Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng điều tra vụ sử dụng hộ chiếu công vụ để trốn sang châu Âu
Ngày 19/4, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo mở rộng quy mô điều tra vụ hàng chục công dân nước này bị cáo buộc sử dụng các hộ chiếu đặc biệt để nhập cảnh hợp pháp vào châu Âu nhưng sau đó không về nước.
Các thông tin cáo buộc xuất hiện từ cuối tuần trước cho rằng có 43 người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng hộ chiếu công vụ nhập cảnh Đức hồi tháng 11/2020 để tham dự một cuộc hội thảo về môi trường nhưng sau đó không trở về nước. Hộ chiếu công vụ được nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cấp cho những người làm việc cho chính phủ đi công tác nước ngoài. Người sở hữu hộ chiếu này được miễn thị thực nhập cảnh vào nhiều quốc gia.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, hộ chiếu của nhóm 43 người nói trên do chính quyền một hạt tự trị tại tỉnh Malatya ở miền Đông nước này cấp. Tuần trước, Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ công tác đối với Phó Tỉnh trưởng tỉnh Malatya cùng 2 quan chức và người đứng đầu cơ quan phụ trách các vấn đề dân số và dân cư của tỉnh này liên quan vụ việc trên.
Video đang HOT
Trong thông báo mới nhất, Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận mở rộng phạm vi điều tra thêm 6 chính quyền địa phương trên cả nước, trong đó có thành phố Ordu nằm bên bờ Biển Đen. Thông báo của bộ trên nêu rõ đây là các địa phương đã cử người đi tham dự các buổi biểu diễn múa dân gian, các chương trình giao lưu văn hóa và thanh niên theo cơ chế hợp tác với các tổ chức phi chính phủ. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng việc cấp hộ chiếu công vụ cho người không thuộc lĩnh vực công được các chính quyền địa phương cử đi làm việc ở nước ngoài.
WHO xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng cho du khách
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét cấp giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử cho người đã tiêm vaccine, hỗ trợ quá trình xuất nhập cảnh du lịch.
WHO và nước Cộng hòa Estonia từng triển khai thí điểm loại thẻ tương tự hồi đầu năm nay, gọi là "hộ chiếu miễn dịch điện tử". Thẻ dành cho những người từng mắc Covid-19, đã có kháng thể ngừa virus.
"Giấy chứng nhận tiêm chủng" sẽ hỗ trợ quá trình quản lý, sàng lọc các ca nhiễm nCoV và cả chương trình phân phối vaccine toàn cầu Covax do WHO hậu thuẫn.
"Chúng tôi đang cân nhắc rất kỹ việc ứng dụng công nghệ trong đối phó với Covid-19. Một trong những bệnh pháp khả thi là phối hợp với các quốc gia thành viên triển khai chứng chỉ tiêm chủng điện tử", Siddhartha Datta, giám đốc về các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine của WHO khu vực Châu Âu, cho biết vào ngày 3/12.
Siddhartha Datta khuyến cáo các sáng kiến công nghệ phải tuân thủ điều luật khác nhau của từng quốc gia, đảm bảo dịch vụ thông suốt xuyên biên giới.
Tuy nhiên, Catherine Smallwood, một quan chức cấp cao về tình trạng khẩn cấp của WHO khu vực châu Âu, không ủng hộ ý tưởng này. Bà cho biết cơ quan đang tuân thủ chỉ dẫn không sử dụng "hộ chiếu miễn dịch điện tử" để khôi phục lại các hoạt động du lịch xuyên biên giới.
Hồi tháng 4, WHO cho rằng "giấy chứng nhận miễn dịch" không đáng tin, khuyến cáo các nước không nên sử dụng.
Tiếp viên của một hãng hàng không kiểm tra ghế ngồi của hành khách tại sân bay Liszt Ferenc ở Budapest, Hungary, tháng 5/2020. Ảnh: Ảnh: Bloomberg
"Chúng tôi không khuyến khích loại hộ chiếu này, cũng không khuyến nghị thử nghiệm nó như phương tiện để ngăn chặn các ca nhiễm xuyên biên giới", bà nói, đồng thời kêu gọi các quốc gia quản lý du lịch thông qua dữ liệu về lây truyền.
Bà cũng cho rằng loại kit xét nghiệm kháng nguyên mà một số hãng hàng không sử dụng có thể không thích hợp, bởi chủng kém chính xác hơn xét nghiệm PCR, dễ cho kết quả âm tính giả.
Trong buổi họp cùng ngày, WHO cho biết đã nhận được dữ liệu lâm sàng về vaccine Covid-19 từ Pfizer/BioNTech, đang xem xét phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Hans Kluge, giám đốc WHO khu vực châu Âu, cho biết nguồn cung dự kiến sẽ rất hạn chế trong giai đoạn đầu. Các quốc gia cần quyết định nhóm được ưu tiên tiêm chủng. Ngày càng nhiều chuyên gia đồng thuận rằng cần dành những lô vaccine đầu tiên cho người lớn tuổi, nhân viên y tế và người có bệnh nền.
Đột biến SARS-CoV-2 mạnh gấp 10 lần ban đầu, lan khắp thế giới Đây là chủng virus phổ biến nhất trên thế giới hiện nay với khả năng phát triển mạnh gấp 10 lần so với chủng ban đầu. Tạp chí Science vừa công bố nghiên cứu mới, xác nhận SARS-CoV-2 đã đột biến với tốc độ lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới và nhạy cảm hơn với vắc xin. Chủng virus SARS-CoV-2 mới...