Thiếu niên 17 tuổi hack cả nhà mạng lớn ở Mỹ để dùng chùa Internet di động
Trong khi học sinh trung học giờ chỉ biết cầm điện thoại Facebook cả ngày, cậu bé này đang hack được T-Mobile.
Cậu bé Jacob Ajit, 17 tuổi.
Cậu bé Jacob Ajit, 17 tuổi được sử dụng chùa lưu lượng mạng điện thoại nhưng từ đâu mà cậu có cái nguồn chùa đó? Cậu tiến hành hack mạng di động.
Quả là tuổi trẻ tài cao.
“Chân thành mà nói, em chỉ điều tra lỗ hổng bảo mật này vì tò mò mà thôi, và bên cạnh đó học hỏi xem cách mạng lưới mạng di động hoạt động như thế nào”, cậu Ajit trả lời khi được hỏi về mục đích làm vậy.
“T-Mobile sẽ sửa lỗi này sớm thôi, nhưng trong lúc đó em muốn chia sẻ cách thức hack này cho toàn bộ cộng đồng được biết”.
Theo như Ajit nói, cậu tìm ra lỗi này khi ngồi nghí ngoáy chiếc điện thoại T-Mobile trả trước nhưng không có tín hiệu từ nhà cung cấp.
Video đang HOT
Nhưng bằng cách nào đó, chiếc điện thoại vẫn có thể kết nối mạng, mặc dù chiếc T-Mobile ấy chỉ dẫn cậu tới một đường link duy nhất, hỏi rằng cậu có muốn gia hạn phí để sử dụng internet không. Thêm vào đó, ứng dụng thử tốc độ internet vẫn hoạt động bình thường qua server của T-Mobile.
Ajit nhận ra rằng cậu có thể truy cập được thông tin từ bất kì thư mục nào có tên “/speedtest”, có lẽ bởi vì T-Mobile đã cho phép bất kì file nào đến từ các cuộc kiểm tra tốc độ internet, bất kể nó đến từ host nào.
Cậu đã thử tạo một thư mục mang tên “/speedtest” trên trang web của mình và đưa vào đó các file phim và nhạc, và cậu đã có thể truy cập được internet.
Cậu cũng đã tạo ra một server proxy cho phép những người dùng khác có thể truy cập vào bất kì website nào mà họ muốn. Tất cả những gì một người sử dụng dịch vụ T-Mobile phải làm là vào trang web này, điền vào đó đoạn URL của trang họ muốn truy cập.
“Chỉ cần như vậy, giờ em có thể truy cập không giới hạn vào mạng internet thông qua mạng lưới T-Mobile mà chẳng phải trả đồng nào”, Ajit nói.
Một trong số người sử dụng T-Mobile sau khi đọc bài này đã thử tắt đường truyền của mình và xem xem việc “hack dữ liệu” này có hoạt động không, nhưng có vẻ là không được.
Rất có thể rằng việc này chỉ có thể làm được với thuê bao trả trước, với một mạng internet luôn có sẵn chỉ chờ người dùng trả tiền, hoặc T-Mobile đã sửa hệ thống.
T-Mobile hiện vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho việc này.
Ajit chỉ là một học sinh cấp hai tại Trường Khoa học Công nghệ Thomas Jefferson, bang Virginia, nhưng cậu đã có thể có được một thành tựu “để đời” như vậy, rất có thể trong tương lai cậu sẽ được chính phủ thuê về để làm việc.
Nhưng hiện giờ, ta cứ đánh giá một điều chắc chắn rằng cậu rất thông minh đi đã. Và như một sự hiển nhiên, Ajit muốn theo đuổi ngành khoa học máy tính trong tương lai.
Chúc em may mắn.
Theo GenK
Hứa hẹn kỷ nguyên 5G
Các công ty cung cấp hạ tầng viễn thông cùng những nhà mạng lớn trên thế giới đang chạy đua để sớm cung cấp mạng điện thoại di động 5G, hứa hẹn những tiện ích vượt trội.
Sự phát triển từ 1G lên 5GNGUỒN: TL
Ngày 2.9, trang Business Insider dẫn thông báo từ Ericsson cho hay hãng này đang sẵn sàng cung cấp các thiết bị lõi, hạ tầng mạng để các nhà mạng đưa vào sử dụng dịch vụ điện thoại di động thế hệ 5 (5G) vào năm 2017. Mục tiêu này sớm hơn 3 năm so với dự tính trước đó của các cơ quan viễn thông thế giới đưa ra. Ericsson đang có kế hoạch hợp tác với 26 nhà mạng trên thế giới để phát triển 5G. Việc tăng tốc của Ericsson là dễ hiểu bởi một số công ty đối thủ khác cũng đang có tham vọng tương tự.
Cụ thể, theo tờ The Wall Street Journal, cả Nokia lẫn Huawei và ZTE cũng đang đẩy nhanh việc cung cấp hạ tầng mạng 5G. Hồi tháng 8, Tập đoàn viễn thông BT của Anh và Nokia đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển 5G. Còn tại Mỹ, hồi tháng 7, Ủy ban Viễn thông liên bang nước này (FCC) đã thông qua việc cho phép triển khai dịch vụ mạng 5G.
Tiện ích vượt trội
Hiện nay, ngoại trừ một số ít quốc gia phát triển đã cung cấp 4G thì nhiều nước vẫn đang lấy 3G làm chủ lực và đang thử nghiệm 4G để cung cấp các tiện ích đa phương tiện không dây. So với 4G, 5G sẽ có tốc độ truyền dữ liệu được cho là nhanh hơn đến 100 lần, nhờ đó các tiện ích di động sẽ chuyển sang một bước ngoặt mới.
Theo chuyên trang công nghệ CNET, tốc độ nhanh vượt trội không chỉ cho phép điện thoại di động 5G truyền hình trực tiếp như lâu nay, mà chất lượng hình ảnh có thể đạt đến chuẩn 4K. Đặc biệt, nó có thể kết nối để theo dõi góc nhìn toàn diện nhờ vào hệ thống camera 360. Từ đó kết hợp cùng công nghệ thực tế ảo để có thể tương tác cùng hình ảnh từ hiện trường. Tương tự, khi công nghệ thực tế ảo vận hành trên 5G, người dùng có thể chơi game và "chạm" vào bạn bè cùng chơi, tạo ra một không gian như thực.
5G còn là nền tảng quan trọng cho cuộc cách mạng xe tự hành mà nhiều hãng đang phát triển. Lâu nay, do công nghệ mạng không dây còn bị giới hạn về mặt tốc độ, nên độ trễ khá lớn giữa các cảm biến của xe và trung tâm truyền dữ liệu. Vì thế, mạng 5G với tốc độ đột phá sẽ hạn chế độ trễ cực thấp và khả năng truyền tải dữ liệu cực nhanh. Nhờ đó, chiếc xe sẽ vận hành chính xác và an toàn hơn. Qua đó, một cuộc cách mạng về giao thông sẽ được mở ra khi gần đây, taxi tự hành, xe buýt và cả xe tải tự hành đều đã được chạy thử nghiệm trên đường công cộng ở nhiều nước. Khi mạng di động tiến thêm một bước cũng sẽ góp phần lớn vào kỷ nguyên giao thông tự hành.
Bên cạnh đó, 5G cũng có thể tạo ra đột phá trong y khoa khi nối kết nhanh chóng kết quả xét nghiệm và thậm chí phát triển mạnh về robot phẫu thuật. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu nhanh, robot phẫu thuật sẽ có thể phối hợp tức thì cùng các điều lệnh của bác sĩ và các robot trong cùng hệ thống. Tương tự công nghệ xe tự lái, mạng 5G với độ trễ cực thấp sẽ giúp robot thực hiện chính xác.
Hoàng Đình
Theo Thanhnien
Một nhà mạng Phần Lan lập kỷ lục về tốc độ 4G Hãng cung cấp dịch vụ di động Elisa (Phần Lan) vừa tuyên bố phá vỡ kỷ lục truyền tải dữ liệu 4G với 1,9 Gb/giây và đây là tốc độ nhanh nhất lịch sử trên mạng di động này. Elisa vừa thiết lập kỷ lục mới về tốc độ mạng 4G. "Từ các số liệu về mạng di động mà chúng tôi biết,...