Thiếu kiểm soát, hại môi trường
Dù đang lưu hành tràn lan nhưng loại xe này lại chưa có bất kỳ quy định nào về đăng kiểm cũng như bỏ ngỏ kiểm soát về môi trường, chất lượng, độ an toàn.
Xe đạp điện nhập lậu không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng
không được kiểm soát, kiểm định đầy đủ
Chưa có tiêu chí nên khó quản lý
Phát triển với tốc độ nhanh chóng, ngoài tầm kiểm soát cũng như định liệu của cơ quan quản lý, xe đạp điện, xe máy điện hiện chiếm một tỷ lệ không nhỏ trên đường phố. Đáng nói, vì chưa có quy định rạch ròi nên vi phạm giao thông liên quan đến loại hình phương tiện này đang trở nên nhức nhối. Nhiều người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, đi lạng lách, phóng với tốc độ tương đương xe máy…
Cục Đăng kiểm Việt Nam nhìn nhận, đến nay xe đạp điện, xe máy điện vẫn chưa có hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ban hành để kiểm soát, quản lý chất lượng nên đã dẫn đến “loạn” phương tiện này. Dù giữa năm 2013, Bộ GTVT đã giao cho Cục Đăng kiểm soạn thảo quy chuẩn, nhưng ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho hay, dự kiến trong tháng 11, Cục này mới trình Bộ GTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về loại hình phương tiện xe đạp điện.
Video đang HOT
Theo đó, để phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện cần phải dựa vào các tiêu chí: động cơ, tốc độ xe chạy cũng như phải xem xe đó có hay không có bàn đạp. Ngoài ra, Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho rằng, xe đạp điện là xe được lắp bàn đạp; được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được trợ lực bằng động cơ điện (Công suất động cơ không lớn hơn 250W); khối lượng xe không quá 40kg. Đặc biệt, khi lắp ráp, xe đạp điện chỉ được chạy với tốc độ tối đa dưới 25km/h.”Các loại xe điện 2 bánh không đáp ứng được một trong các tiêu chí nêu trên sẽ được xếp vào loại xe máy điện,” ông Trịnh Ngọc Giao khẳng định.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, rất khó để phân biệt xe đạp điện, xe máy điện vì về nguyên lý hoạt động cơ bản giống nhau, do đó 2 loại phương tiện này nên gộp lại để dễ quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Đăng kiểm bày tỏ, hai loại hình phương tiện trên cần phải tách bạch ra thì mới dễ quản lý: “Luật Giao thông đường bộ quy định xe máy điện thuộc nhóm xe cơ giới, xe đạp điện thuộc nhóm xe thô sơ. Vì vậy, việc gộp chung hai loại xe này để quản lý là không phù hợp…”. Bên cạnh đó, hiện nay, việc nhập khẩu xe đạp điện và xe máy điện vẫn đang được “thả nổi” bởi, loại phương tiện này không phải đăng ký, đăng kiểm như xe máy, việc kê khai nhập khẩu chủ yếu dựa vào kê khai, khai báo. Trong khi đó, chiếm đến 80-90% xe đạp điện đang lưu thông trên thị trường hiện nay là xe nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau.
Nguy cơ “ngập” ắc quy phế thải
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, việc nhìn nhận xe đạp điện như một loại phương tiện thân thiện với môi trường là chưa hoàn toàn chính xác.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho biết, xe đạp điện cần dùng từ 3 đến 4 bình ắc quy, trong khi tuổi thọ trung bình của các loại ắc quy này chỉ vào khoảng 2 năm. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác lượng xe đạp điện được nhập về Việt Nam, nhưng nếu tính với 10.000 chiếc xe đạp điện được sử dụng thì trong 2 năm sẽ thải ra môi trường từ 30.000 đến 40.000 bình ắc quy phế thải. “Việc thu gom lượng ắc quy này để tái chế theo đúng quy trình đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường là điều không thể. Nếu tái chế cần có những đơn vị có đủ kỹ thuật và xử lý đúng cách, nhưng phần lớn các ắc quy thải loại hiện nay đang được tái chế bởi những làng nghề”, ông Nguyễn Đình Hòe cho hay. Trong khi, đa phần các làng nghề đều tái chế bằng phương pháp thủ công gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. Nước axit được đổ trực tiếp ra môi trường và ngấm xuống đất, còn chì trong ắc quy được đun chảy gây ô nhiễm không khí, ngấm qua da, qua đường hô hấp rất độc hại với sức khỏe.
“Sử dụng xe đạp điện hiện nay chủ yếu là học sinh, các cháu không phải thi sát hạch, không nắm được Luật giao thông. Ra đường có thể thấy nhiều cháu đi xe đạp điện nhanh hơn cả xe máy, không đội mũ bảo hiểm. Khả năng gây tai nạn cho bản thân và cho người khác rất dễ xảy ra”, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe chia sẻ.
(Còn tiếp)
Theo ANTD
Đăng kiểm xe cơ giới: Nhiều tiêu cực khó phát hiện
Gần một tháng sau vụ việc một giám đốc Trung tâm đăng kiểm tố cáo trực tiếp cấp trên của mình, Thanh tra Bộ GTVT cho biết, đang trong quá trình thanh tra. Thanh tra Bộ GTVT cũng nhìn nhận, đây là vụ việc tố cáo tiêu cực đầu tiên chỉ đích danh. Tuy nhiên, những tiêu cực trong ngành đăng kiểm thì dư luận đã nói đến từ lâu.
Nhiều tiêu cực trong ngành đăng kiểm gây bức xúc bấy lâu
Tiếp tay cho xe cũ nát
Tại Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa đăng kiểm diễn ra mới đây, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí đã nêu ra một loạt sai phạm của nhiều trung tâm đăng kiểm (TTĐK) tư nhân như kiểm định thiếu quy trình; thiếu trang thiết bị, con người; tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá sai quy định... Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm dẫn chứng, một trung tâm tiếp tay cho xe kém chất lượng vượt qua kiểm định bằng cách lấy biển số của xe này lắp vào một xe tốt hơn, rồi đưa vào dây chuyền kiểm định.
Trao đổi về vấn đề này, Chánh thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện thẳng thắn, vẫn còn tiêu cực tại một số TTĐK. Tại cuộc kiểm tra gần đây (năm 2012), đã có 64 cán bộ, nhân viên trong ngành đăng kiểm bị xử lý kỷ luật. Trong đó, có 19 cán bộ, nhân viên của các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam (cảnh cáo miễn nhiệm 1 Giám đốc, 1 Trưởng dây chuyền; cảnh cáo 1 Phó trưởng phòng, 1 kế toán trưởng, khiển trách 1 Phó Giám đốc, buộc thôi việc 1 kế toán trưởng và 1 đăng kiểm viên)... Tại các TTĐK còn có tình trạng Trung tâm chưa trang bị đủ các trang thiết bị cần thiết như thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm như TTĐK 14.01S, 14.02S, 17-01S, 36-01S, 36-02S, 37-01S, 47-01D, 50-03S...
Liên quan đến việc thanh tra quy trình và chất lượng kiểm định, qua kiểm tra tại các TTĐK, Đoàn thanh tra phát hiện tình trạng đăng kiểm viên chưa thực hiện kiểm tra hết các hạng mục phải kiểm tra, nhất là các hạng mục đánh giá bằng chủ quan, không qua thiết bị kiểm tra. Tại Trung tâm 14-01S, 15-02 bố trí trình tự thực hiện các công đoạn kiểm tra chưa hợp lý, hay như một số phương tiện vào kiểm tra có thời gian kiểm tra quá ngắn tính từ khi đăng ký, lập phiếu kiểm định đến khi in kết quả kiểm định dưới 10 phút; thậm chí, 1 đăng kiểm viên thực hiện tất cả các công đoạn kiểm tra với thời gian dưới 12 phút; một số trung tâm khác chưa trang bị thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm, thiết bị nâng có sử dụng điện, kích tay yếu, cũ là các nguyên nhân dẫn đến các đăng kiểm viên bỏ bớt hạng mục kiểm tra.
Đường dây nóng không hoạt động
Đánh giá về các biện pháp phòng ngừa tiêu cực tại các TTĐK, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay, các TTĐK đều có bảng biểu, thông báo công khai các quy định về phòng chống tiêu cực như đường dây nóng, hòm thư góp ý theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm đoàn kiểm tra tại một số trung tâm, đường dây nóng không hoạt động.
Vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nâng cao chất lượng đăng kiểm bằng cách yêu cầu lắp camera giám sát tại các TTĐK. Theo đó, mỗi TTKĐ sẽ lắp đặt 3 camera giám sát, lưu lại hình ảnh, "quét" toàn bộ quá trình đăng kiểm viên thực hiện. Song, bản thân Cục Đăng kiểm cũng nhìn nhận, khó có thể loại bỏ hết được tiêu cực qua việc giám sát này, vì chỉ giám sát được quá trình (các công đoạn), còn chi tiết ra sao thì khó lòng phát hiện. Chánh Thanh tra Bộ GTVT đồng tình, camera chỉ là một trong những giải pháp giúp siết chặt công tác đăng kiểm, khó có thể loại bỏ được hết tiêu cực. "Chúng tôi đang xin ý kiến của lãnh đạo Bộ GTVT, từ nay đến hết năm 2013, có thể sang cả năm 2014, sẽ cho tiến hành thanh tra toàn bộ 112 trạm đăng kiểm trên toàn quốc", ông Nguyễn Văn Huyện cho hay.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng bức xúc: "Đi thực tế mới thấy quản lý Nhà nước rất lỏng lẻo, thậm chí có trường hợp chỉ cần một cuộc điện thoại là đăng kiểm viên cho xe qua ngay. Phải thắt chặt quản lý Nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người thi hành công vụ đăng kiểm". Bởi vậy, Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm và các Sở GTVT địa phương phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, tránh xảy ra tình trạng cái gì báo cáo cũng tốt nhưng đến khi xảy ra TNGT thì việc thanh tra, kiểm tra lại thấy có nguyên nhân do công tác đăng kiểm.
Còn Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, Cục Đăng kiểm cần phải tập trung nâng cao trình độ chuyên môn cho đăng kiểm viên và quan trọng nhất là nâng cao đạo đức nghề nghiệp bằng việc tăng cường kiểm tra giám sát đăng kiểm viên khi thực hiện nhiệm vụ. "Cần phải nâng cao chất lượng đăng kiểm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đăng kiểm viên để lấy lại niềm tin của người sử dụng phương tiện xe cơ giới".
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bác bỏ mọi nội dung tố cáo Lần đầu tiên trong ngành đăng kiểm, một cán bộ cấp dưới tố cáo Cục trưởng Cục Đăng kiểm "nhận tiền hàng tháng" và có "bồ nhí". Liên quan đến những tố cáo này, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm đã bác bỏ, đồng thời để nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm. Người tố cáo là ông Trần...