Thổ Nhĩ Kỳ cấm thanh toán bằng tiền điện tử
Lệnh cấm mới đưa ra của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc thanh toán bằng tiền điện tử sẽ chính chức có hiệu lực từ ngày 30/4 tới đây.
Theo thông báo của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, tiền mã hóa sẽ không được phép sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để thanh toán, và quy định có hiệu lực vào ngày 30/4. Thông báo nêu rõ các tổ chức thanh toán và tổ chức tiền điện tử sẽ không thể đóng vai trò là nền tảng trung gian để cung cấp các dịch vụ giao dịch, lưu ký, chuyển nhượng hoặc phát hành cho tài sản mã hóa.
Theo nhận định của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, có những rủi ro lớn đối với tài sản tiền điện tử. Điều này là do tài sản mã hóa không phải tuân theo bất kỳ cơ chế quản lý và giám sát nào, cũng như không được quản lý bởi các cơ quan trung ương. Giá trị thị trường của tiền điện tử dao động quá mức và chúng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp.
Sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ công bố lệnh cấm thanh toán bằng tiền mã hóa, giá Bitcoin đã lao dốc nhanh chóng vào ban ngày và hiện giảm xuống dưới mốc 62.000 USD, giao dịch gần nhất là gần 61.158 USD. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng mặc dù Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giám sát các dịch vụ thanh toán liên quan đến tiền điện tử song tiền gửi Bitcoin và tài sản kỹ thuật số khác không được bao gồm trong quy định mới, điều này cho thấy vẫn có chỗ trống cho các giao dịch liên quan.
Video đang HOT
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế tiền điện tử?
Lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ có động thái này xuất phát từ việc Thống đốc Ngân hàng Trung ương bất ngờ bị sa thải vào giữa tháng 3. Thời điểm đó nước này phải hứng chịu “ba đợt tiêu diệt của cổ phiếu, trái phiếu và tỷ giá hối đoái”. Tỷ giá hối đoái của đồng lira có lúc giảm hơn 15%.
Dữ liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 16,19% trong tháng 3, mức cao nhất trong 6 tháng. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp tại đây vẫn nhiều, lên tới 13,4% khiến nền kinh tế tiếp tục rối loạn. Theo đánh giá từ tổ chức Goldman Sachs, tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục tăng lên mức đỉnh 18% trong tháng 4.
Tại cuộc họp lãi suất mới nhất vào thứ Năm, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ Sahap Kavcioglu đã thay đổi phong cách của người tiền nhiệm và giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 19%. Đồng thời, ông không nhắc lại cam kết của tháng trước là thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ. Điều này khiến người dân lo ngại tỷ giá đồng lira có thể giảm sâu hơn nữa, và siêu lạm phát trở nên khó kiềm chế hơn.
Do đó, người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng bắt đầu trao đổi đồng lira lấy tiền điện tử, gây thêm áp lực giảm giá đối với đồng lira. Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với nguy cơ dòng vốn chảy ra ồ ạt, làm suy yếu đồng lira và mang lại nhiều cơ hội cho Bitcoin tăng giá.
Động thái của người dân Thổ Nhĩ Kỳ?
Theo dữ liệu từ công ty phân tích blockchain Chainalysis, khối lượng giao dịch tiền điện tử trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt sau khi cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương bị sa thải. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3, khối lượng giao dịch tiền điện tử đạt 218 tỷ lira, so với chỉ 7 tỷ lira cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, chỉ 4 ngày kể từ khi cựu Thống đốc bị sa thải, khối lượng giao dịch tiền điện tử nội địa ở nước này đã đạt hơn 23 tỷ lira.
Đồng thời, xu hướng tìm kiếm trực tuyến trên Google về Bitcoin tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử vào tháng Ba. Trong vòng vài giờ sau khi đồng lira giảm mạnh, các tìm kiếm về Bitcoin đã tăng 566%. Do nằm ngoài thẩm quyền của chính phủ và Ngân hàng Trung ương, Bitcoin đã trở thành một công cụ bảo hiểm rủi ro hấp dẫn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù Bitcoin thậm chí còn hỗn loạn hơn đồng lira, nhưng Bitcoin có xu hướng tăng trong khi lira dường như đang lọt vào một hố sâu không đáy.
Thị trường tăng giá hiện tại của tiền điện tử thậm chí còn khiến nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng với việc giao dịch Bitcoin và Ethereum. Họ bắt đầu tìm kiếm “tiền tệ thay thế” với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh hơn – những loại tiền điện tử này rẻ hơn và càng kém ổn định.
Hiện tại, BtcTurk, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, có hơn 1 triệu người dùng trên nền tảng. Với lệnh cấm thanh toán mới nhất của Ngân hàng Trung ương vừa được ban hành, liệu làn sóng tiền điện tử tại đây có kết thúc, và những sàn giao dịch điện tử như BtcTurk sẽ đi về đâu? Hãy cùng chờ xem!
Signal thử nghiệm tính năng thanh toán tiền điện tử mới
Signal đã giới thiệu một tính năng thanh toán cho phiên bản beta mới nhất của mình có tên Signal Payments.
Signal có tính năng thanh toán tiền điện tử mới
Sau khi Signal thêm nhiều tính năng vào ứng dụng trò chuyện được mã hóa của mình vào tháng 1, ứng dụng này hiện có thêm một tính năng tài chính mới gọi là Signal Payments có sẵn trong phiên bản beta mới nhất của ứng dụng.
Signal Payments không sử dụng tiền tệ của riêng mình mà thay vào đó dựa vào tiền điện tử MobileCoin (đồng MOB). Người dùng ứng dụng trò chuyện có thể liên kết ví MobileCoin với tài khoản trò chuyện của họ để gửi và nhận tiền cũng như xem số dư và lịch sử giao dịch.
Giống như các phần khác của ứng dụng, Signal Payments vẫn tập trung vào quyền riêng tư của ứng dụng. Signal lưu ý nó không thể truy cập vào ví của người dùng, xem lịch sử giao dịch hoặc xem số dư của họ. Nếu người dùng thử tính năng này nhưng muốn chọn không tham gia, họ cũng có thể chuyển tiền ra khỏi ví của mình bất kỳ lúc nào.
Trong khi MOB chỉ có sẵn để giao dịch trên một sàn giao dịch có trụ sở tại Vương quốc Anh, Signal hy vọng MOB sẽ sớm có mặt trên các sàn giao dịch toàn cầu khác.
Visa cho phép thanh toán bằng tiền điện tử Động thái này thể hiện bước tiến đáng kể cho việc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch thương mại. Theo Reuters, Visa ngày 29.3 thông báo sẽ cho phép người dùng sử dụng tiền điện tử USD Coin để thực hiện các giao dịch trên hệ thống thanh toán của công ty. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy ngành...