Thiếu trường học tại KCN huyện Đức Hòa (Long An): Học sinh phải… tăng ca
Học sinh (HS) ở các lớp, trường học tại địa bàn có khu, cụm công nghiệp ở huyện Đức Hòa – Long An liên tục phải đi học nhờ, học tạm, có khi “tăng ca” ngày thứ 7 do thiếu cơ sở vật chất (CSVC).
Giờ học của HS lớp 1 – Trường TH Nguyễn Văn Phú – huyện Đức Hòa – Long An. Ảnh: NTCC
“Điệp khúc” thiếu
Trường Tiểu học (TH) Nguyễn Văn Phú (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa – Long An) năm học 2020 – 2021 có 3.760 HS với 85 lớp. Thiếu CSVC, trường mượn tạm trụ sở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đức Hòa (đã giải thể) làm cơ sở 2, để 39 lớp học nhờ, trong đó có 20 lớp 1 (với 848 HS) và 19 lớp 2. Theo đó, từ đầu năm học đến nay, HS khối 1 vẫn học 1 buổi/ngày dù Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 yêu cầu phải dạy 2 buổi/ngày.
Thầy Nguyễn Văn Đạt, Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Phú cho biết: “HS quá đông mà CSVC hạn chế nên trong tháng đầu tiên của năm học mới, khối 1 vẫn học 1 buổi/ngày. Đầu tháng 10/2020, trường đưa vào sử dụng 18 phòng học được xây mới cho khối 1, đáp ứng nhu cầu dạy 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, CSVC mới bổ sung chỉ đủ đáp ứng cho khối 1 nên tình trạng quá tải sĩ số HS/lớpvẫn tồn tại”.
Do thiếu CSVC, HS chia nhau chỗ ngồi trong phòng học. Lớp ít nhất là 40 HS/lớp, đông nhất lên đến 50 HS/lớp, vì thế điều kiện học tập, di chuyển trong lớp của các em cũng bị thiệt thòi hơn so với HS các trường thuận lợi. GV phải làm việc hết công suất trong mỗi tiết học nhằm giúp HS nắm kỹ bài, đặc biệt là những em tiếp thu chậm.
Cũng trong tình trạng thiếu CSVC, thầy Lê Văn Đức – Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Dương (xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa) cho biết: Năm học này, trườngcó 1.479 HS, với 35 lớp, trong đó có 8 lớp 1 (với 309 HS), sĩ số bình quân cả trường là 42,25 HS/lớp. Hiện, trường chỉ có 28 phòng học nên ưu tiên cho khối lớp 1 học 2 buổi/ngày. Còn các khối khác đều phải “chia ca”, lớp học buổi sáng, lớp học chiều tùy theo khối, để giảm áp lực do thiếu phòng học. “Ngoài ra, nhà trường thiếu 3 GV. Theo đó, có GV phải phụ trách 2 lớp. Nhà trường cũng mong phân bổ thêm đội ngũ GV để giảm áp lực cho thầy cô”, thầy Đức tâm sự.
Đầu tư chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển
Video đang HOT
Trường TH Nguyễn Thị Hạnh (xã Mỹ Hạnh Nam – huyện Đức Huệ) cũng gặp những khó khăn do áp lực sĩ số ngày một tăng. Thầy Nguyễn Thanh Hoàng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường có 2.285 HS, với 52 lớp, sĩ số bình quân khoảng 44 HS/lớp, trong đó, có 11 lớp 1 (với 489 HS). Mặc dù quy định sĩ số là 35 HS/lớp nhưng do thiếu phòng học, có khi sĩ số tăng gần 45 HS/lớp, gây áp lực không nhỏ cho các GV. “Dạy lớp đông HS, GV cực hơn nhiều. Ngoài giảng bài tại bảng, thầy cô còn di chuyển đến từng HS để kiểm tra, giám sát mức độ hiểu bài, có thể nói là hoạt động hết công suất”, thầy Hoàng cho hay.
Do hơn 60% HS của Trường TH Nguyễn Thị Hạnh là dân nhập cư nên việc quản lý HS của GV đôi lúc gặp khó khăn. Một số phụ huynh không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Tình trạng HS vắng, nghỉ kéo dài sau Tết Nguyên đán hoặc chuyển đến, chuyển đi thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến nền nếp, chất lượng giáo dục của các trường. GV theo đó cũng phải vất vả trong việc củng cố kiến thức cho các em.
Theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đức Hòa – ông Lê Ngọc Khanh, HS đến tuổi đi học ở địa phương ngày càng tăng trong khi một số công trình triển khai thi công chậm trễ, chưa kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới. Huyện đưa ra giải pháp tình thế là tận dụng các phòng chức năng hoặc mượn tạm phòng học của đơn vị bạn để dạy học. Để nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm HS được học tập trong môi trường tốt, bài toán đầu tư mở rộngquỹ đất để xây dựng CSVC, giảm áp lực sĩ số HS, đang được địa phương này tính toán.
Cũng theo Sở GD&ĐT Long An, năm 2019, các địa phương của tỉnh làm chủ đầu tư Dự án Giải quyết vấn đề trường, lớp học ở các khu, cụm công nghiệp cho con em công nhân với tổng kinh phí thực hiện 16.774 triệu đồng đầu tư cho 9 trường với 66 phòng học (mầm non: 18 phòng; tiểu học: 36 phòng; THCS: 12 phòng). Để giải quyết tình trạng thiếu CSVC tại các trường học trên địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp phát triển, tỉnh cũng đã bố trí nguồn vốn và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa về xây dựng CSVC trường học, đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mạng lưới trường học chưa được đưa vào sử dụng, gây quá tải cho một số trường, áp lực công việc đè nặng vai giáo viên.
Vượt khó để dạy học hiệu quả
Để phát triển năng lực học sinh, cùng với nội dung chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đạt được mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đề ra.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Ninh Thắng (Hoa Lư - Ninh Bình) thực hành trong giờ Tiếng Việt 1. Ảnh: NTCC
Dẫu còn bất cập song các địa phương, nhà trường vẫn nỗ lực vượt khó để làm tốt công tác dạy - học.
Hỗ trợ quan trọng
Yêu cầu đổi mới CTGDPT, nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới về cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng. Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực, được lồng ghép trong các môn học với những đặc thù riêng.
Theo đánh giá của các thầy cô giáo, sử dụng thiết bị dạy họchiệu quả không chỉ góp phần hình thành tư duy khoa học cho học sinh (HS) mà còn góp phần phát triển kỹ năng nghề nghiệp của chính GV.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên 2 bộ sách Tiếng Việt 1 mới là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo) bày tỏ: Không thể nói nếu thiếu thiết bị, GV không giảng dạy được. Tuy nhiên, thiết bị dạy học hỗ trợ thêm rất nhiều cho GV trong quá trình dạy học.
Thực tế cũng cho thấy, ở những địa phương, nhà trường được trang bị đầy đủ máy móc, máy chiếu, thiết bị dạy học hiện đại, GV sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho giảng dạy, hoạt động dạy - học nâng cao chất lượng hiệu quả. Mặt khác, nếu GV chỉ dùng SGK trong quá trình giảng dạy trên lớp, không có thiết bị dạy học... sẽ mất thời gian hơn để hỗ trợ HS tiếp cận bài học, phương pháp dạy học đơn điệu, thiếu sinh động, hấp dẫn. Việc học và tiếp thu bài trên lớp của HS giảm hiệu quả đáng kể.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng lấy ví dụ: 1 tiết học có 35 phút, nếu GV chỉ sử dụng SGK để dạy có thể "cháy" giáo án nhưng nếu tận dụng được máy tính, màn hình, máy chiếu... hoạt động dạy học không chỉ diễn ra suôn sẻ hơn mà còn hấp dẫn, cuốn hút HS học tập. Cụ thể, với môn Tiếng Việt 1, khi HS có đủ bảng cài, bảng chữ cái có thể thực hành, học tập hiệu quả ngay trên lớp.
Ông Phạm Văn Tỉnh - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) cũng khẳng định: Thiết bị dạy học chắc chắn phải có trong quá trình triển khai CTGDPT mới. Nếu không có thiết bị, việc dạy - học khó hiệu quả. Đặc biệt với môn Tiếng Việt 1, ở những tuần đầu giảng dạy nếu dạy "chay" không có trang thiết bị hỗ trợ GV sẽ khó khăn khi dạy HS nắm bắt âm, vần, tiếng... Và khi HS học không tốt môn Tiếng Việt, không đọc thông, viết thạo... cũng khó khăn hơn trong việc học tốt các môn học khác.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh - Ninh Bình). Ảnh: NTCC
Linh hoạt thiết bị dạy học
Danh mục thiết bị dạy học được Bộ GD&ĐT ban hành, dựa theo yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình môn học và sử dụng thống nhất.
Mặt khác, yêu cầu của CTGDPT 2018 là nâng cao kỹ năng thực hành cho HS, do đó trang bị đủ thiết bị dạy học là yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra nhà trường, GV có thể mua sắm, tự tạo thêm các thiết bị ngoài danh mục nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Để chuẩn bị thiết bị dạy học trong CTGDPT mới, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT và trường tiểu học rà soát thực trạng thiết bị dạy học và phân loại theo các nhóm (Còn sử dụng được; Hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; Hư hỏng hoàn toàn). Dựa trên kết quả rà soát xây dựng Kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1...
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) chia sẻ: Năm học này nhà trường chọn bộ SGK "Cánh diều" đưa vào dạy học cho HS lớp 1. Để hình thành kiến thức, chuyển từ âm vần sang kênh hình, khi dạy học đòi hỏi GV phải có các thiết bị dạy học hỗ trợ như ti vi, sách điện tử...
Hiện tại, trường có 9 điểm trường nhưng mới có 1 bộ thiết bị dạy học. Nhà trường đặt bộ thiết bị tại điểm trường chính, 8 điểm lẻ chưa có nên việc dạy học vất vả hơn. Tuy nhiên, với tinh thần khắc phục khó khăn, trường yêu cầu GV tận dụng những đồ dùng dạy học từ năm trước, kết hợp đồ dùng dạy học tự tạo. Như vậy, việc dạy học sẽ thêm hiệu quả, giúp HS nhanh chóng bắt nhịp với chương trình và kiến thức mới.
GS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán 1 bộ SGK "Cánh diều" cũng khẳng định: Môn Toán 1 trong CTGDPT 2018 vẫn tuân thủ tối thiểu các thiết bị dạy học theo thông tư 05/2019/TT-BGDĐT. Do đó trang thiết bị dạy học không có gì thay đổi lớn so với chương trình GDPT hiện hành. (Thêm 2 hình lập phương và chữ nhật, GV hoàn toàn có thể tự tạo để đưa vào dạy học).
Như vậy, các nhà trường có thể thu gom lại thiết bị dạy học từ năm trước bổ sung vào thiết bị còn thiếu của năm nay. Ngoài ra có thể yêu cầu GV tự tạo đồ dùng dạy học với các đồ dùng đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện để đưa vào giảng dạy.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng Chủ biên môn Tiếng Việt 1 bộ sách "Kết nối tri thức" và "Chân trời sáng tạo" cũng khẳng định: Thiết bị dạy học từ năm ngoái (đối với môn Tiếng Việt 1) gần như không có sự thay đổi nên các trường hoàn toàn có thể tận dụng lại. Mặt khác, quá trình giảng dạy đội ngũ GV cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học cũ để đưa vào bài giảng trong chương trình SGK lớp 1 mới.
Sở GD&ĐT Ninh Bình quán triệt các nhà trường trong trường hợp thiết bị mới chưa đầy đủ sẽ tận dụng lại thiết bị năm trước. Thậm chí, GV có thể tham gia tự tạo đồ dùng học tập đơn giản để phục vụ tức thời cho dạy học thực tế và phù hợp với đối tượng HS trên lớp. Chính vì vậy, việc thiếu thiết bị dạy học tạm thời không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiệu quả của dạy học thực tế, đặc biệt với HS lớp 1 thực hiện CT và SGK mới. - Ông Phạm Văn Tỉnh
Lâm Đồng: Hội nghị chuyên đề về dạy học Tiếng Việt lớp 1 Ngày 21/10 Sở GD&ĐT Lâm Đồng tổ chức hội nghị chuyên đề "Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học". Quang cảnh Hội nghị. Tham dự có 200 đại biểu đến từ Phòng GDTH Sở GD&ĐT Lâm Đồng; lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố...