Thiếu hụt 10 loại vitamin này, bạn có thể bị trầm cảm
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra các bệnh về thể chất. Tuy nhiên, sự thiếu hụt vitamin cũng có thể gây ra những bệnh về tinh thần trong đó có trầm cảm. Theo chuyên gia, thiếu hụt những loại vitamin dưới đây có thể gây bệnh trầm cảm.
Vitamin D: Các chuyên gia nói rằng thiếu vitamin D có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ và chứng tự kỷ. Loại vitamin này đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ canxi trong cơ thể và duy trì mật độ xương. Nếu bạn không nhận được đủ ánh sáng mặt trời buổi sáng và chế độ ăn cũng thiếu nguồn vitamin D, bạn có thể có nguy cơ cao bị trầm cảm. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm cá, các sản phẩm từ sữa và trứng.
Magiê là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Nó có tầm quan trọng lớn trong việc tạo điều kiện cho tim và hệ thần kinh hoạt động bình thường. Magiê thường được coi là liều thuốc chống căng thẳng, tức là khoáng chất thư giãn mạnh mẽ nhất. Magiê có thể thu được bằng cách tiêu thụ rau, đậu, rau xanh, quả hạch, hạt hạnh nhân, quả bơ và ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám và gạo lứt.
Axit béo omega-3: Não bộ là một trong những cơ quan có lượng lipit và chất béo cao nhất. Trên thực tế, chất xám của não chứa 50% axit béo. Nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện tâm trạng. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 bao gồm cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích hoặc cá thu, hàu, lòng đỏ trứng, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó…
Video đang HOT
Axit amin: Đây là thành phần cấu tạo của protein giúp não của bạn hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt axit amin có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, buồn bã và trầm cảm. Nguồn thực phẩm giàu axit amin bao gồm thịt bò, trứng, cá, đậu, hạt và quả hạch.
Folate (axit folic) là dạng vitamin B9 có trong tự nhiên và chịu trách nhiệm hình thành DNA, RNA và khối xây dựng của tế bào. Các báo cáo gần đây cho thấy các bác sĩ tâm thần đang kê đơn một loại folate có tên là Deplin để điều trị trầm cảm và cải thiện hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Các nguồn thực phẩm giàu folate bao gồm rau xanh, trái cây họ cam quýt, đậu tây, trứng và các loại đậu.
Vitamin B tổng hợp: Các nghiên cứu cho biết bệnh nhân bị trầm cảm báo cáo cải thiện tâm trạng sau khi tình trạng thiếu hụt vitamin B được điều trị. Vitamin B phức hợp bao gồm vitamin B1, B2, B6, B-12 và thiamin. Cả thanh thiếu niên và người lớn tuổi bị thiếu vitamin B đều có các dấu hiệu của sự thay đổi về nhận thức mà có thể dẫn đến trầm cảm.
Kẽm: Trong vài thập kỷ qua, ít nhất đã có 5 nghiên cứu kết luận rằng nồng độ kẽm là thấp hơn ở những bệnh nhân bị trầm cảm lâm sàng. Hơn nữa, người ta cũng quan sát thấy các chế phẩm bổ sung kẽm đường uống có thể giúp cho liệu pháp chống trầm cảm hiệu quả hơn. Ngoài ra, kẽm cũng bảo vệ các tế bào não chống lại những tổn hại tiềm ẩn gây ra bởi các gốc tự do.
Sắt: Thiếu sắt phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên. Sắt rất quan trọng đối với tất cả các chức năng của cơ thể vì nó vận chuyển oxy đi khắp dòng máu và các triệu chứng của sự thiếu hụt chất này tương tự như của bệnh trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi về tinh thần và thể chất, tâm trạng hay cáu kỉnh. Bạn có thể tiêu thụ các nguồn động vật (giàu chất sắt) như thịt, gia cầm, cá và trứng.
Carbohydrat: Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn ít carbohydrat để giảm cân trong thời gian dài, điều này có thể dẫn tới trầm cảm. Nguyên nhân là vì việc sản sinh các hóa chất serotonin và tryptophan trong não giúp thúc đẩy tâm trạng được kích hoạt bởi các thực phẩm giàu carbohydrat.
Protein không chỉ quan trọng để có một cơ thể khỏe đẹp mà còn có lợi cho hoạt động não và sức khỏe tâm thần. Điều này là do nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não được tạo ra từ axit amin, được tìm thấy trong protein. Nếu bạn có chế độ ăn kém và không nhận được đủ protein, bạn cũng có nguy cơ bị trầm cảm. Ảnh: IT.
Cô đơn dai dẳng tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Những người trưởng thành trải qua cảm giác cô đơn dai dẳng ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường, Hãng tin UPI dẫn một nghiên cứu mới cho hay.
Tình trạng cô đơn lâu ngày dễ dẫn đến bệnh Alzheimer - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu được nhóm chuyên gia Mỹ tiến hành dựa trên việc phân tích thông tin sức khỏe của 2.880 tình nguyện viên đã tham gia dự án "Nghiên cứu tim mạch Framingham" (do Viện Quốc gia Mỹ về tim, phổi và máu thực hiện tại thị trấn Framingham, bang Massachusetts, từ năm 1948) nhằm làm rõ mức độ liên quan giữa chứng cô đơn và sự khởi phát bệnh sa sút trí tuệ.
Theo đó, 74% người tham gia cho biết họ không cảm thấy cô đơn, 26% còn lại lần lượt cô đơn theo nhiều cấp độ. Sau 20 năm, ở nhóm người không cô đơn hay cô đơn không thường xuyên (từ 1 - 2 ngày/tuần nhưng không liên tục) sẽ có 7% bị sa sút trí tuệ, 6% mắc Alzheimer, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cô đơn dai dẳng (từ 1 - 2 ngày/tuần và lặp lại liên tục) là gần gấp đôi, tương đương 13% và 11% .
Theo nhóm nghiên cứu, cô đơn là tình trạng thiếu kết nối hay giao tiếp giữa một người với các cá nhân khác trong xã hội. Dù không phải bệnh lâm sàng, nhưng nó kéo theo một loạt tác hại tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhận thức hay đột quỵ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sớm ý thức tác hại của cảm giác cô đơn và hạn chế nó để đảm bảo sức khỏe.
26 nghiên cứu từ 150.000 người: Ăn nhiều cá hơn có thể giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh này Axit béo omega-3 cũng có thể sửa đổi chất dẫn truyền thần kinh của não, cũng như mức dopamine và serotonin có liên quan mật thiết đến chứng trầm cảm. Ăn nhiều cá hơn có thể giảm nhẹ bệnh trầm cảm Theo thông tin đăng trên tờ Nhân dân nhật báo Nhân dân Online - Thời báo Đời sống của Trung Quốc, một...