Thiếu 76.000 giáo viên cho năm học mới: Vì đâu nên nỗi?

Theo dõi VGT trên

Các trường học ở 43 tỉnh/thành hiện nay đang thiếu gần 76.000 giáo viên, đặc biệt khối mầm non thiếu đến hơn 40.000 người.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tinh đên thơi điêm thang 8/2018, so vơi đinh mưc giao viên/lơp quy đinh, ca nươc thiếu gần 76.000 giáo viên; trong đó có: 43.732 giáo viên mâm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giao viên THCS va thiêu 3.161 giao viên THPT.

Bộ GD&ĐT nhận định đội ngũ giáo viên đang thừa nơi này nhưng lại thiếu nơi khác, thừa môn này nhưng lại thiếu môn khác. Tình trạng thừa thiếu cục bộ xảy ra ngay trong quy mô nhà trường, trong một huyện và giữa các huyện trong một tỉnh.

Thiếu 76.000 giáo viên cho năm học mới: Vì đâu nên nỗi? - Hình 1

Ngành Giáo dục đang rơi vào tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Ảnh minh hoạ

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, nguyên nhân xảy ra thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương là do cơ quan chuyên môn là Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục không phải đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng, không thể chủ động điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.

Thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng, quản lý viên chức ngành giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) hiện nay thuộc UBND các cấp và ngành Nội vụ. Tuy nhiên, những đơn vị này chưa giám sát thường xuyên công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên.

Đăc biêt la môt sô nơi đa vi pham nghiêm trong quy đinh cua phap luât vê tuyên dung, bô tri, phân công giao viên, gây nhiêu bưc xuc trong đôi ngu giao viên va xa hôi, điên hinh như vu viêc hơp đông lao đông đôi vơi giao viên ơ huyên Krông Păk, Đăk Lăk va môt sô đia phương khac ma bao chi đa nêu.

Một lý do khác cua viêc thưa/thiêu giao viên mâm non, phô thông hiên nay là biến động về quy mô trường/lớp do dồn dịch, cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp.

Bên cạnh đó là tổng biên chế của các tỉnh có xu hướng giảm do thực hiện tinh giản biên chế, trong khi đó số lượng giáo viên tuyển ở các cấp trên, đặc biệt là THCS và THPT có xu hướng thừa so với nhu cầu, do đó không còn biên chế cho cấp học mầm non.

“Trươc vân đê thưa/thiêu cuc bô giao viên, đăc biêt la vân đê thiêu giao viên do tăng trương “nong” vê quy mô hoc sinh đang xay ra ơ môt sô đia phương, Bô GD&ĐT đa chi đao tiêp tuc ra soat, quy hoach mang lươi trương/lơp, không để nhưng trường quy mô nhỏ, nhưng lơp có sô lương học sinh không đu theo đinh mưc đê thưc hiên điêu tiêt giao viên tư nhưng trương thưa sang nhưng trương/lơp thiêu giao viên; ưu tiên bô tri biên chê cua cac đia phương đê tuyên dung giao viên, không xay ra tinh trang có học sinh mà không có giao viên dạy hoc”, Thứ trưởng Độ nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, từ năm học 2018 – 2019, Bộ đã điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm sát với nhu cầu sử dụng. Đồng thời chỉ đạo các địa phương đ.ánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn/tiêu chuẩn mới được ban hành để có được bức tranh tổng thể về chất lượng đội ngũ. Đây sẽ là căn cứ thực tiễn để Bộ đưa ra những chỉ đạo và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân sự ngành.

Theo congly.vn

Nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng về tuyển dụng, bố trí giáo viên

Cả nước thiếu gần 76.000 giáo viên nhưng là thiếu cục bộ ở một số địa phương, trong khi nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên.

Thứ trưởng Độ cho biết cả nước hiện thiếu 43.732 giáo viên mầm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giáo viên THCS. Đây là số thiếu cục bộ ở một số địa phương, mặc dù cả nước hiện vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS.

Video đang HOT

Đặc biệt, một số nơi đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên, gây nhiều bức xúc trong đội ngũ giáo viên và xã hội.

Thừa, thiếu giáo viên

- Xin thứ trưởng cho biết về thực trạng thừa, thiếu giáo viên hiện nay ở các địa phương như thế nào?

- Từ năm 2012, sau khi Luật Viên chức có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Nội vụ đã xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, trong đó có vấn đề về tuyển dụng, sử dụng viên chức.

Theo đó, việc tuyển dụng giáo viên các cấp học thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NG-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Các địa phương đã thực hiện việc tuyển dụng đảm bảo số lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, do thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng, quản lý viên chức ngành giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) thuộc UBND các cấp và ngành Nội vụ. Việc phân công đầu mối phụ trách công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên của các địa phương còn nhiều bất cập.

Nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng về tuyển dụng, bố trí giáo viên - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ . Ảnh: T.iền Phong.

Ngành giáo dục (đặc biệt là phòng GD&ĐT) không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND huyện tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên giữa các cấp học trong cùng một địa phương. Đến tháng 8/2018, so với định mức giáo viên/lớp quy định, cả nước thiếu 43.732 giáo viên mầm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giáo viên THCS (đây là số thiếu cục bộ ở một số địa phương, mặc dù cả nước hiện vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS).

Đặc biệt, một số nơi đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên, gây nhiều bức xúc trong đội ngũ giáo viên và xã hội, điển hình như vụ việc hợp đồng lao động đối với giáo viên ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk và một số địa phương khác mà báo chí đã

- Việc thừa, thiếu giáo viên mầm non, phổ thông hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân nào?

- Việc thừa, thiếu giáo viên xảy ra ở một số địa phương hiện nay là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Việc biến động về quy mô trường/lớp do dồn dịch, cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa, thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực nhất định.

Đối với mầm non, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao, tốc độ nhanh do nhu cầu, cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho t.rẻ e.m 5 t.uổi. Tổng biên chế của các tỉnh có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế), trong khi đó số lượng giáo viên tuyển ở các cấp trên (đặc biệt là THCS và THPT) có xu hướng thừa so với nhu cầu, do đó không còn biên chế cho cấp học mầm non.

Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ của các địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến bị động trong bố trí số lượng giáo viên.

Việc phân cấp trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập vì hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.

Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp cũng chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ dẫn đến những bất cập hiện nay.

- Đối với những địa phương vẫn còn tình trạng thừa, thiếu và hợp đồng giáo viên không đúng quy định, đặc biệt là vấn đề thiếu giáo viên do tăng trưởng "nóng" về quy mô học sinh, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp để khắc phục tình trạng này như thế nào?

- Trước vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên, đặc biệt là vấn đề thiếu giáo viên do tăng trưởng "nóng" về quy mô học sinh đang xảy ra ở một số địa phương, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp, không để những trường quy mô nhỏ, lớp có số lượng học sinh không đủ theo định mức để thực hiện điều tiết giáo viên từ những trường thừa sang những trường, lớp thiếu giáo viên; ưu tiên bố trí biên chế của các địa phương để tuyển dụng giáo viên, không xảy ra tình trạng có học sinh mà không có giáo viên dạy học.

Để khắc phục tình trạng còn một số lượng lớn giáo viên mầm non, phổ thông đang hợp đồng lao động và tình trạng thiếu giáo viên mầm non, nhất là việc một số địa phương có tăng trưởng "nóng" về quy mô học sinh do phát triển mạnh các khu công nghiệp, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2018, Thủ tướng đã chỉ đạo và giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp Bộ GD&ĐT xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế ngành giáo dục của một số địa phương cho phù hợp với mức tăng dân số cơ học, bảo đảm phù hợp Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, Bộ Nội vụ đã họp bàn với Bộ GD&ĐT thống nhất chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành rà soát vấn đề biên chế, hợp đồng lao động đối với giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục; rà soát, tổng hợp về dân số, số học sinh trên địa bàn từ năm 2015 đến năm 2018 nhằm làm rõ việc tăng, giảm về dân số và tăng, giảm học sinh tại các cấp học, bậc học, trong đó tập trung làm rõ việc tăng, giảm học sinh cơ học tại các cấp học, bậc học ở các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị.

Trên cơ sở đó tổng hợp nhu cầu về giáo viên cần tăng thêm của tỉnh sau khi đã thực hiện tự điều chỉnh, cân đối trong tổng số người làm việc được giao của địa phương nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu để Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ GD&ĐT phương án trình Thủ tướng xem xét, quyết định để giải quyết những khó khăn, bất cập của các phương nhằm bảo đảm không để xảy ra tình trạng có trường, lớp, học sinh mà không có giáo viên giảng dạy.

- Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục trước thềm năm học mới 2018-2019 như thế nào?

- 2018-2019 là năm học tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ trong tâm và 5 giải pháp của ngành giáo dục đã đề ra; đồng thời là năm học mà toàn ngành đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019-2020.

Bộ GD&ĐT luôn xác định và đề cao vai trò có tính chất "then chốt " của đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định đến kết quả và sự thành công trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm học cũng như công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Ngay từ học kỳ II của năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, cấp học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có cho năm học 2018-2019; đồng thời, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm sát với nhu cầu sử dụng.

Đến nay, theo chỉ đạo của bộ, các địa phương đang thực hiện việc tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ và tổ chức các khóa bồi dưỡng hè về chính trị, phương pháp, nghiệp vụ dạy học cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên các cấp; tiếp tục thực hiện các chính sách và làm tốt việc đ.ánh giá, tôn vinh, khen thưởng đối với đội ngũ.

Bắt đầu từ năm học này, bộ cũng chỉ đạo các địa phương thực hiện đ.ánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn/tiêu chuẩn mới được ban hành thay thế cho các chuẩn trước đây nhằm giúp cho bộ có được bức tranh tổng thể về chất lượng đội ngũ, từ đó có những chỉ đạo và kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.

Nhiều nơi vi phạm nghiêm trọng về tuyển dụng, bố trí giáo viên - Hình 2

Thu nhập của giáo viên Việt Nam còn hạn chế. Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Sẽ chấn chỉnh đạo đức nhà giáo

- Năm học vừa qua, một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội, Thứ trưởng cho biết giải pháp của Bộ GD&ĐT để khắc phục tình trạng này như thế nào trong năm học 2018-2019?

- Thứ nhất, bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc, có kết quả Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại t.rẻ e.m.

Đồng thời, hoàn thiện đề án xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học trình Thủ tướng phê duyệt để triển khai thực hiện từ năm học này; chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức nhà giáo, đưa quy tắc ứng xử vào trong quy chế làm việc; phát huy dân chủ trường học.

Thứ hai, bộ chỉ đạo các địa phương quán triệt và tổ chức cho giáo viên học tập Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo trong đợt học hè và bước vào năm học mới.

Theo đó, để nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi b.ạo h.ành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục.

Thứ ba, bộ đã rà soát, hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong đó có quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; rà soát, hướng dẫn nội dung bồi dưỡng thường xuyên, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; chỉ đạo đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, trong năm học này, Bộ GD&ĐT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo; kịp thời nắm bắt các thông tin xử lý tại địa phương và tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng, tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành các tấm gương người tốt, việc tốt.

- 2018-2019 là năm học quan trọng đối với ngành giáo dục trong việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo lộ trình, bắt đầu triển khai từ năm học 2019-2010 đối với lớp 1, xin thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này.

- Đúng như vậy, 2018-2019 là năm học mà toàn ngành giáo dục bước đầu phải hoàn tất các khâu chuẩn bị cho quá trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lớp 1. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu môn học, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mà Thủ tướng đã phê duyệt.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đơn vị đang triển khai thực hiện quy hoạch, sắp xếp hệ thống các trường sư phạm; đổi mới và xây dựng mới 50 chương trình đào tạo; thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh gắn với nhu cầu sử dụng theo đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố. Công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đã được chuẩn bị chu đáo, cụ thể:

Bồi dưỡng giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn học theo từng cấp học được thực hiện cùng với lộ trình thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Việc bồi dưỡng sẽ được thực hện thông qua hình thức trực tuyến.

Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về sách giáo khoa mới (nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng có trách nhiệm phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên theo sách giáo khoa đã được phê duyệt cho phép sử dụng và được nhà xuất bản phát hành).

Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ 360 giảng viên sư phạm chủ chốt, 28.000 giáo viên và 4.000 CBQLPT cốt cán và tất cả cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên phạm vi cả nước.

Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về một số năng lực cốt lõi để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Năng lực dạy học tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, phát triển chương trình nhà trường...

Các nội dung này, Bộ GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán phổ thông từ năm 2014, các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động cập nhật, bổ sung nội dung bồi dưỡng và phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo để bồi dưỡng cho giáo viên đối với những địa phương có nhu cầu.

Thời gian thực hiện các hoạt động đào tạo bắt đầu từ năm 2018 đến 2023 theo niên chế năm học; các hoạt động bồi dưỡng từ năm 2018 đến 2023 vào thời điểm tháng 7, tháng 8 hàng năm.

Cụ thể, năm 2019 bồi dưỡng lớp 1; năm 2020 bồi dưỡng lớp 2, 6; năm 2021 bồi dưỡng lớp 3,7,10; năm 2022 bồi dưỡng lớp 4, 8 11; năm 2023 bồi dưỡng lớp 5, 9, 12.

Theo T.iền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Diễn viên Minh Tít: "Tôi từng nghĩ mình hết duyên với phim truyền hình"
09:24:38 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
HOT: Hyuna sắp cưới nam idol tai tiếng Junhyung (HIGHLIGHT), netizen tranh cãi nảy lửa
10:35:48 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cây hài sân khấu: Thái Hòa - Duyên hài "quái chiêu'

Sao việt

14:49:58 08/07/2024
Thái Hòa là vua phòng vé phim Việt một thời, đến nỗi có người quên mất anh cũng từng là cây hài đình đám của sân khấu.

LISA BLACKPINK lại khiến cư dân mạng phải trầm trồ với vòng eo siêu nhỏ qua động tác nhảy 5 giây

Nhạc quốc tế

14:46:49 08/07/2024
Để quảng bá cho sản phẩm mới, Lisa mới đây đã đăng tải một video thử thách nhảy trên kênh TikTok cá nhân. Tận dụng kỹ năng vũ đạo vượt trội, Lisa đã chinh phục người xem với những động tác điêu luyện.

Du lịch Tây Bắc: Thác Nậm Lúc đẹp như phim cổ trang trên cao nguyên Sìn Hồ

Du lịch

14:45:46 08/07/2024
Lai Châu - Thác Nậm Lúc như dải lụa mềm mại giữa đại ngàn, mời gọi du khách khám phá trên hành trình du lịch Tây Bắc.

'Kẻ trộm mặt trăng 4' thu 48 tỷ sau 3 ngày, gấp 100 lần phim của NSND Việt Anh

Hậu trường phim

14:45:39 08/07/2024
Kẻ trộm mặt trăng 4 thu 48 tỷ chỉ sau 3 ngày trong khi phim của NSND Việt Anh chỉ đạt 447 triệu đồng tại rạp Việt cuối tuần qua.

HOT: Vợ chồng Song Joong Ki lên chức bố mẹ lần 2!

Sao châu á

14:37:07 08/07/2024
Thông tin gia đình Song Joong Ki - Katy Louise Saunders sắp đón thêm 1 thành viên mới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người hâm mộ.

Đăng Khôi hiếm hoi nhắc về căn bệnh khiến anh phải dừng ca hát

Tv show

14:29:26 08/07/2024
Ca sĩ Đăng Khôi xúc động chia sẻ về khoảng thời gian hơn 10 năm tạm dừng ca hát và hành trình trở lại với âm nhạc.

Banmei Gaming lên ngôi vô địch APL 2024 Liên Quân Mobile

Mọt game

14:28:33 08/07/2024
Chiều ngày 07/07 (Chủ Nhật) vừa qua, trận chung kết giải đấu quốc tế APL 2024 (bộ môn Liên Quân Mobile) đã diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển Banmei Gaming (Đài Loan) và Buriram United Esports (Thái Lan).

Nữ kế toán ở Hà Tĩnh bị truy nã vì gây thiệt hại hơn 600 triệu đồng

Pháp luật

14:25:48 08/07/2024
Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang truy nã đối tượng Nguyễn Thị Hồng Nhung (nguyên kế toán ngân sách xã Cẩm Quan) vì gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 600 triệu đồng.

Chân váy maxi đang "hot" rần rần, chị em lưu ngay 10 cách diện để phong cách Hè thêm sành điệu

Thời trang

14:12:38 08/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để diện những chiếc chân váy maxi thướt tha, bay bổng. Không chỉ thoải mái, mát mẻ, chúng còn giúp các nàng thăng hạng phong cách.

Vui lên nào anh em ơi - Tập 1: Bộ ba Hưng, Tiến, Thắng khởi nghiệp bất thành

Phim việt

13:44:23 08/07/2024
Bộ ba bạn thân Hưng, Tiến, Thắng cùng hùn vốn để khởi nghiệp, hy vọng kiếm được t.iền nhưng lại thất bại ê chề. Mỗi người phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình.

Giờ tốt khởi công, động thổ, khai trương cho từng ngày trong tuần mới từ 8/7 - 14/7/2024

Trắc nghiệm

13:43:44 08/07/2024
Dưới đây chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã chia sẻ ngày giờ tốt xấu cho từng ngày trong tuần mới từ 8/7 - 14/7/2024.