Thiếu điện, Iran tạm cấm đào tiền ảo
Chính phủ Iran đã thông báo lệnh cấm đào Bitcoin và các loại tiền ảo khác vào hôm 26/5, kéo dài cho tới 22/9.
Hoạt động đào Bitcoin ở Iran là được phép, nhưng đã bị tạm cấm vì thiếu điện.
Hàng loạt các thành phố lớn của Iran vẫn đang chìm trong bóng tối vì mất điện. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao xuất phát từ việc người dân ở nhà do Covid-19, cộng thêm thời tiết mùa hè nắng nóng.
Trước áp lực đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thông báo trên truyền hình vào hôm 26/5, tuyên bố cấm đào Bitcoin và các loại tiền ảo. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến 22/9 khi mùa nóng tạm qua đi.
Video đang HOT
Trước đó, Tehran đã triệt phá 85% mỏ đào tiền ảo không phép khi các thợ đào tìm đủ mọi cách giấu ‘trâu cày’, kể cả đặt trong nhà thờ Hồi giáo và hầm trú ẩn. Các mỏ này có thể tiêu thụ tới 95 megawatts mỗi giờ ở mức điện trợ giá, theo công ty điện lực Tavanir của Iran.
Quốc gia Hồi giáo với 82 triệu dân này đang cấp phép hoạt động cho 50 mỏ đào, tiêu thụ khoảng 209 megawatts mỗi giờ. Các mỏ đào đem lại doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho Tehran, giúp Iran qua mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo ước tính của ĐH Cambridge (Anh), Iran chiếm khoảng 3,4% tổng tiêu thụ điện năng cho hoạt động đào Bitcoin trong bốn tháng đầu năm 2020, đứng thứ tư thế giới. Một báo cáo khác của Elliptic cho rằng con số này là 4,4%.
Liên tiếp trong một tuần vừa qua, hoạt động trấn áp mỏ đào Bitcoin của Trung Quốc và Iran đã khiến công suất đào đồng tiền này giảm đáng kể. Hashrate (chỉ số đo hiệu suất đào) hiện đã giảm xuống còn 146 TH/s so với đỉnh 180 TH/s hồi giữa tháng 5 này.
Sau lệnh cấm của Iran, giá Bitcoin đã giảm nhẹ 3% xuống còn hơn 37.000 USD với vốn hóa toàn thị trường khoảng 1.654 tỷ USD.
Ngành công nghiệp Bitcoin ở Iran thu về 1 tỉ USD mỗi năm
Theo số liệu từ công ty phân tích blockchain Elliptic, với mức khai thác hiện tại, sản lượng Bitcoin của Iran sẽ đạt doanh thu gần 1 tỉ USD mỗi năm.
Iran tận dụng Bitcoin để vượt qua lệnh cấm của Mỹ
Reuters dẫn một nghiên cứu mới đây của Elliptic cho thấy khoảng 4,5% tổng số hoạt động khai thác Bitcoin diễn ra ở Iran, cho phép quốc gia này kiếm được hàng trăm triệu USD tiền mã hóa để mua hàng nhập khẩu, giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Trong những năm qua, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế gần như toàn diện đối với Iran, bao gồm lệnh cấm đối với các mặt hàng từ dầu mỏ, ngân hàng và vận tải biển của nước này.
Mặc dù không xác định được số liệu cụ thể, Elliptic đưa ra ước tính dựa trên dữ liệu thu thập từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF) cho đến tháng 4.2020, cùng với những tuyên bố từ công ty sản xuất điện nhà nước Iran. Tháng 1 năm nay, họ tuyên bố lượng điện mà quá trình đào Bitcoin tiêu thụ ở quốc gia này lên đến 600 MW.
Ngân hàng trung ương Iran cấm giao dịch tiền mã hóa được khai thác ở nước ngoài. Dù vậy, Iran đã công nhận khai thác tiền mã hóa là một ngành công nghiệp, cung cấp năng lượng giá rẻ cho thợ đào và yêu cầu các thợ đào bán Bitcoin khai thác được cho ngân hàng trung ương. Bitcoin vẫn xuất hiện rộng rãi trên chợ đen ở Iran. Nguồn điện giá rẻ đã thu hút nhiều thợ mỏ từ các nước như Trung Quốc đến quốc gia này. Thủ đô Teheran cho phép dùng tiền mã hóa thanh toán những hàng hóa nhập khẩu được ủy quyền.
Nghiên cứu cho thấy: "Iran đã nhận ra rằng khai thác Bitcoin là một cơ hội đối với một nền kinh tế bị trừng phạt đang thiếu hụt tiền mặt, nhưng lại dư thừa dầu và khí đốt tự nhiên".
Theo nghiên cứu, các thợ đào Iran cần khoảng 10 triệu thùng dầu thô mỗi năm để khai thác Bitcoin, chiếm khoảng 4% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran vào năm 2020.
Nghiên cứu viết thêm: "Do đó, nhà nước Iran đang bán nguồn năng lượng dự trữ của mình một cách hiệu quả trên thị trường toàn cầu, dùng quy trình khai thác Bitcoin để vượt qua các lệnh cấm vận thương mại".
Elliptic cho rằng: "Các thợ đào Bitcoin ở Iran trả tiền trực tiếp bằng Bitcoin để mua hàng nhập khẩu, cho phép họ có thể lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các tổ chức tài chính Iran".
Ứng dụng 'đào' tiền ảo trên điện thoại bị Google xóa Ứng dụng Bee Network được nhiều người Việt tải về để "đào" tiền ảo Bee vừa biến mất khỏi Play Store. Nhiều người cho biết, không thể tìm thấy ứng dụng Bee Network trên cửa hàng của Google. Khi truy cập qua đường link có sẵn, nền tảng này thông báo "không tìm thấy ứng dụng". Nút tải ứng dụng trên website của...