Thịt hun khói, đặc trưng ẩm thực Tây Bắc
Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Sơn La thì không thể không nhắc đến thịt hun khói, món ăn quen thuộc bao đời nay của đồng bào nơi đây.
Ngày nay, thịt hun khói được coi là đặc sản của miền núi Sơn La -Tây Bắc, mà bất cứ ai khi đến đây, cũng đều muốn được một lần thưởng thức và cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn này.
Theo như lời kể của các cụ cao niên, món thịt hun khói đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào miền núi Tây Bắc từ những ngày xa xưa. Khi chưa có điện và tủ lạnh, họ dùng bếp lửa hong khô thịt như một cách để dự trữ và bảo quản thức ăn. Những miếng thịt treo lủng lẳng trên gác bếp đã từng là hình ảnh quen thuộc trong mỗi ngôi nhà sàn ở các bản làng. Qua năm tháng, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng thịt hun khói vẫn được bà con lưu giữ như một món ăn có hương vị truyền thống khó bỏ.
Thịt hun khói được làm khô trên bếp lửa.
Mỗi dân tộc ở Sơn La lại có cách làm thịt hun khói khác nhau. Nhưng, đặc biệt nhất phải kể đến các loại thịt hun khói của đồng bào dân tộc Thái. Những món thịt treo trên gác bếp không đơn thuần chỉ là cách để họ dự trữ thức ăn theo phương pháp truyền thống, mà phải cần đến sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong mọi khâu chế biến và phải biết cách dùng gia vị để làm thăng hoa hương vị của món ăn đặc trưng núi rừng này. Thịt trâu gác bếp là cái tên phải nhắc đến đầu tiên khi nói đến các món thịt hun khói của đồng bào Thái Sơn La. Đây là món ăn vốn chỉ dùng để đãi khách quý, nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Không chỉ có vậy, thịt hun khói của đồng bào dân tộc Thái còn đa dạng, như: thịt bò, thịt lợn nạc, thịt lợn ba chỉ… đều được chế biến thành thịt hun khói với những cách thức riêng, mỗi món lại mang đến cho người thưởng thức những cảm nhận đặc biệt, không thể trộn lẫn. Để có món thịt hun khói đảm bảo ngon, người chế biến phải biết chọn loại thịt ngon, khéo léo trong sơ chế nguyên liệu và kinh nghiệm trong pha trộn gia vị để ướp thịt. Trong đó không thể thiếu tỏi, ớt và hạt mắc khén, đây được coi là bí quyết khiến món thịt hun khói có hương vị đặc biệt, kích thích vị giác người ăn. Mỗi người sẽ có công thức riêng, công đoạn chế biến cũng khác nhau để khi ăn, thớ thịt khô nhưng mềm, lên màu bắt mắt, giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt.
Video đang HOT
Ngày nay, thịt hun khói đã trở thành điểm nhấn đặc sắc cho văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Từ một món ăn giản dị trên gác bếp, món đặc sản này đã và đang được nhiều người biết đến, trở thành mặt hàng được thị trường đón nhận, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều gia đình gắn bó lâu năm với nghề làm ẩm thực dân tộc.
Sâu tre Tây Bắc - Ngon lạ lùng, có tiền chưa chắc mua được
Những con sâu tre trắng muốt, dài bằng hai đốt ngón tay bò lúc nhúc được đem chiên giòn tan cùng lá chanh là món ăn không phải ai cũng có can đảm thử.
Cũng như đuông dừa, sâu tre (sùng tre) là một loại ấu trùng. Chúng sống trong các đốt tre. Nó có màu trắng muốt, dài bằng hai đốt ngón tay. Sâu tre có hàm lượng đạm cao, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Sâu tre khá khó tìm nhưng một khi đã tìm được cây tre có sâu thì mỗi đốt thân cây sẽ chứa nhiều nhất là khoảng nửa kí sâu, có khi hơn. (Ảnh minh họa)
Để thu hoạch sâu tre, người ta thường dựa vào những đặc điểm như tre, nứa héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường. Khi ấy, chỉ cần chặt những đột ấy ra sẽ thấy rất nhiều sâu sống bên trong.
Những con sâu trắng muốt, múp rụp sống trong đốt tre. (Ảnh minh họa)
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để thử món này. Nhưng với người Tây Bắc, đây là một món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Thông thường, cách chế biến dễ nhất là đem sâu tre đi chiên giòn, vừa thơm, béo ngậy vừa giòn tan như bim bim.
Tiết trời Tây Bắc vào thu se lạnh, nhấm nháp cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi cùng cái bùi bùi, béo béo thì còn gì đặc sắc hơn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên hấp dẫn và trở thành đặc sản thì phải kể đến sâu tre xào lá chanh. Hương vị độc đáo, khác lạ này đã khiến nhiều thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Trước khi chế biến, người ta sẽ rửa thật kỹ sâu tre cùng với muối để loại bỏ chất bẩn. Đợi chúng ráo nước, trộn nguyên liệu này cùng với nước mắm và gia vị để cho thật ngấm.
Tiếp đến khử sâu cùng dầu nóng cho đến khi chín vàng thì cho thêm lá chanh xắt nhỏ để làm dậy lên mùi thơm lừng kích thích.
Sâu tre xào với lá chanh là món đặc sản khó cưỡng ở Tây Bắc.
Vì là đặc sản lại khó kiếm, sâu tre có giá thành không hề rẻ, có khi bị đội giá lên đến nửa triệu đồng/kg khi được bán ở miền xuôi. Dù vậy, nhu cầu của thực khách vẫn rất cao, nhiều người phải đặt hàng trước mới có.
Dù thơm ngon và bổ dưỡng là vậy, song món ăn đặc sản này cũng dễ gây dị ứng, có thể gây ngộ độc đối với một số người có cơ địa không phù hợp nên mọi người cần cân nhắc trước khi nếm thử.
Ngon miệng ngày lạnh với cơm lam Tây Bắc Từ tháng 10 năm trước tới tháng Giêng năm sau là thời điểm chặt tre/nứa làm cơm lam ngon nhất. Đã ăn cơm lam một lần thì cứ mùa lạnh lại thèm, nhưng không phải ở đâu cũng có cơm lam chuẩn vị Tây Bắc. Duyên ẩm thực cơm lam vùng cao về phố Người vùng cao đi nương, rẫy thường phải gói...