo ngược một cuộc tấn công tiềm tàng của Thổ Nhĩ Kỳ vào đông bắc Syria.
Ankara lâu nay vẫn tìm cách đẩy các chiến binh người Kurd Syria – một đồng minh của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực vì họ coi đây là những kẻ khủng bố có liên kết với lực lượng li khai PKK bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay vẫn bất đồng với Mỹ về hoạt động của lực lượng người Kurd Syria. Nguồn: AP
Các chiến binh người Kurd Syria là lực lượng chiến đấu chính trên thực địa chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS trong khu vực. Và Washington hiện đang gặp rất nhiều khó khăn để bảo vệ đồng minh này của mình.
Video đang HOT
“Chúng tôi có thể định nghĩa thỏa thuận của ngày hôm qua là một khởi đầu rất tốt”, ông Cavusoglu nói với các phóng viên.
Nhưng ông Cavusoglu nói thêm rằng chính phủ của ông sẽ không để việc thực thi thỏa thuận này bị đình trệ như một thỏa thuận trước đó – cũng đã có sự đồng thuận từ Washington vào năm ngoái.
“Chúng tôi sẽ không cho phép nỗ lực này biến thành một lộ trình Manbij mới, trở thành một chiến thuật trì hoãn mới”, ông nói. Thỏa thuận đó đã đặt ra thời gian biểu cho việc rút quân của người Kurd khỏi thị trấn Manbij, nằm trên bờ phía tây của sông Euphrates.
Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Hoa Kỳ không bao giờ giữ lời hứa liên quan đến việc để các tay súng này rút đi.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai bên đã đồng ý về việc khu vực an toàn sẽ trở thành một “hành lang hòa bình” và nhiều biện pháp sẽ được thực hiện để đảm bảo người tị nạn Syria có thể quay trở lại đất nước. Tuy nhiên, họ cũng không tiết lộ thông tin gì nhiều.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn có sự phối hợp với Mỹ trong việc kiểm soát một khu vực dài khoảng 30-40 km ở Syria, nằm dọc về phía đông sông Euphrates và đến tận biên giới với Iraq. Họ muốn khu vực này sạch bóng lực lượng người Kurd và đã đe dọa nhiều lần sẽ tiến hành một chiến dịch mới ở Syria chống lại nhóm này nếu một vùng an toàn không được thiết lập.
Người Kurd và Damacus muốn gì?
Kamal Akef, phát ngôn viên của cơ quan đối ngoại thuộc chính quyền người Kurd, cho biết, cuộc đàm phán về vấn đề này đang được tiếp tục nhưng đề nghị từ phía họ là triển khai một khu vực có chiều dài 3-5 km, được giám sát bởi liên minh do Mỹ dẫn đầu và có thể có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã có thông tin về các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Các cơ quan nhân đạo đang ngày càng quan ngại về các tuyên bố rằng có thể xảy ra can thiệp quân sự, điều sẽ gây ra hậu quả nhân đạo nghiêm trọng tại một khu vực nhiều năm đã rơi vào xung đột quân sự, tị nạn, hạn hán và lũ lụt”, ông nói thêm.
Ngăn Thổ giáng đòn dữ tại Syria: Mỹ hối hả mở “đường máu”
Trong hai cuộc tấn công quân sự trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào phía tây bắc Syria, đẩy lùi IS và các tay súng người Kurd Syria và thiết lập các chốt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở đó và sau đó giao những khu vực này cho phe đối lập Syria thân cận với họ để giữ quyền kiểm soát. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng có các chốt quan sát xung quanh khu vực cuối cùng của phe nổi dậy tại tây bắc Syria, với lí do là là để duy trì lệnh ngừng bắn ở đây.
Chính phủ Syria, trong khi đó, nhận định thỏa thuận trên là một sự leo thang nghiêm trọng và vi phạm chủ quyền của nước này. Họ nói rằng đây là một phần trong “tham vọng bành trướng” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, được hỗ trợ bởi Washington và các đồng minh của Mỹ tại Syria, trong đó có lực lượng được người Kurd lãnh đạo.
Damascus cho biết các nhóm người Kurd Syria phải “chịu trách nhiệm lịch sử” đối với thỏa thuận Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi các bên liên quan từ bỏ thỏa thuận đạt được và có hành động phù hợp với chính phủ Syria.
Syria đã không duy trì được sự hiện diện dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2012, khi phe nổi dậy và các nhóm người Kurd Syria nắm quyền kiểm soát các vùng khác nhau tại đây.
Thỏa thuận thiết lập khu vực an toàn ở phía đông bắc cũng diễn ra trong bối cảnh giao tranh ở tây bắc Syria tiếp tục bùng lên. Những nỗ lực cứu vãn một lệnh ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại đây đã sụp đổ.
Các lực lượng chính phủ Syria đang duy trì một chiến dịch trên không dữ dội để quân đội của họ có thể di chuyển, tiến sâu vào lãnh thổ của phe nổi dậy trong những ngày gần đây.
Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh SOHR cho biết ít nhất 49 cuộc không kích đã được ghi nhận cho tới đầu giờ chiều thứ năm tại 10 địa điểm, trong khi hơn 380 quả súng cối và đạn pháo của chính phủ Syria đã được bắn ra.
Truyền thông quân sự trung ương Syria – kênh thông tin thân cận với Damacus cho biết quân đội đã chiếm được ngôi làng Sakhr và một ngọn đồi gần đó – một ngày sau khi chiếm được một ngôi làng khác ở phía đông nam.
Quý Hoàng
Theo toquoc
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bàn cách tăng cường phối hợp hành động ở Syria
Ngoại trưởng nước này Serge Lavrov đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu để thảo luận về các biện pháp phối hợp hành động tốt hơn ở Syria.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. (Nguồn: Sputnik)
Bộ Ngoại giao Nga ngày 31/7 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu để thảo luận về các biện pháp phối hợp hành động tốt hơn ở Syria. Cuộc họp này diễn ra bên lề các sự kiện cấp bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bangkok.
Tuyên bố cho biết: "Các bên đã thảo luận chi tiết các biện pháp để tăng cường phối hợp hành động ở Syria, đặc biệt là các biện pháp liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố, tiến trình giải quyết chính trị dựa trên Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các quyết định của Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria." Hai bộ trưởng đã bày tỏ hy vọng rằng ủy ban hiến pháp Syria sẽ sớm bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, ông Lavrov và ông Cavusoglu đã khẳng định cam kết phát triển hơn nữa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và thảo luận về triển vọng hợp tác song phương.
Tiến trình giải quyết cuộc xung đột Syria đã được thảo luận ở một số diễn đàn quốc tế, chẳng hạn như các diễn đàn ở Geneva và thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, cũng như tại Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria ở Sochi của Nga. Thỏa thuận thành lập ủy ban hiến pháp, sẽ được giao nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp của đất nước, đã đạt được trong Đại hội Đối thoại Dân tộc Syria hồi tháng 1/2018. Hội đồng dự kiến sẽ bao gồm các đại diện của chính phủ và phe đối lập, các chuyên gia, thành viên xã hội dân sự Syria, các thủ lĩnh bộ lạc và phụ nữ./.
Theo (Vietnam )
Các khu vực do Ankara kiểm soát ở Syria trở thành vùng an toàn cho IS Trang tin Hawar News ngày 25-7 dẫn các nguồn tin địa phương ở bắc Aleppo cho biết, những kẻ khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang đóng quân tại các khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở bắc Aleppo. Các tay súng IS ở Syria Hawar News mới đây đã công bố một bức ảnh...