Thợ lặn vô tình phát hiện kim tự tháp gây tranh cãi dưới đáy biển Nhật Bản
Phát hiện này đã gây tranh cãi lớn trong suốt hơn 30 năm.
Năm 1985, khi đang làm việc dưới vùng biển gần đảo Yonaguni Jima, một thợ lặn người Nhật vô tình phát hiện kiến trúc đá cổ đồ sộ. Công trình này dạng bậc thang với những góc cạnh được đẽo gọt cẩn thận khá giống với các kim tự tháp. Sau đó, nó đã được đặt tên là Quần thể kiến trúc Yonaguni.
Các nhà khoa học đã tới nơi để kiểm tra sau khi nhận được thông tin. Ban đầu, họ cho rằng các khối đá này là do tự nhiên tạo thành. Tuy nhiên, năm 1997, Masaaki Kimura, nhà địa chất biển thuộc Đại học Ryūkyū, Nhật Bản, đã đến thăm công trình kiến trúc này cùng nhóm các nhà khoa học. Kimura dành nhiều năm để khám phá nó và đưa ra kết luận công trình này là con người tạo dựng nên. Ngoài ra, họ còn tìm thấy các ký tự hình động vật trên những phiến đá.
Giới khoa học Nhật bản còn đưa ra kết luận đáng kinh ngạc rằng: Đây là dấu tích của nền văn minh cao cấp cổ xưa, là thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 12.000 năm trước. Nó được cho là hình thành vào cuối Kỷ Băng hà, khi khu vực này còn trồi lên trên mặt biển.
Video đang HOT
Một thợ lặn vô tình tìm thấy các khối đá tàn tích của kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản. (Ảnh: National Geographic)
Trong một buổi hội thảo, Masaaki Kimura trình bày giả thuyết của mình: “Cấu trúc lớn nhất trông giống như kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét”. Tuy nhiên, Robert Schoch, giáo sư về khoa học và toán học tại Đại học Boston, người từng lặn xuống khu vực này lại nhận định: “Tôi không tin rằng bất kỳ cấu trúc hoặc hình khối lớn nào ở đó là các bậc thang nhân tạo, chúng đều là tự nhiên cả. Đó chỉ là những tầng đá cát, xu hướng đứt gẫy trên mặt phẳng dài, và tạo ra những rìa rất thẳng, đặc biệt ở trong vùng có nhiều đứt gãy và các hoạt động địa chấn”.
Một vài chuyên gia tin rằng cấu trúc dưới biển này có thể là phần còn lại của Mu, một nền văn minh Thái Bình Dương trong truyền thuyết mà theo lời đồn là đã bị sóng biển nhấn chìm.
Sau đó, các thợ lặn tìm thấy những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, những cấu trúc cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ. Mười công trình khác được phát hiện ở Yonaguni, gồm một lâu đài, năm công trình giống như các đền thờ và thứ giống như sân vận động khổng lồ. Điều thú vị là tất cả các công trình này được kết nối với nhau bằng đường thủy và đường bộ.
Các nhà khoa học chưa thể lý giải cách di tích này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Quần thể kiến trúc này biến mất như thế nào và điều gì đã xảy ra cho tất cả những người sống ở đây? Nơi này vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong hơn 30 năm qua.
'Cá tận thế' khổng lồ xuất hiện gần Đài Loan
Một nhóm thợ lặn đã bắt gặp con cá tận thế khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Đài Loan (Trung Quốc) gần đây.
Báo USA Today hôm 20-7 đưa tin trong đoạn video do người hướng dẫn lặn Wang Cheng-Ru chia sẻ hồi tháng 6, nhóm thợ lặn kể trên đã bắt gặp con "cá tận thế" khổng lồ hiếm thấy gần Đài Loan. Loài cá oarfish này (còn gọi là cá mái chèo hoặc "cá tận thế") thường sống ở độ sâu từ 60-300 m, thậm chí cả 1.000 m, dưới mặt nước biển.
Trong đoạn video, con "cá tận thế" dường như đã bị thương. "Có nhiều con vật tuyệt vời ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc Đài Loan nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp một con cá oarfish khổng lồ" - Wang nói với tạp chí Newsweek.
Một nhóm thợ lặn đã bắt gặp con "cá tận thế" khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Đài Loan gần đây. Ảnh: AP
Cá oarfish sống ở nhiều nơi ngoài các vùng nước thuộc Bắc Cực. Chúng được sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là loài cá xương dài nhất. Cá oarfish không có răng, ăn các sinh vật phù du thông qua những chiếc lược mang.
Năm 1963, một con cá oarfish bị bắt ở New Jersey - Mỹ với chiều dài ước tính 15 m. Năm 1885, một con cá oarfish nặng 272 kg bị bắt ở Maine - Mỹ.
Cá oarfish có tên khoa học là Regalecus glesne dựa vào hình dáng như mái chèo, theo Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên bang Florida (Mỹ).
Theo văn hóa dân gian Nhật Bản, nhìn thấy những chiếc vảy bạc lấp lánh trên cơ thể của "cá tận thế" là dấu hiệu "sắp xảy ra thảm họa". Truyền thuyết nói rằng loài cá này được gửi từ cung điện của Thần biển để cảnh báo mọi người về những trận động đất sắp tới.
Tuy người ta nhìn thấy những con cá oarfish trước trận động đất Tohoku năm 2011 và thảm họa hạt nhân Fukishima ở Nhật Bản song các nhà khoa học tin rằng sự liên quan giữa oarfish và thảm họa là không có thật.
GS Hiroyuki Motomura tại Trường ĐH Kagoshima nói với tờ New York Post: "Tôi tin rằng những con cá này có xu hướng nổi lên trên mặt nước khi tình trạng thể chất của chúng kém. Đó là lý do tại sao chúng thường chết khi được tìm thấy".
Tàn tích Machu Picchu của người Inca ẩn chứa bí mật gì? Thành phố cổ Machu Picchu là một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời, nằm trên một sườn núi ở độ cao hơn 2.300m, giống như một thành phố lơ lửng trong mây. Thành phố Machu Picchu được xây dựng hơn 500 năm trước và ngay cả trong khu vực dễ xảy ra động đất, nó vẫn đứng vững. Điều đặc biệt hơn là...