Thiếu niên 15 tuổi chế tạo thiết bị cầm tay thu giữ carbon từ khí quyển
Ở độ tuổi 15, cậu bé Nhật Bản Kazumi Muraki đã chế tạo được một thiết bị cầm tay có thể thu giữ carbon từ bầu khí quyển.
7 năm sau, nhà hóa học trẻ này đang nghiên cứu cách để chuyển số carbon đó thành nhiên liệu.
Kazumi Muraki và thiết bị cầm tay có thể thu giữ carbon từ bầu khí quyển. Ảnh: NHK
Chia sẻ với đài CNN, Muraki cho hay khi còn là một cậu bé, anh chưa bao giờ hứng thú với khoa học cho đến khi ông của anh đưa cho anh cuốn tiểu thuyết thiếu nhi với tên gọi “Chìa khóa bí mật vũ trụ của George” của tác giả Stephen Hawking quá cố và con gái Lucy.
Muraki cho biết trong cuốn sách, nhân vật chính thực hiện hành trình tìm kiếm một hành tinh phù hợp cho sự sống của con người và định cư trên Sao Hỏa. Ngạc nhiên trước những bức ảnh về hành tinh Đỏ và hoàng hôn màu xanh lam trên đó, cậu bé Muraki mới 10 tuổi đã bắt đầu thực hiện sứ mệnh cuộc đời mình là sẽ phải lên sao Hỏa. Từ đó trở đi, cậu bé Muraki bắt đầu nghiên cứu xem sẽ cần những gì để sống ở đó.
Video đang HOT
“Tôi phát hiện ra rằng 95% bầu khí quyển của sao Hỏa là carbon dioxide, chất có thể gây chết người. Nếu chúng ta muốn sống trên sao Hỏa, chúng ta phải loại bỏ carbon dioxide trên sao Hỏa”, Muraki nhấn mạnh.
Sau đó, anh nhận ra nghiên cứu loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa cũng có thể hữu ích cho Trái đất. “Carbon dioxide là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu”, Muraki nói và cho biết thêm loại bỏ carbon dioxidera khỏi bầu khí quyển là một cách để hạn chế nó.
Năm 2015, Muraki chế tạo ra Hiyassy – một thiết bị có kích thước chỉ bằng một chiếc vali xách tay và có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết bị này có thể được sử dụng cho nhà ở, văn phòng. Chính vì vậy, ai cũng có thể đóng góp công sức vào ngăn chặn tình trạng khí hậu nóng lên từ bất kỳ nơi đâu. Cơ chế làm việc của Hiyassy là hút không khí vào và lọc carbon qua dung dịch kiềm trước khi trả lại khí ra ngoài.
Muraki đang ở bước nghiên cứu tiếp theo: tái chế carbon. Công ty mà anh thành lập, Carbon Recovering Research Agency, đang làm việc để tạo ra nhiên liệu thay thế từ lượng carbon được giữ lại.
“Chúng tôi đang chế tạo nhiên liệu diesel từ carbon dioxide. Có thể thành phẩm sẽ được trình làng vào năm sau”, Muraki hứa hẹn.
125 tỷ phú tạo ra lượng khí thải carbon bằng cả nước Pháp
Một nghiên cứu kết luận rằng 125 người giàu có nhất trên thế giới chính là nhân tố gây ra 393 triệu tấn khí carbon mỗi năm.
Tổ chức từ thiện chống đói nghèo Oxfam vừa tiết lộ rằng những người giàu nhất thế giới đang gây ra lượng khí thải carbon khổng lồ và không bền vững. Và không giống như những người bình thường, 50 - 70% nguồn ô nhiễm của họ là do các khoản đầu tư của chính họ.
Theo báo cáo được công bố hôm 7/11, trung bình mỗi người trong số 125 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra 3 triệu tấn khí carbon hàng năm, nhiều gấp trên một triệu lần mức trung bình đối với một người thuộc nhóm 90% ít giàu có hơn còn lại.
Các tỷ phú này có tổng cổ phần trị giá 2,4 nghìn tỷ USD trong 183 công ty.
Nghiên cứu trên lưu ý rằng con số ô nhiễm thực tế có thể còn cao hơn vì dữ liệu hiện có về lượng khí thải carbon của doanh nghiệp đã được chứng minh là thấp hơn tác động thực sự. Những tỷ phú và doanh nghiệp không công khai lượng khí thải của họ có khả năng là những người có "dấu chân carbon" cao.
Dấu chân carbon được định nghĩa là lượng khí nhà kính thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con ngườ, tổ chức, sự kiện, hoặc quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bà Nafkote Dabi, Trưởng nhóm Biến đổi Khí hậu tại Oxfam cho biết: "Những tỷ phú này có lượng phát thải đầu tư bằng với dấu chân carbon của toàn bộ các quốc gia như Pháp, Ai Cập hoặc Argentina".
Theo bà Dabi, lượng khí thải từ lối sống xa hoa của các tỷ phú, tính cả máy bay phản lực và du thuyền riêng của họ, nhiều gấp hàng nghìn lần so với người bình thường. Tuy nhiên, lượng khí thải carbon từ các khoản đầu tư của họ còn cao gấp một triệu lần.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 125 tỷ phú này trung bình đầu tư 14% vào các ngành gây ô nhiễm như năng lượng và vật liệu như xi măng. Con số này cao gấp đôi mức trung bình đối với các khoản đầu tư vào 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ (S&P 500). Oxfam cho biết chỉ có một tỷ phú trong số trên đã đầu tư vào một công ty năng lượng tái tạo.
Bà Nafkote Dabi tin rằng cần đánh thuế giới siêu giàu cần bị đánh thuế và kiểm soát các khoản đầu tư gây ô nhiễm.
COP27: Các đảo quốc nhỏ yêu cầu được bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu Ngày 8/11, Thủ tướng Antigua và Barbuda, Gaston Browne cho biết các đảo quốc nhỏ vốn đang chịu tác động của biến đổi khí hậu mong muốn các tập đoàn dầu mỏ bồi thường cho những thiệt hại mà các nước này phải gánh chịu do các trận bão ngoài khơi và mực nước biển dâng cao. Băng trôi trên Vịnh Baffin ở...