Thợ đào Bitcoin Trung Quốc chật vật tìm không gian phát triển
Nguồn điện giới hạn và chính sách thắt chặt quản lý khiến ngành khai thác Bitcoin tại Trung Quốc bị thu hẹp dần khả năng phát triển.
Bitcoin hồi giữa tháng 4 lập kỷ lục mới khi mỗi đồng được giao dịch ở mức giá gần 63.000 USD, trong khi một số nhà đầu tư cho rằng con số này có thể sớm vượt mốc 100.000 USD.
Khai thác Bitcoin vẫn là cơn sốt ở Trung Quốc, quốc gia chiếm đến 75% lượng máy đào Bitcoin toàn cầu, đồng thời là vùng xám khi chưa có nhiều cơ chế quản lý. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cho thấy họ không làm ngơ trước sự bùng nổ của nó và nhiều chính quyền địa phương đã bắt đầu hành động.
Khu tự trị Nội Mông hồi đầu năm thông báo sẽ truy quét và giải tán các mỏ đào Bitcoin trước tháng 5. Khu vực này trước đó là một trong những trung tâm khai thác tiền ảo toàn cầu nhờ giá điện rẻ, mua bán phần cứng và các dàn “trâu cày” đơn giản do gần chuỗi cung ứng. Các mỏ đào Bitcoin có thể phải chuyển đến những khu vực có giá điện rẻ khác ở Trung Quốc.
Bên trong một nhà máy đào Bitcoin ở vùng Nội Mông.
nhiệt cơn sốt Bitcoin
Đặc khu kinh tế Dalad là thị trấn nhỏ, ít người biết đến với dân số khoảng 300.000 người ở Nội Mông. Tuy nhiên, đây lại được coi là thánh địa với dân đào Bitcoin, khi một mỏ lớn ở đây có thể chiếm đến 5% lượng Bitcoin được khai thác mỗi ngày trên toàn thế giới hồi năm 2017.
Nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy khu tự trị Nội Mông có thể chiếm 8% tổng lượng Bitcoin được khai thác toàn cầu, cao hơn cả Mỹ với mức 7,2%. Trong giai đoạn cao điểm, có khoảng 25.000 máy cày Bitcoin vận hành tại Dalad và lượng điện tiêu thụ có chi phí đến 15,3 triệu USD/năm.
Dù vậy, đào Bitcoin lại không đóng góp vào kinh tế địa phương. Một số mỏ đào còn đăng ký những gói ưu đãi tài chính và tiêu thụ điện, lợi dụng chính sách ưu đãi của chính phủ Trung Quốc với danh nghĩa “phân tích dữ liệu lớn”.
Video đang HOT
Chính quyền Nội Mông đã yêu cầu các địa phương kiểm tra và đóng cửa những mỏ đào Bitcoin từ năm 2019. Khu tự trị đã công bố kế hoạch xóa sổ toàn bộ các dự án đào tiền ảo trước tháng 5/2021, đặt mục tiêu giảm 14 – 15% lượng năng lượng tiêu thụ trên GDP trong giai đoạn 2021 – 2025.
Những động thái mạnh tay buộc dân đào tiền ảo di chuyển đến các địa phương khác. Sở điện lực tỉnh Tứ Xuyên dự báo mức tăng tiêu thụ điện đến 150% trong năm nay, do các mỏ đào sử dụng đến 11,3 tỷ kWh điện.
“Tứ Xuyên giàu tài nguyên thủy điện và đây được coi là nguồn năng lượng sạch, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thừa nguồn điện cho các mỏ Bitcoin quy mô lớn”, Guan Dabo, chuyên gia tại Đại học Thanh Hoa và đồng tác giả của nghiên cứu, cho hay.
Một số vùng tại Trung Quốc đã phải giới hạn nguồn điện trong mùa đông năm ngoái do áp lực lớn từ hệ thống sưởi ấm và tái phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu do Học viện Khoa học Trung Quốc cùng Đại học Thanh Hoa tiến hành và công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành Nature Communications cho thấy khai thác Bitcoin “có nguy cơ cản trở nỗ lực cắt giảm phát thải” của Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc trước đó đề ra mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2035 và hướng đến phát thải trung tính carbon vào năm 2060.
Theo đó, tiêu thụ năng lượng của toàn mạng lưới đào Bitcoin tại Trung Quốc có thể đạt mức đỉnh 296,57 TWh vào năm 2024, tạo ra 130,5 triệu mét khối khí thải carbon. Nghiên cứu chỉ ra rằng con số này sẽ vượt qua tổng lượng phát thải khí nhà kính của những nước nhỏ như Cộng hòa Czech hay Qatar.
Đây có thể là nguyên nhân khiến chính quyền Trung Quốc siết chặt quy định về Bitcoin. “Khai thác tiền ảo là ngành công nghiệp mới nổi và không chú ý đến cắt giảm phát thải carbon. Nó đang đi theo con đường phát triển kiểu gây ô nhiễm trước, quản lý sau như nhiều ngành công nghiệp trong quá khứ”, Guan nói.
Một khu nhà máy đào Bitcoin tại vùng Nội Mông..
Chật vật tìm không gian phát triển
Những cuộc truy quét của chính quyền Nội Mông dường như chưa đủ để răn đe giới đào Bitcoin. “Các nhà đầu tư vẫn tăng lên. Chính quyền địa phương cần bán điện và họ sẽ không thể đóng cửa hoàn toàn các mỏ cày”, nguồn tin giấu tên trong ngành bán thiết bị cày Bitcoin cho hay.
Ngay cả những nhà sản xuất máy cày Bitcoin cũng đưa ra các lời hứa hẹn về cắt giảm phát thải. Canaan, một trong ba hãng cung cấp máy cày lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ hai thế giới, cho rằng ngành khai thác Bitcoin cần phối hợp để ngày càng thân thiện với môi trường, cũng như hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để các bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những chính sách này và nguyên tắc phát triển của Bitcoin có thể dẫn đến kết quả khác.
“Nếu xét về mục tiêu trung tính carbon của Trung Quốc, khoảng không gian phát triển của ngành đào Bitcoin trong nước rất nhỏ, khi giá năng lượng và chi phí vận hành sẽ tăng lên do quy định giám sát môi trường được siết chặt. Lợi nhuận suy giảm sẽ giới hạn khả năng phát triển của ngành này”, Chen Bo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Kỹ thuật số thuộc Đại học Kinh tế Tài chính Trung ương Trung Quốc, nhận xét.
Chen cho rằng ngành công nghiệp này sẽ không biết mất hoàn toàn, mà những mỏ đào sẽ chuyển dịch tới các khu vực có nguồn năng lượng sạch và giá rẻ như Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên.
“Tuy nhiên, sự chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và ngày càng nhiều lĩnh vực cần năng lượng sạch như thủy điện sẽ thu hẹp nguồn điện cho những ngành công nghiệp trong vùng xám như đào Bitcoin. Nhìn chung, không còn tỉnh thành nào chào đón thợ đào Bitcoin như trước nữa”, ông nói.
Một website từng tặng Bitcoin cho người dùng
Một lập trình viên từng mở website tặng Bitcoin vào năm 2010, khi loại tiền này có giá chưa đến 1 USD/đồng.
Câu chuyện được tiết lộ bởi thành viên GroundbreakingLack78 trên diễn đàn Reddit. Người này cho biết lập trình viên Gavin Andresen tại Mỹ từng mở website "cho không" 19.700 BTC vào tháng 6/2010.
Với tên miền freebitcoins.appspot.com , Andresen cho khách truy cập cơ hội kiếm 5 BTC mỗi ngày bằng cách gõ captcha, chương trình nhằm phân biệt người và máy.
Từng có website tặng 5 BTC cho khách truy cập vào năm 2010.
"Andresen đã nạp 1.100 BTC của mình để khởi động website. Lượng Bitcoin được nạp thêm sau khi đã tặng hết", thành viên GroundbreakingLack78 cho biết một số người khai thác, sở hữu nhiều Bitcoin vào năm 2010 cũng ủng hộ tiền cho website của Andresen.
Trên diễn đàn Bitcointalk năm 2010, Andresen nói rằng mục đích tạo ra website tặng Bitcoin để phổ biến loại tiền mã hóa đến nhiều người.
"Tôi mong muốn dự án Bitcoin thành công. Khả năng ấy sẽ cao hơn nếu mọi người có thể nhận một chút Bitcoin và dùng thử", Andresen chia sẻ.
Theo Coin Telegraph , Andresen đã góp phần phát triển Bitcoin từ những ngày đầu. Anh là người thiết lập hệ thống triển khai tham chiếu của Bitcoin, gia nhập đội ngũ phát triển chính từ năm 2012 khi Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin tuyên bố rút khỏi dự án.
Dù website tặng Bitcoin của Andresen không còn hoạt động, ảnh chụp màn hình trước đây của trang web cho thấy lượng Bitcoin có sẵn để tặng, ô nhập captcha và địa chỉ ví nhận Bitcoin. Số Bitcoin đã được tặng trên website này là 19.700 BTC, tương đương gần 1,2 tỷ USD theo giá trị hiện nay.
Giao diện website tặng Bitcoin của Andresen năm 2010.
Khi Bitcoin tăng giá mạnh, việc sở hữu 5 BTC là điều mơ ước của nhiều nhà đầu tư. Những người khai thác Bitcoin cũng gặp khó khi năng lực tính toán cần thiết để "đào" một Bitcoin đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Theo Investopedia , đến cuối tháng 12/2020 đã có khoảng 18,5 triệu BTC được tạo ra, chỉ còn khoảng gần 3 triệu Bitcoin trong tương lai. Tuy nhiên, lượng Bitcoin còn tồn tại và lưu hành là ít hơn, bởi gần 20% đã bị mất khi người dùng quên mật khẩu ví hoặc ổ cứng lưu trữ.
Do quy tắc Bitcoin halving, gần 3 triệu Bitcoin còn lại sẽ mất một thời gian rất dài để "đào" hết. Trong khi 18,5 triệu BTC ban đầu được đào trong hơn 10 năm, đồng Bitcoin cuối cùng có thể tạo ra sẽ rơi vào khoảng năm 2140, tức hơn 100 năm nữa.
Giá Bitcoin đạt mức kỷ lục hơn 60.000 USD vào tháng 3. Hiện tại, giá trị vốn hóa của loại tiền này đã vượt mốc 1.000 tỷ USD. Các tổ chức lớn đã đầu tư vào Bitcoin để giảm thiệt hại do tiền tệ mất giá. Theo các nhà phân tích, giá trị đồng tiền này sẽ còn tăng cao trong vài tháng tới.
Mức tiêu thụ điện khổng lồ đe dọa tương lai Bitcoin Nhiều ngân hàng đang lưỡng lự triển khai dịch vụ Bitcoin vì lo ngại những hậu quả môi trường có thể gây ra từ quá trình khai thác. Dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất từ đại học Cambridge, trong bối cảnh giá Bitcoin tăng lên mức chưa từng có, mạng lưới máy tính khổng lồ xử lý các thuật toán phức...