Thiếu niên Mỹ tập trung tại LHQ, hối thúc chống biến đổi khí hậu
Greta Thunberg đã cùng với hàng trăm người biểu tình trẻ tuổi, trong đó có những trẻ em chỉ khoảng 6 tuổi, đã tập trung bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc hô vang các khẩu hiệu bảo vệ Trái Đất.
Hàng trăm thiếu niên Mỹ tập trung bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc. (Nguồn: aljazeera.com)
Ngày 30/8, nhà vận động môi trường trẻ tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg đã cùng với hàng trăm thiếu niên Mỹ tập trung bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc ở New York, kêu gọi các nước, các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường các nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.
Hàng trăm người biểu tình trẻ tuổi, trong đó có những trẻ em chỉ khoảng 6 tuổi, đã tập trung bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc hô vang các khẩu hiệu bảo vệ Trái Đất. Với nhiều người trong số này, đây là lần đầu tiên họ tham gia một cuộc biểu tình bảo vệ khí hậu.
Sự xuất hiện của Greta Thunberg đã truyền cảm hứng cho những thiếu niên trẻ tuổi sẵn sàng góp tiếng nói để bảo vệ hành tinh. Thunberg tham gia cuộc biểu tình ngay trước khi tới gặp Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Maria Fernanda Espinosa.
Người phát ngôn của bà Espinosa cho biết trong cuộc gặp này, Thunberg đã hối thúc các nhà lãnh đạo, các quan chức Liên hợp quốc không nên dừng lại ở lời nói mà cần có hành động thực tế.
Cô gái 16 tuổi người Thụy Điển đã trở thành biểu tượng của hành động vì môi trường toàn cầu khi khởi xướng phong trào “Fridays For Future” (Những ngày thứ Sáu vì tương lai) từ năm 2018.
Video đang HOT
Bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn phát triển Asperger ở độ tuổi 12, bệnh tật đã không thể cản bước Thunberg thực hiện ý tưởng bảo vệ môi trường của mình. Từ tháng 8/2018, cô đã bắt đầu ngồi bên ngoài Quốc hội Thụy Điển để kêu gọi các nghị sỹ hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Nhờ sức mạnh của truyền thông, hành động của cô nhanh chóng thu hút sự chú ý và truyền cảm hứng tới các sinh viên trên toàn thế giới và phong trào “Fridays for future” được ra đời từ đó.
Trong những tháng gần đây, vào thứ Sáu mỗi tuần, hàng nghìn học sinh, sinh viên ở hơn 120 quốc gia trên thế giới lại xuống đường tuần hành, hô vang các khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ hành tinh.
Các cuộc tuần hành của giới trẻ nhằm đánh động dư luận thế giới phải có hành động cấp thiết chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường toàn cầu. Đây là lần đầu tiên, giới trẻ trên toàn thế giới đồng loạt xuống đường để bảo vệ tương lai của mình.
Với những kiến thức tiếp thu được trong trường học, giới trẻ ngày nay hoàn toàn có lý do để lo ngại cho tương lai, vì đến năm 2050, chính họ sẽ là nạn nhân đầu tiên của những thảm họa sinh thái không thể đảo ngược được nếu nhân loại không khẩn cấp có hành động ngay từ bây giờ./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam )
Nóng: Hàng trăm nghìn học sinh khắp thế giới đồng loạt rời lớp học trong ngày hôm nay (15/3)
Gần 2.000 cuộc biểu tình sẽ diễn ra tại 106 quốc gia trong khuôn khổ phong trào Global Climate Strike.
Hàng trăm nghìn học sinh tại hơn 100 quốc gia đã, đang và sẽ tạm thời rời lớp học hôm nay (15/3) để xuống đường biểu tình. Đây là chuỗi sự kiện mang quy mô toàn cầu nằm trong chiến dịch Global Climate Strike (tạm dịch: Biểu tình vì khí hậu toàn cầu), kêu gọi các chính phủ nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường Trái đất.
Bắt nguồn từ cuộc biểu tình cá nhân của Greta Thunberg trước cửa Quốc hội Thụy Điển vào năm ngoái, Global Climate Strike đã lan rộng ra khắp các châu lục, thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn trường học.
Các học sinh tiểu học tại Australia cũng tham gia biểu tình
Cuộc biểu tình toàn cầu ngày 15/3 được kỳ vọng sẽ là sự kiện lớn nhất cho tới nay của phong trào. Nó diễn ra trong bối cảnh môi trường và khí hậu toàn cầu đang phải đối mặt với những nguy cơ vô cùng cấp bách. Tổ chức Ân xá quốc tế cảnh báo, việc các chính phủ thế giới thất bại, không thể tìm ra được những biện pháp hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường, có thể dẫn tới "một trong những hành động vi phạm nhân quyền xuyên thế hệ lớn nhất trong lịch sử".
Ông Kumi Naidoo, Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết: "Thật đáng tiếc khi trẻ em phải hy sinh những ngày học của mình để yêu cầu người lớn làm những việc đúng đắn. Tuy nhiên, họ biết được, sự thiếu hoạt động trong hiện tại sẽ dẫn tới những hậu quả như thế nào cho chính bản thân họ và các thế hệ tương lai. Đây nên là khoảnh khắc để cho giới chính trị tự xem lại bản thân mình".
Theo kế hoạch sẽ có tới 1.693 cuộc biểu tình được tổ chức tại 106 quốc gia trên khắp thế giới. Không chỉ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ các trường học tại châu Âu và châu Mỹ, sự hiện diện của các học sinh - sinh viên châu Á cũng có quy mô lớn. Theo CNN, có 33 sự kiện diễn ra tại Ấn Độ, 55 tại Australia, 11 tại Philippines, cùng các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka...
Các học sinh - sinh viên Thái Lan
Học sinh Hàn Quốc cũng tham gia biểu tình vì môi trường (ảnh: CNN)
Nữ sinh cấp ba Seu-gyung Kim, 17 tuổi - người tham gia biểu tình tại Seoul với nhóm hoạt động môi trường Youth for Climate Action chia sẻ: "Tôi không biết tại sao chính phủ không đầu tư vào lĩnh vực tái tạo năng lượng nữa, nhưng lại vẫn đổ tiền vào các nhà máy chạy bằng than".
Tổ chức Năng lượng quốc tế thống kê, chỉ mới 2% ngành năng lượng của Hàn Quốc là có thể tái tạo được.
Tính đến 11h sáng thứ Sáu, theo cập nhật của CNN, các cuộc biểu tình đã bắt đầu diễn ra rất rầm rộ tại New Zealand và Australia; trong đó, có tới 20.000 học sinh - sinh viên đã đổ xuống các đường phố của Melbourne.
Hàng chục nghìn học sinh - sinh viên đổ xuống các đường phố của Melbourne
Minh Đức
Theo Baotoquoc
Nữ sinh "ép" EU chi hàng trăm tỉ USD cứu trái đất Nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg - người truyền cảm hứng cho phong trào toàn cầu của những trẻ em chống lại biến đổi khí hậu - vừa nhận được cam kết của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhằm chi hàng trăm tỉ USD để chống lại sự ấm lên toàn cầu trong thập kỷ tới. Phát...