Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Địa chất
Địa chất là một ngành học mà nhiều thí sinh đánh giá sẽ làm việc vất vả và khó có thu nhập cao. Tuy nhiên trên thực tế ngành học này đang chứa ẩn nhiều tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.
Theo Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động – Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì nguồn nhân lực đối với các nhóm ngành thuộc lĩnh vực khai khoáng sẽ tăng mạnh. Dự báo vào năm 2015 sẽ cần 591 nghìn người.
Nhằm để các bạn thí sinh có cái nhìn đánh giá khách quan về ngành học Địa chất, Dân trí đã có một cuộc trao đổi với TS Trân Tuấn Anh – Viện trưởng Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hiện nay ngành Địa chất chưa hút được nhiều sinh viên theo học. Vậy theo TS thực trạng này là do đâu? Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực ngành Địa chất của Việt Nam nói chung và của Viện nói riêng như thế nào thưa TS?
TS Trân Tuấn Anh: Tôi thấy rằng ở nước ta, học sinh không có nhiều thông tin về ngành Địa chất, về tầm quan trọng của ngành trong xã hội. Ngay từ bậc học phổ thông, về khoa học tự nhiên không có nhiều thông tin về Địa chất nói riêng và ngành các khoa học về Trái Đất nói chung, cũng như lĩnh vực ứng dụng của Địa chất và các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng.
TS Trần Anh Tuấn- Viện trưởng Viện địa chất
Công tác tuyên truyền, quảng bá của ngành Địa chất nói riêng và khoa học nói chung còn chưa được chú trọng. Ví dụ như các nước tiên tiến trên thế giới, công tác định hướng ngành nghề của họ làm rất tốt, ngay từ bậc phổ thông, học sinh đã được tham quan các viện nghiên cứu, các trường đại học khá thường xuyên, họ tổ chức các ngày Open Day để tất cả những ai quan tâm có thể đến tham quan, trao đổi các thông tin, v.v… Do thiếu thông tin dẫn đến không định hướng tốt, các em học sinh khi chọn chuyên ngành trong các trường ĐH thường chọn theo trào lưu, theo các ngành nào mà người ta cho rằng sẽ có thu nhập cao sau khi ra trường, dẫn đến mất cân đối ngành nghề trong xã hội.
Về nhu cầu nhân lực, nói chung hiện nay ngành Địa chất đang thiếu nhân lực có chất lượng cao, hẫng hụt về thế hệ đang là một yếu tố quan trọng. Các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ cao, được đào tạo rất bài bản ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã và đang đến tuổi nghỉ hưu, các cán bộ trẻ có trình độ được đào tạo trong nước và nước ngoài chưa nhiều. Trong một tương lai gần, việc thiếu hụt các cán bộ khoa học chủ chốt (key scientist) ở các chuyên ngành khác nhau là hiện hữu. Ở Viện chúng tôi, tình trạng này cũng xảy ra và chúng tôi đang cố gắng hết sức để khắc phục trong thời gian tới.
Thưa TS, nhiều người thường cho rằng khi theo học ngành chất thì khi đi làm khá vất vả và thu nhập lại thấp. Vậy theo TS thực tế mức lương trung bình của những người theo học ngành Địa chất nói chung hiện nay là như thế nào? Đối với Viện Địa chất thì mức thu nhập cao nhất có thể lên đến bao nhiêu? Người ở vị trí nào thì đạt được mức thu nhập như vậy?
Video đang HOT
Tôi cho rằng, ngành học nào thì cũng có những vất vả, cũng có những thuận lợi, khó khăn riêng của mình. Đúng là làm nghề Địa chất cũng có những khó khăn, nhưng chúng tôi có cơ hội được đi khắp mọi miền của Tổ quốc, được lên rừng, xuống biển. Nếu tôi có cơ hội lựa chọn lại ngành nghề, tôi sẽ chọn nghề Địa chất.
Về thu nhập, tôi nghĩ rằng điều này phụ thuộc vào trình độ, năng lực của từng cá nhân, của từng tổ chức. Không nên so sánh về mức lương giữa các cơ quan nghiên cứu, các trường ĐH với các doanh nghiệp. Các sinh viên Địa chất sau khi tốt nghiệp đại học, nếu làm việc tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, mức lương tối thiểu cũng phải trên 3 triệu đồng/tháng, nếu công tác tại Viện chúng tôi được nhận lương theo các Quy định hiện hành của Nhà nước, ngoài ra còn có các thu nhập thêm từ tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu ở nhiều cấp khác nhau.
Số lượng các trường ở Việt Nam đào tạo các chuyên ngành về Địa chất không nhiều. Tùy từng mục tiêu đào tạo cụ thể mà các trường có phương hướng đào tạo khác nhau. Cá nhân TS đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo của các trường?
Tôi cho rằng ngoài phương hướng đạo tạo của các trường, chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác, trong đó quan trọng nhất vẫn là sự tự lực cá nhân của các bạn sinh viên trong học tập.
Được biết trường ĐH khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo về ngành Địa chất. Vậy hàng năm, Viện có tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp về làm việc hay không? TS có nhận xét gì về trình độ, năng lực của những sinh viên này?
Ngoài trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo bậc Cử nhân Địa chất, còn có trường ĐH Mỏ Địa chất đào tạo bậc Kỹ sư địa chất.
Viện chúng tôi cũng đã ký các thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu và đào tại với hai trường, hàng năm các trường đều gửi sinh viên đến Viện chúng tôi để thực tập tốt nghiệp, nghiên cứu và làm các báo cáo khoa học.
Hàng năm, Viện Địa chất đều tiếp nhận các bạn sinh viên tốt nghiệp từ hai trường này về công tác tại Viện. Các bạn sinh viên này, sau thời gian công tác ở Viện cũng đã chứng tỏ được năng lực của mình. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, công tác tại một Viện nghiên cứu chuyên ngành như Viện chúng tôi đòi hỏi các bạn học tập không ngừng để ngày nâng cao trình độ, vốn hiểu biết của mình. Trong quá trình hội nhập, yêu cầu hội nhập trình độ quốc tế của cán bộ khoa học, đặc biệt là cán bộ trẻ là điều tất yếu.
Ngoài trình độ chuyên môn ra, thông thạo ngoại ngữ và tin học cũng là những tiền đề tạo thuận lợi cho các bạn nghề nghiệp của mình
Dưới góc độ là nhà tuyển dụng thì TS sẽ dựa vào những yếu tố nào để đánh giá và tiếp nhận ứng viên? Lời khuyên của TS đối với những sinh viên đang và sắp theo học ngành này?
Dưới góc độ là một nhà tuyển dụng, tôi cho rằng lòng say mê nghề nghiệp, ham học hỏi, tính nghiêm túc trong công việc là những yếu tố quan trọng nhất đối với một cán bộ khoa học.
Đối với các bạn sinh viên đang và sắp theo học ngành Địa chất, tôi không dám khuyên, chỉ xin trao đổi một ý nhỏ thôi: Các bạn hãy chọn cho mình một chuyên ngành trong Địa chất mà bạn yêu thích, phấn đấu bền bỉ hết sức mình vì nó, các bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong nghề nghiệp và trong cuộc sống.
Xin cảm ơn TS.
Học ngành Địa chất có thể làm ở nhiều lĩnh vực Theo PGS. TS Đỗ Minh Đức, Phó chủ nhiệm khoa Địa chất trường ĐH Khoa học Tự nhiên -ĐH Quốc gia Hà Nội, địa chất là một môn khoa học nghiên cứu bề mặt của trái đất nhằm phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, khai thác hợp lý các nguôn tài nguyên thiên nhiên và phòng chống giảm thiểu các tai biến thiên nhiên.
Về cơ hội việc làm thì người học sẽ có hai lựa chọn: một là nghiên cứu khoa học, hai là áp dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống. Đối với nghiên cứu thì chủ yếu là làm việc trong các trường ĐH và một số có thể làm ở các cơ quan quản lý của nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến địa chất. Đối với ứng dụng vào thực tiễn đời sống thì có thể làm ở các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải hoặc ở các công ty chuyên về lĩnh vực giao thông, vận tải, thuỷ lợi…
Hiện nay các trường ĐH Việt Nam đang tiên hanh đào tạo các chuyên ngành như Địa chất, Địa kỹ thuật – Địa môi trường; Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Việc mở ra các chuyên ngành hẹp là thiết yếu vì trước hết nó đáp ứng các nhu cầu hết sức cấp bách của xã hội đặc biệt là trong các thời điểm hiện nay. Ví dụ, ngành Địa chất thì có thể phục vụ cho các việc khai thác khoáng sản, khai thác các kim loại quý hiếm, khai thác các vật liệu xây dựng và đặc biệt ở Việt Nam hiện nay là khai thác dầu khí.
Học ngành địa chất thì sinh viên cũng có thể nghiên cứu để phục vụ cho các quy hoạch và phát triển kinh tế lãnh thổ. Bởi vì, có những hiên tương như sóng thần, động đất thì chỉ có những người học địa chất mới có thể hiêu tốt nhất. Với xu hướng phát triển của xã hội, việc phat triên xây dựng cơ sở hạ tầng là thiết yếu. Bên cạnh đó, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà hình thành nên chuyên ngành Địa kỹ thuật – Địa Môi trường. Những người theo học chuyên ngành này có thể nghiên cứu để làm giảm thiểu sự ô nhiễm như ô nhiễm về rác (chôn lấp rác thải) hoặc xử lý các chất thải độc hại. Đặc biệt trong thời gian tới với sự hình thành các cơ sở hóa lọc dầu, các khu công nghiệp hay các nhà máy điện hạt nhân thì vấn đề xử lý chất thải độc hại càng được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra khi học ngành Địa kỹ thuật – Địa môi trường cũng có thể phục vụ trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, phục vụ cho quy hoạch phòng chống các thiên tai như động đất, lũ quét… Một trong những chuyên ngành tương đối mới đối với ngành Địa chất là Quản lý Tài nguyên thiên nhiên. Việc hình thành chuyên ngành này cũng khá là quan trọng vì trong bối cảnh hiện nay chúng ta khai thác chủ yếu là tự nhiên dưới góc độ tận thu (nghĩa là khai thác như thế nào để tạo ra nhiều của cải vật chất) chứ chúng ta rất ít quan tâm đến việc khai thác như thế nào để không ảnh hưởng đến quyền lợi môi trường, quyền lợi của thế hệ sau. PGS. TS Đỗ Minh Đức cũng cho biết, sinh viên theo học ngành Địa chất không cần phải có yếu tố nào đặc biệt. Tất cả các em nào có năng lực thi đỗ ĐH khối A vào ngành này với học lực trung bình trở lên đều có thể cô găng học tốt được. Tuy nhiên ngành học này cũng đòi hỏi việc rèn luyện kiến cả thức kỹ năng bao gồm: kỹ năng ngoại ngữ; kỹ năng nhất định về tin học; kỹ năng làm việc theo nhóm.
Theo Dân Trí
Tốt nghiệp ĐH Văn Hiến có mức lương 10 triệu đồng/tháng
Đó là những thông tin thú vị được TS. Lê Thống Nhất, Phó GĐ VTC Online chia sẻ với các bạn học sinh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại TP Đà Nẵng và TP Thái Nguyên.
Ngày 6/3, đoàn tư vấn tuyển sinh của ĐH Văn Hiến đã đến với hơn 5.000 học sinh lớp 12 ở TP Đà Nẵng và TP Thái Nguyên trong Chương trình Tư vấn mùa thi do báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên tổ chức.
Ngay từ 7h sáng, hàng ngàn bạn trẻ từ khắp các trường THPT của TP Đà Nẵng và các địa phương lân cận đã đến chật cứng sân trường, các gian hàng của các trường ĐH, CĐ để chờ đến giờ khai mạc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, sự hồi hộp của việc lựa chọn của các em học sinh khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa ĐH. Bản thân các em, và gia đình, đều rất cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh về các trường ĐH,CĐ, đặc biệt là đo độ rộng của từng cánh cửa đầu vào của mỗi trường, tự đánh giá năng lực bản thân để tìm kiếm cho mình một ngành nghề phù hợp.
Nhà giáo Trần Chút, Phó Hiệu trưởng ĐH Văn Hiến đã tham gia tư vấn cho các học sinh Đà Nẵng, cho biết: "Từ năm học 2011 - 2012 trở đi, ĐH Văn Hiến sẽ có nhiều sự thay đổi to lớn. Chúng tôi sẽ trở thành 1 trường ĐH lấy tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu. Mô hình đào tạo sẽ được thay đổi căn bản với tính chất gắn liền với nhu cầu XH và nghề nghiệp, có tính chất quốc tế chuyên sâu, mô hình học tập hiện đại. Văn Hiến sẽ tập trung vào các ngành nghề đang có thế mạnh nổi bật như: Quản trị kinh doanh, CNTT, Viễn thông...cùng với các ngành khác đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực..."
Học sinh Đà Nẵng đến với ĐH Văn Hiến
Tại Thái Nguyên, đoàn tư vấn tuyển sinh đã thông tin tới các em học sinh những ngành đào tạo của trường ĐH Văn Hiến, đặc biệt là những đổi mới khi Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC trở thành Nhà đầu tư chiến lược của ĐH Văn Hiến. Theo đó, lần đầu tiên các ngành Công nghệ Thông tin, Điện tử viễn thông có thêm cơ sở đào tạo ở phía Bắc ngay tại Tòa nhà VTC Online (18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, hiện gần 1.000 cán bộ Khối Công nghệ và Nội dung số thuộc Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC đang làm việc.
ThS.Nguyễn Quốc Hợp, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nhà giáo Nguyễn Hữu Năng đã hướng dẫn trực tiếp cho các em học sinh ở Thái Nguyên.
Lần đầu tiên tham dự một chương trình tư vấn mùa thi ở phía Bắc, ThS. Nguyễn Quốc Hợp nhận xét: "Giá như nơi nào cũng tổ chức được chương trình như ở Thái Nguyên hôm nay sẽ giúp rất nhiều thông tin cho các em chọn lựa chính xác ngành học, trường học của mình. Cuốn "Cẩm nang mùa thi" của VTC được các em rất yêu thích mà lượng in lại có hạn nên tôi sẽ đề nghị đưa lên trang website của trường (http://vhu.edu.vn) để đông đảo các em tham khảo".
Theo các chuyên gia tư vấn cho biết, khi các bạn sinh viên chọn ĐH Văn Hiến các bạn không chỉ tiếp thu các kiến thức từ các giảng viên hàng đầu Việt Nam mà còn được tiếp xúc với những chuyên gia giỏi và những sản phẩm mới nhất đang được phát triển.
Học sinh Thái Nguyên thích thú với cuốn "Cẩm nang mùa thi".
ThS.Nguyễn Quốc Hợp đang hướng dẫn học sinh các thông tin về ĐH Văn Hiến.
Trong chương trình truyền hình trực tiếp chiều 6/3/2011 nhiều học sinh tỏ ra băng khoăn "Nếu em học Công nghệ Thông tin thì khi ra trường có thể dễ xin việc hay không?"
TS.Lê Thống Nhất, Phó Giám đốc phụ trách Giáo dục của VTC Online khẳng định : "Để thực hiện Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về Công nghệ Thông tin - Truyền thông mà Chính phủ đã ký, trong đó đặt mục tiêu khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT và điện tử viễn thông tốt nghiệp đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế vào năm 2015. Mục tiêu này đến năm 2020 là 80% và có 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT. Như vậy nhu cầu nhân lực có chất lượng là rất lớn".
TS.Lê Thống Nhất trả lời học sinh trong chương trình truyền hình trực tiếp.
TS Lê Thống Nhất cũng thông tin thêm: "Việc VTC đầu tư chiến lược đẩy mạnh chất lượng đào tạo cho ĐH Văn Hiến mà đặc biệt là các ngành trên chính là đóng góp tích cực thực hiện đề án và tạo nguồn nhân lực cho chính mình. Nếu các em học các ngành này tại ĐH Văn Hiến từ loại khá trở lên, VTC cam kết sẽ nhận các em vào làm việc với mức thu nhập tối thiểu là 10 triệu/ tháng".
Tại buổi tư vấn, hàng ngàn học sinh tham gia chương trình đã được tặng cuốn "Cẩm nang mùa thi" do Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC tặng với nhiều thông tin bổ ích về tuyển sinh và các bí quyết ôn thi các môn hiệu quả nhất.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Thái Nguyên
Ngoài cuốn "Cẩm nang mùa thi", các em học sinh còn được nhận những món quà kỷ niệm của ĐH Văn Hiến: chiếc bút bi thiết kế lạ mắt, đĩa ôn thi trắc nghiệm, thẻ học tiếng Anh trên mạng (http://ae.vtc.vn ),...
ĐH Văn Hiến sẽ tiếp tục chương trình tư vấn mùa thi tại Quảng Ninh vào ngày 7/3/2011 và tại Nghệ An vào ngày 9/3/2011.
Theo VTC
Những đứa con đầu lòng bị 'bỏ rơi' khi có em Nghe cô giáo phàn nàn cô con gái 8 tuổi dạo này hay nổi nóng, đánh bạn, chị Lan Anh rất bất ngờ. Trước đây, cô bé vốn hay nói hay cười, lại thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ ở trường. Ảnh minh họa: Carrieschneider.com. Chị Hoàng Lan Anh (Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội) làm kế toán cho một...