Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ sẽ phải “trả giá” nếu không bán F-16 cho nước này
Thổ Nhĩ Kỳ từng cảnh báo sẽ mua Su-57 và Su-35 của Nga nếu thỏa thuận mua F-16 từ Mỹ thất bại. Ankara cũng từng ám chỉ việc sẵn sàng để Nga hỗ trợ chương trình phát triển máy bay chiến đấu quốc gia TF-X.
Ngày 30/10, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn phát biểu một ngày trước đó của Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan nói, Mỹ sẽ phải “trả giá” nếu không cung cấp cho Ankara các máy bay chiến đấu F-16 mà nước này đang yêu cầu để cấn trừ khoản đặt cọc mua máy bay chiến đấu F-35 đã bị Washington từ chối.
Với ý định cải thiện sức mạnh của lực lượng không quân, vào tháng 10/2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị mua 40 máy bay phản lực F-16 do Lockheed Martin, Mỹ sản xuất, cùng gần 80 bộ thiết bị để hiện đại hóa số máy bay F-16 đời cũ mà Ankara đang sở hữu, một thỏa thuận được cho có trị giá 20 tỉ USD.
Một phần trong số này sẽ cấn trừ khoản đặt cọc khoảng 1,4 tỉ USD mà Thổ Nhĩ Kỳ đã trả để mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, vốn bị Mỹ từ chối thực hiện do đồng minh NATO mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga.
Với việc Mỹ không “giữ lời” trong thương vụ F-35, cũng chưa giao F-16, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã thanh toán 1,4 tỉ USD, ông Erdogan cảnh báo, Washington sẽ phải “giả trá” cho điều đó.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ đang có nhu cầu hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 đã lỗi thời của Không quân nước này. Ảnh: Hurriyet.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không nói rõ Mỹ sẽ phải trả giá thế nào.
Tháng 10/2021, Thổ Nhĩ Kỳ từng cảnh báo sẽ mua Su-57 và Su-35 của Nga nếu thỏa thuận mua F-16 từ Mỹ thất bại.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua hơn 100 máy bay phản lực F-35 của Mỹ, nhưng năm 2019, Washington đã loại nước này khỏi chương trình phát triển F-35 với tư cách nhà thầu cung cấp phụ tùng. Mỹ cũng từ chối chuyển giao F-35, sau khi Ankara mua S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi động thái của Mỹ là bất công và yêu cầu hoàn trả khoản thanh toán 1,4 tỉ USD.
Chính quyền của Tổng thống Biden được cho là đã đệ trình Quốc hội phê chuẩn kế hoạch bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà Trắng cho biết họ ủng hộ thương vụ và đã thuyết phục sự chấp thuận của Quốc hội trong nhiều tháng. Tuy nhiên, cho đến nay thương vụ vẫn chưa được Quốc hội Mỹ bật đèn xanh.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nơi xem xét các thương vụ quân sự lớn với nước ngoài, đã phản đối thỏa thuận này.
Nga giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/7/2019 tại sân bay quân sự Murted, Ankara. Ảnh: BQP Thổ Nhĩ Kỳ.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, theo luật pháp Mỹ, Tổng thống vẫn có thể quyết định thực hiện thương vụ bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp, bởi thông thường, việc Quốc hội thông qua nghị quyết bác bỏ giao dịch của Nhà Trắng khó tập hợp được 2/3 đa số cần thiết ở cả hai viện để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống.
Hồi đầu tháng 1, tờ Wall Street Journal, cho biết, chính quyền của Tổng thống Biden đang lên kế hoạch đệ trình Quốc hội phê duyệt thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà Trắng kỳ vọng việc thông qua thương vụ sẽ thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO, một thủ tục kết nạp thành viên mới vốn yêu cầu sự chấp thuận của toàn bộ các thành viên trong khối.
Ankara đã phản đối 2 quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO, chủ yếu từ các mối quan hệ của họ với các nhóm ly khai người Kurd.
Nhà Trắng cho biết, sự chấp thuận của Quốc hội về thương vụ phụ thuộc vào việc Thổ Nhĩ Kỳ có “gật đầu” chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO hay không.
Nhưng, vào tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập NATO với Thụy Điển và Phần Lan sau một cuộc biểu tình ở Stockholm, trong đó một chính trị gia cực hữu đã đốt một bản sao của kinh Koran.
Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO
Trong một cuộc trao đổi với cử tri trẻ được truyền hình trực tiếp ngày 29/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lần đầu tiên để ngỏ khả năng nước này chấp thuận cho Phần Lan, nhưng không bao gồm Thụy Điển, gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary hiện là 2 nước duy nhất trong số 30 thành viên của liên minh quân sự này chưa đồng ý với nguyện vọng gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, tổ chức quy định chỉ tiến hành các bước kết nạp thành viên mới với điều kiện đồng thuận tuyệt đối của các thành viên chính thức. Tuy nhiên, quốc hội Hungary dự kiến bỏ phiếu thông qua yêu cầu của Stokholm và Helsinki vào tháng 2 tới.
Tổng thống Erdogan đưa ra phát biểu trên chỉ vài ngày sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng các cuộc đối thoại với Thụy Điển và Phần Lan về việc gia nhập NATO. Ankara đã nhiều lần phê phán việc Stokholm từ chối dẫn độ một số công dân Thổ Nhĩ Kỳ thuộc sắc tộc Kurd mà Ankara cho rằng có liên quan tới cuộc đảo chính bất thành năm 2016.
Trong buổi đối thoại được truyền hình ngày 29/1, ông Erdogan nêu rõ: "Nếu cần, chúng ta có thể đưa ra một đáp án khác biệt cho Phần Lan (về việc gia nhập NATO). Thụy Điển sẽ bị sốc khi chúng ta đưa ra một đáp án khác cho Phần Lan... Nếu bạn (Thụy Điển) thực sự muốn gia nhập NATO, bạn sẽ trao trả những kẻ khủng bố đó cho chúng tôi".
Thổ Nhĩ Kỳ chưa sẵn sàng phê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO Ngày 14/1, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này chưa sẵn sàng phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển, bất chấp một loạt các bước đi mà Stockholm đã thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Ankara. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg...