Thiếu nữ trưng ảnh khỏa thân tìm người nuôi
Hiện tại thì Bành Xuân Bình vẫn chưa tìm được người “nuôi dưỡng” nhưng hình ảnh khỏa thân và tự sự gây sốc của cô đã ngập tràn trên những trang tin tức và báo mạng Trung Quốc.
Bành Xuân Bình (Vân Nam, Trung Quốc) trước đây đã từng nổi tiếng trong thế giới mạng vì tự trưng ảnh khỏa thân, giờ thì cô càng nổi tiếng hơn khi có biệt danh mới “lõa nữ tung ảnh khỏa thân làm gái bao” . Dưới đây là những lời “tự sự” đi kèm theo những bức ảnh khỏa thân của Bành Xuân Bình:
“Chào mọi người! Tôi chính là người nổi tiếng trên mạng: lõa nữ Vân Nam Bành Xuân Bình, tin rằng mọi người đều biết tôi. Tôi cao 1m62, nặng 49 kg, năm nay 21 tuổi, hoạt bát vui vẻ, phóng khoáng, hiện đại cởi mở, nho nhã đoan trang.
Ba tôi mất rồi, hạnh phúc của mẹ ba đã vĩnh viễn không trao được, điều tôi có thể làm là lau khô nước mắt tiếp tục hướng tới tương lai. Trời đã dần dần lạnh rồi, bản thân trôi dạt tha hương, không có nhà để trở về, chỉ biết quẩn quanh trong giá rét, thất thểu trong gió tuyết. Tuy thời tiết lạnh giá như vậy, nhưng trái tim tôi lại nhiệt tình phóng khoáng!
Tôi là lõa nữ Vân Nam, nhưng tôi cũng là con người, không phải là sắt thép, mà là một người đang còn sống! Tôi thật sự rất lạnh, rất lạnh! Tôi muốn một cuộc sống phấn khích, muốn được thoải mái vui vẻ!
Hôm nay mong mọi người hãy vứt bỏ thế tục để đọc tin tức về mong muốn được “nuôi dưỡng” của tôi:
Yêu cầu của tôi vốn không cao, tôi chỉ hy vọng anh ấy là một người đàn ông kiện tráng, khỏe mạnh, chỉ cần anh ấy cho tôi một căn phòng ấm áp, cho một chiếc ti vi, một không gian viết lách để tôi viết lại những bất hạnh mà gia đình mình gặp phải, viết lại câu chuyện của tôi, cuộc đời tôi. Ngoài ra mỗi tháng cho tôi 10.000 tệ để trang trải cuộc sống.
Video đang HOT
Tuy không có thân hình của người mẫu hay khuôn mặt “tiên nữ” nhưng tôi tuyệt đối tự tin khiến bạn đích thân cảm nhận được các chiêu kích thích và cuồng bạo!”
Trái với mong muốn của Bành Xuân Bình, nhiều độc giả tỏ ra phản cảm với hành động và tuyên ngôn của cô, nhiều người còn thẳng thừng nhận xét đây chẳng khác nào là hành động “bán thân” với ngôn ngữ “khơi gợi sắc tình”. Nhiều độc giả còn châm biếm: “Thà đừng tung hê lên có khi lại tìm được người nuôi thân, giờ thì hot quá, không biết có người đàn ông nào cảm thấy an toàn khi bỏ tiền ra nuôi cô gái táo bạo này không”.
Trước áp lực của “búa rìu dư luận”, Bành Xuân Bình cũng không ngần ngại phản bác lại:
“Tôi thừa nhận mình không phải là cô gái thuần khiết, bản thân tôi đã từng trải qua rất nhiều nỗi bất hạnh, cộng thêm cả sự chấp nhận phô bày thân thể, biến bản thân trở thành đồ chơi phơi bày trước mặt mọi người, để mọi người thưởng thức miễn phí cơ thể và vết thương của tôi.
Cuộc sống của tôi là một sân khấu, còn tôi là diễn viên trên sân khấu, mọi người lại là khán giả ngồi phía dưới! Những gì mà mọi người nhìn thấy chính là nghệ thuật mà tôi biểu diễn, những gì mọi người thưởng thức cũng chỉ là vẻ ngoài của một người đàn bà mua vui cho mọi người. Mọi người không thể biết được phía sau cô ấy rút cuộc có bao nhiêu máu, nước mắt và sự đau lòng!”
“Tôi hy vọng mọi người có thể ủng hộ tôi, cổ vũ cho tôi! Tôi không hy vọng mọi người nghĩ sai hay chửi bới tôi. Bởi vì các bạn không phải là giun đũa trong bụng tôi, suy nghĩ của tôi, trải nghiệm của tôi, cảm xúc của tôi, các bạn đều không thể thấu hiểu, đừng dùng ánh mắt của các bạn để đánh giá tôi, được không?”
Hiện tại thì Bành Xuân Bình vẫn chưa tìm được người “nuôi dưỡng” nhưng hình ảnh khỏa thân và tự sự gây sốc của cô đã ngập tràn trên những trang tin tức và báo mạng Trung Quốc.
Theo Vietnamnet
Báo chí Đức khen ngợi trí tuệ của học sinh Việt
Có một điều lạ là trong những ngày này, đồng loạt các báo giấy và báo mạng đều đăng về "hiện tượng Việt Nam" (như là một điều để các nhà giáo dục Đức suy nghĩ).
Ngày 7/12/2010 là ngày PISA, chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCED chính thức công bố kết quả nghiên cứu về giáo dục ở 34 nước và thành phố lớn. Theo đó Thượng Hải, Hàn Quốc, Phần Lan đứng đầu danh sách. Nước Đức có tiến bộ chút đỉnh so với 3 năm trước; tuy nhiên nó không đủ khiến cho ai cũng vui mừng. Có một điều là cũng đúng trong ngày này đồng loạt các báo giấy và báo mạng đều đăng về hiện tượng Việt Nam" (như là một điều để các nhà giáo dục Đức suy nghĩ?). Xin chọn một bài báo mạng có ảnh rõ và đẹp để dịch ra đây. Với tôi, khi đọc bài báo này, có cảm tưởng như là được uống một cốc rượu vang hâm nóng giữa chợ Noel.
Học sinh Việt Nam luôn đứng đầu trong các trường Gymnasium
Vũ Kim Hoàn
Học sinh nữ Kim Hoan Vu (Vũ Kim Hoàn) có rất ít thời gian. Em là học sinh xuất sắc nhất lớp, em chơi piano và là hướng dẫn viên du lịch trong bảo tàng tranh cổ bằng năm thứ tiếng: Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.
Rất tự tin, em kể về các thành tích của mình trong các kỳ thi ngoại ngữ, lấy học bổng và trách nhiệm của em trong vai trò là người phát ngôn (tương đương với lớp trưởng) của lớp và của khối. "Em luôn thấy mình có trách nhiệm khi nhận những việc này", nữ học sinh 16 tuổi nói. Em là một trong rất nhiều học sinh Việt Nam xuất sắc ở CHLB Đức, những học sinh đã vượt xa các bạn học người Đức của mình.
Kim Hoan đang học lớp 10 ở trường Romain-Rolland-Gymnasiums Dresden. Em đến Đức khi 3 tuổi. Bố mẹ em lúc nào cũng phải làm việc rất nhiều. Em bảo không muốn bố mẹ lại phải thêm lo lắng khi con lại còn mang điểm xấu về nhà. Lúc đầu em chịu rất nhiều áp lực: "Nếu em có một điểm 2 toán thì đối với mẹ em đấy là một thảm họa, trong khi em cho rằng một điểm 2 là cũng tốt rồi". (Điểm 1 là điểm cao nhất ở Đức). Để cho khỏi quên nguồn gốc, em nói chuyện với bố mẹ và thường xuyên nhất là với chị gái bằng tiếng Việt.
Là một người nước ngoài, Kim Hoan nói, em không muốn mình trở thành gánh nặng của nước Đức. "Em muốn cống hiến một chút gì đó vì chúng em đã được phép sống tại nơi này". Cũng vì lẽ đó mà em rất cần cù trong học tập và hay giúp đỡ các bạn khác làm bài tập. Cha mẹ em từ rất sớm đã dạy em không nên tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.
Kim Hoan chẳng phải là trường hợp cá biệt. Phải lục lọi trí nhớ một lúc thật lâu em mới thấy có một người đồng hương không học Gymnasium. Em không phải là học "quá gạo" so với các bạn cùng lớp, chỉ là có cách học khác thôi. "So với bạn gái thân nhất của em thì em còn lười hơn nhiều".
"Trên toàn CHLB Đức có 59% học sinh Việt nam học Gymnasium, Trong khi đó học sinh Đức chỉ là 43%" - ông Olaf Beuchling, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, nói. Ông lấy các con số này từ các số liệu của cơ quan thống kê liên bang. Beuchling đang nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Leipzig, đối chiếu các nghiên cứu về giáo dục và đã nhiều năm theo dõi thành tích học tập của học sinh Việt Nam.
Tại tiểu bang Sachsen, nơi có đông người Việt Nam thì khoảng cách với học sinh Đức lại còn lớn hơn. Tại đây có đến 3/4 học sinh Việt Nam học Gymnasium, trong khi đó đối với học sinh Đức vẫn chỉ là 43%. (Tất nhiên con số này có thể dễ dàng thay đổi vì có nhiều học sinh Việt Nam nhập quốc tịch và do đó số này được tính là người Đức).
Giáo dục ở Việt Nam có một vị trí rất khác so với Đức, ông Beuchling nói: "Ai được học hành thì có thể thăng tiến và là niềm vinh dự của gia đình". Từ nhiều cuộc phỏng vấn với học sinh Việt Nam, ông biết rằng, nhiều học sinh chịu áp lực rất lớn. Và do đó có không ít các em gặp vấn đề tâm lý.
Bố của Minh Tuan Hoang (Hoàng Minh Tuấn) cho con đi học từ sớm. "Con phải thật chăm học và phải luôn luôn học giỏi hơn các bạn khác", bố em nói. Cậu con trai học lớp 7 ở một trường Gymnasium tại Dresden và học hành rất tự giác. Em là một trong những học sinh nhất lớp. "Tổng kết cuối năm vừa rồi, điểm trung bình của em là 1,3", em học sinh Việt Nam tự hào nói.
"Các đồng hương của Hoàng ngày nay ở Sachsen phạm tội ít hơn hẳn những ngày đầu mới thống nhất nước Đức", Hoàng, chủ tịch Hội Người Việt tại Dresden, nói. "Nhiều nhà tuyển dụng còn gác lại các hồ sơ xin việc mang tên Việt Nam. Nếu con cái của chúng tôi không giỏi hơn người khác thì chúng sẽ thiệt thòi".
"Ở trường Gymnasium Dresden Bertolt-Brecht đặc biệt là có rất nhiều học sinh Việt Nam theo học. Có khoảng 70 trong tổng số 800 học sinh có nguồn gốc Việt Nam", thầy hiệu trưởng Marcello Meschke nói.
Thầy công nhận rằng các học sinh Việt Nam có tác phong học tập rất tốt: "Các em rất quan tâm đến thành tích cá nhân của mình. Ai trong các em mà muốn tốt nghiệp thì người đó cũng phải làm bài thi Abitur (lớp 12) một cách hoàn chỉnh và tốt nhất. Ở đây tôi chưa hề biết có em nào bị trượt". .
Theo Bee
9X Trung Quốc và cuộc đọ chân dài trên mạng Một tờ báo mạng Trung Quốc đã tổ chức cuộc bình chọn tự phát "Ai là người có đôi chân dài đẹp nhất" để các người đẹp 9X "da trắng, dáng xinh, yêu lại càng yêu" tranh tài. Trung Quốc là một trong những quốc gia Châu Á hội tụ rất nhiều người đẹp. Trong thời đại 9X lên ngôi như hiện nay...