Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo Mỹ, bỏ hợp đồng tên lửa với Trung Quốc?
Đơn dự thầu của một công ty Trung Quốc nhằm bán tên lửa tầm xa cho Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, có thể bị cản trở do sự can thiệp của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ đồng ý chuyển giao toàn bộ công nghệ của máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, cơ hội của Trung Quốc nhằm ký hợp đồng phòng thủ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị ảnh hưởng.
Nhật báo Hurriyet đã dẫn lời ông Murad Bayar, một quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay Ankara có thể nhắc lại một đề xuất mua 2 máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên của Mỹ vào giữa tháng 1 tới.
Ông Serhat Guvenc, một giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Kadir Has ở Istanbul, cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị được tiếp cận đầy đủ đối với phần mềm của dòng chiến đấu cơ F-35, trong tham vọng tự chế tạo một máy bay chiến đấu tiên tiến.
Đơn đặt hàng F-35 đã bị tạm dừng hồi tháng 1 năm nay vì Mỹ từ chối cung cấp sự tiếp cận đầy đủ đối với các mã nguồn của phần mềm máy bay.
Video đang HOT
“Ankara có thể sẽ đề nghị các điều khoản có lợi hơn từ Washington nhằm tiếp cận phần mềm của F-35 để đổi lấy việc từ bỏ các tên lửa Trung Quốc”, ông Guvenc nhận định.
“Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đối mặt với việc ngừng tham gia vào chương trình F-35 như đã từng xảy ra với Israel vào năm 2005-2006 vì thỏa thuận vũ khí gây tranh cãi của nước này với Trung Quốc, vốn không được Washington ủng hộ”, ông Guvence nói thêm.
Hồi tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, đã thông báo chọn hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 của Công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC), bỏ qua các hệ thống của Mỹ và châu Âu.
CPMIEC hiện đang chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Ankara được cho là đã chọn công ty Trung Quốc vì công ty này đưa ra giá rẻ hơn và sẽ cho phép chia sẻ công nghệ về hệ thống HQ-9.
Liu Jiansheng, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng sức ép của Mỹ đối với Ankara là dễ hiểu.
“Mỹ sẽ không cho phép hệ thống phòng thủ của nước này bị tổn hại bởi các tên lửa Trung Quốc. Nếu Washington quyết tâm phá thỏa thuận, Bắc Kinh và Ankara không thể hoàn tất nó”, ông Liu nói.
Nhưng chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc vẫn có lợi thể để đạt được thỏa thuận tên lửa, vì Mỹ đang bị xao nhãng bởi cuộc khủng hoảng nợ công.
Theo Dantri
Trung Quốc yêu cầu Hàn Quốc không bán chiến đấu cơ cho Philippines
Một tờ báo của Nhật hôm thứ bảy vừa qua đưa tin, trước cuộc họp thượng đỉnh ở Seoul giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Philippines ngày 17/10, Trung Quốc đã yêu cầu Hàn Quốc không bán các chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Hàn Quốc đã từ chối yêu cầu và cho biết không thể chấp nhận sự "can thiệp" đối với việc xuất khẩu vũ khí - lợi ích quốc gia của Hàn Quốc.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày 17/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cảm ơn Tổng thống Philippines Aquino quyết định mua FA-50 của Hàn Quốc và kêu gọi đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho hay, "Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc...và có vẻ như đó là lý do vì sao Bắc Kinh phản đối nhiều lần qua Sứ quán Trung Quốc và các kênh khác".
"Mỗi lần báo chí Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về vụ mua bán FA-50,Trung Quốc phản ứng rất sốt sắng, cố gắng xác nhận nguồn tin thông qua các kênh ngoại giao", một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay. Tuy nhiên nguồn tin này khẳng định cuộc mua bán sẽ vẫn diễn ra.
Trung Quốc đã triển khai các tàu hải quân tới Biển Đông nhằm củng cố sự hiện diện của mình ở đây. Philippines cũng tăng cường sự hiện diện của binh sỹ ở khu vực vào cuối năm ngoái, thiết lập một bộ chỉ huy quân sự riêng để bảo vệ vùng biển đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Manila gần đây còn quyết định di chuyển một số căn cứ hải quân và không quân tới gần Biển Đông.
Cũng có nghi ngờ cho rằng Philippines dự kiến mua FA-50 là nhằm bảo vệ các đảo nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
FA-50 là chiến đấu cơ tấn công hạng nhự, dựa trên chiến đấu cơ huấn luyện T-50, có thể thực hiện các sứ mệnh không đối không và không đối đất cũng như có thể nhắm vào tàu chiến.
Philippines hiện cũng đang đàm phán với Hàn Quốc chi 650 triệu USD để mua tàu khu trục nhỏ do Hàn Quốc chế tạo.
Indonesia, nước cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, cũng đã ký hợp đồng năm 2011 mua của Hàn Quốc 16 máy bay huấn luyện T-50 với giá 400 triệu USD cũng như 3 tàu ngầm 1.200 tấn
Theo Dantri
Trung Quốc bán vũ khí "đỉnh cao" với giá "đồng nát" Ngày 18-10, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã lên tiếng xới lại một vụ buôn bán vũ khí cách đây hơn 10 năm và chê bai việc lựu pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc đã đánh bại loại vũ khí đồng hạng của Trung Quốc là PLZ-45 và cho đó là một "chiến thắng của sự thất bại". Thời...