Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành cây cầu nhiều tỉ đô nối châu Âu – châu Á
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Hàn Quốc ngày 18/3 đã dự lễ khánh thành cây cầu treo lớn bắc qua eo biển Dardanelles nối liền hai bờ châu Âu và châu Á của tuyến đường thủy quan trọng này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết cây cầu sẽ cắt thời gian qua lại giữa hai bờ Á-Âu chỉ còn 6 phút. Ảnh: AA
Theo hãng tin AP, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, với nhịp dài 2.023 mét, cầu “Canakkale 1915″ trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới.
Cây cầu kết nối thị trấn Gelibolu nằm ở phía châu Âu của tỉnh Canakkale, phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với thị trấn Lapseki ở phía châu Á. Ông Erdogan cho biết cây cầu cho phép du khách băng qua eo Dardanelles – nơi nối Biển Aegean với Biển Marmara – chỉ trong 6 phút so với 1 tiếng rưỡi đi phà trước đó.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Nhật Bản, quốc gia có cây cầu treo nhịp dài nhất thế giới”, ông Erdogan nói trong buổi lễ khánh thành.
Buổi lễ được tổ chức trùng với lễ kỷ niệm 107 năm chiến thắng của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất trước một hạm đội chung của Anh và Pháp tấn công eo biển Dardanelles. Thất bại của chiến dịch hải quân đã dẫn đến cuộc đổ bộ của quân đồng minh do Anh và Pháp dẫn đầu cùng với quân đội Australia và New Zealand lên bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915.
Video đang HOT
“ Cầu Canakkale 1915 sẽ bỏ lại lịch sử cuộc đối đầu và xung đột này và sẽ là cầu nối giữa Đông và Tây, bắt đầu một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng mới”, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum phát biểu trong buổi lễ.
Ông Kim nói, cây cầu được xây dựng bởi một tổ hợp công ty Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, cũng sẽ củng cố mối quan hệ giữa hai nước.
Cầu Canakkale 1915 có chi phí xây dựng 2,7 tỷ USD.
Tổng thống Erdogan cho biết “Cầu Canakkale 1915″ tiêu tốn 2,5 tỷ euro (2,7 tỷ USD) chi phí xây dựng nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết kiệm 415 triệu euro (458 triệu USD) mỗi năm từ việc giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải carbon. Ông thông báo phí qua cầu sẽ là 200 lira Thổ Nhĩ Kỳ (tương đương 13,6 USD) một lượt xe.
Kiến trúc của cây cầu mang đầy tính biểu tượng. Nhịp cầu trung tâm dài 2.023 mét của nó sẽ được ghi nhận vào năm 2023, khi Thổ Nhĩ Kỳ kỷ niệm một 100 ngày thành lập nước Cộng hòa sau sự sụp đổ của Đế chế Ottoman. Chiều cao của các tháp cầu là 318 mét – đánh dấu ngày 18/3, ngày Thổ Nhĩ Kỳ tưởng nhớ những người lính thiệt mạng trong các trận chiến trên biển và đất liền ở Gallipoli.
Chiến dịch Gallipoli trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất nhằm đảm bảo duy trì tuyến đường hải quân từ Biển Địa Trung Hải đến Istanbul qua sông Dardanelles, và đưa Đế chế Ottoman ra khỏi cuộc chiến. Cuộc đổ bộ Gallipoli ngày 25/4/1915 của quân đồng minh do Anh, Pháp dẫn đầu đã đánh dấu sự khởi đầu của một trận chiến ác liệt kéo dài trong 8 tháng. Khoảng 44.000 quân Đồng minh và 86.000 lính Ottoman đã chết trong cuộc giao tranh.
Thổ Nhĩ Kỳ bác đề nghị của Ukraine ngăn tàu chiến Nga vào Biển Đen
Đáp lại yêu cầu của Kiev về đóng cửa eo biển Dardanelles, Ankara nói rằng luật pháp quốc tế cho phép các tàu Hải quân Nga đi qua eo biển này để trở về căn cứ.
Một tàu tuần tra của Nga đi qua Địa Trung Hải đến Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/2/2022. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một số điều kiện nhất định, tàu hải quân Nga vẫn được phép đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles ngay cả khi tuyến đường thủy chiến lược bị đóng cửa trong cuộc xung đột với Ukraine.
Trước đó, hôm 24/2, đặc phái viên Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vasyl Bondar đã yêu cầu Ankara đóng cửa eo biển Dardanelles - tuyến đường thuỷ nối Địa Trung Hải và Biển Đen - với các tàu của Hải quân Nga. Lời kêu gọi được đưa ra vài giờ sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với lý do cần phải bảo vệ người dân ở hai nước cộng hòa tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine.
"Chúng tôi yêu cầu đóng cửa eo Dardanelles. Chúng tôi muốn có các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga", ông Vasyl Bondar nói.
Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đóng cửa eo biển Bosphorus và eo Dardanelles đối với tàu chiến nước ngoài trong một cuộc xung đột và đối với tàu thương mại của các nước có chiến tranh với Ankara.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/2 xác nhận rằng Ankara đã nhận được yêu cầu chính thức từ Ukraine về việc cấm các tàu Nga đi qua eo biển. "Các quy định của Công ước Montreux rất rõ ràng và chính xác", ông Cavusoglu nói.
"Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngăn chặn việc tàu chiến đi qua eo biển. Nhưng Công ước Montreux còn có quy định khác. Nếu có yêu cầu [để] tàu của các quốc gia có chiến tranh quay trở lại căn cứ của họ, thì điều đó phải được cho phép", Ngoại trưởng Cavusoglu giải thích thêm. Ông bổ sung Ankara đang xem xét vấn đề này.
Nga cho biết bắt đã đầu tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine vào sáng sớm 24/2, sau khi có các báo cáo về những cuộc pháo kích dọc theo ranh giới liên lạc giữa quân đội Chính phủ Ukraine và khu vực do Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) tự xưng kiểm soát ở Donbass.
Hôm 21/2, Moskva đã công nhận nền độc lập của hai khu vực đòi độc lập ở miền đông Ukraine này. Hai bên cũng thông qua hiệp ước về quan hệ hữu nghị và hỗ trợ lẫn nhau. Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không có kế hoạch chiếm bất kỳ vùng đất nào của Ukraine. Tuy nhiên, ông nói rằng Nga đang tìm cách "phi quân sự hóa" Ukraine.
Kiev đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga ngay sau khi bắt đầu các cuộc xung đột vào ngày 24/2. Ukraine cũng phủ nhận việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn với DPR và LPR và nói rằng hành động của Moskva là hoàn toàn vô cớ. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Anh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Ukraina khuyến cáo máy bay tránh qua Biển Đen lúc Nga tập trận Ukraina hôm 13/2 đã khuyến cáo các hãng hàng không tránh khu vực Biển Đen từ ngày 14 đến 19/2 do các cuộc tập trận hải quân của Nga đang diễn ra ở đó. "Từ ngày mai, các hãng bay không nên hành trình qua khu vực này và lên kế hoạch trước các đường bay tối ưu, xét theo tình hình hiện...