Thiết kế giờ học cho… phụ huynh hay cho học sinh?
Ý kiến của bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM về việc quy định giờ học tại các trường học có yếu tố phù hợp với giờ làm của phụ huynh tạo ra tranh luận từ nhiều phụ huynh.
Vừa đi học vừa ngủ. Ảnh Minh Đức
Có ý kiến đồng ý trẻ thức khuya thiếu ngủ là do các gia đình chưa quản lý giờ giấc của con đúng mức, giờ học phải phù hợp với giờ làm của công chức, nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng Sở “đổ” cho gia đình liệu có thiếu thực tế quá không, và các ban ngành nên xem lại việc thiết kế giờ học hiện nay dành cho đối tượng chính là phụ huynh hay cho học sinh?
Quy định dành cho ai?
* Như vậy đối tượng chính của quy định này là “phụ huynh”, còn vấn đề sức khỏe các em học sinh chưa được quan tâm?! Xin hãy hỏi ý kiến “phụ huynh” có con trong độ tuổi đi học, trước khi ban hành quy định này. Con em chúng ta học hành đã bị quá tải, lại còn phải đi học quá sớm như vậy có nên không?
Trung Nguyen – mailto:trung411nguyen @
Sở hãy vi hành và lắng nghe!
* Hồi giờ tôi đang mong chờ Sở GDĐT TPHCM điều chỉnh giờ học ở phổ thông theo chiều hướng muôn hơn. Buổi sáng các vị lãnh đạo Sở hãy làm một vòng để thấy cảnh bố mẹ chở con đi học trước đầu xe có để cái gối cho các con tranh thủ vừa đi vừa ngủ bởi ra khỏi nhà quá sớm, hay cảnh bố đứng dỗ con ăn gói xôi bên cổng trường vì không kịp thời gian ăn sáng ở nhà. Bà PGĐ khuyên các em đi ngủ sớm thì làm sao học xong bài. Nhìn cái núi bài vở của bọn trẻ khiến cho người lớn nếu là tiến sĩ cũng thấy hết hồn chứ nói các em!
Mai Vũ – mailto:maivu62@
Mong hãy điều chỉnh thử
* Theo tôi việc điều chỉnh giờ học của trẻ tiểu học là đúng nên bắt đầu lúc 7g30 và ra về lúc 11g15 ( thay vì phải 7g về lúc 10g45) thì vừa thuận tiện cả giờ học sinh và phụ huynh đi làm việc. Sở nên điểu chỉnh làm thử vài trường rồi nếu tốt thì triển khai tất cả các trường tiểu học còn lại.
Phạm Thị Xuân Diệp – mailto:khanhanh2890@
Quan niệm cũ
Trẻ con nước mình đúng là khổ với những quan niệm cũ xì không chịu đổi mới . Thôi thì ráng cày kiếm tiền cho con học trường quốc tế cho bớt khổ
Nguyễn Thị Kim Loan – mailto:tuloan1699@
Không có áp lực ư?!
Bà Thanh nói “Trẻ tiểu học thường không có áp lực bài vở (không chấm điểm) nên các em chẳng có lý do gì để phải thức khuya gây ảnh hưởng đến việc dậy đi học vào buổi sáng.” – Tôi không biết những phụ huynh khác có con em học lớp 1 ra sao chứ con tôi ngày nào cũng có bài về nhà để làm mặc dù cháu học bán trú .
Chiều tranh thủ về sớm đón con tới nhà, lao vào lo nấu cơm, việc nhà rồi cho bọn trẻ ăn, sau đó lại phải hối thúc chúng đi làm bài tập , hôm nào học nhanh thì 9g tối học xong, còn bình thường thì 9g30. Vậy đó không phải áp lực bài vở thì gọi là gì….?
Lê Đoàn Ngọc Trâm – mailto:tramledoanngoc@
Chúng tôi không muốn con được ngủ sớm sao?
Bà Thanh phát biểu là cha mẹ phải rèn cho con thói quen đi ngủ sớm. Chúng tôi cũng muốn lắm chứ nhưng bài tập cô giáo cho về như núi thì làm gì mà các cháu có thể đi ngủ sớm? Con tôi đang học lớp 5, không ngày nào cháu bước vào giường trước 10g30. Xin thưa cháu không hề xem tivi hay đọc truyên nhé.
Vừa về, ăn tối xong nghỉ được 10 phút là học cho tới khuya. Bà Thanh nói tiểu học có bài vở gì đâu, xin đề nghị bà cho đi khảo sát thực tế trước khi nói. Các cô giáo ở trường ngày nào cũng cho bài tập về nhà: toán, tập làm văn, chính tả… rồi còn phải học thuộc lịch sử… nữa chứ.
Trung thu vừa rồi, chung cư tôi tổ chức văn nghệ cho các em thiếu nhi, cháu mới lên chơi một chút mà phải đòi về vì sợ không làm bài tập kịp cô la. Tôi tức quá bảo mẹ cho phép con chơi, hôm nay là trung thu mà khỏi làm bài tập về nhà nhưng mà cháu sợ cô giáo hơn nên tối đó phải thức tới hơn 11g mới được ngủ. Thật là bức xúc với cách giáo dục hiện nay quá đi.
Video đang HOT
Phương Dung – mailto:utphdung@
Sở có theo sát chương trình không đấy?!
* Bà Phó GĐ sở có theo sát chương trình tiểu học? Con tôi học lớp 4, bài vở ở trường cho giáo cho về nhà làm rất nhiều. Nếu không hoàn thành, phụ huynh sẽ được cô chủ nhiệm “góp ý” vào sổ dặn dò của con ngay ngày hôm sau. Sáng 6g cháu thức dậy, về nhà sớm nhất lúc 5g chiều (nếu không kẹt xe), ăn uống, vệ sinh xong…lập tức vào bàn học lúc 7g30 để kịp hoàn thành bài trước 9g30. Vậy theo bà Phó GD Sở đi ngủ sớm hơn là lúc mấy giờ đây?
Thao Nguyen – mailto:nxuanthao@
Chạy đua chương trình không đúng lối
* Không nên bắt trẻ học sớm. Theo tôi, nên bắt đầu lúc 7g30 hoặc 8g sáng, kết thúc lúc 11g15. Vấn đề là làm sao giảm tải được bài học cho trẻ. Bộ GD cần xây dựng một chương trình ít môn học, vừa sức, nhẹ nhàng, thiết thực cho trẻ, tránh ôm đồm, hàn lâm, xa rời cuộc sống. Nhà trường cần nghiêm cấm GV giao bài tập về nhà cho trẻ, để trẻ có thể ngủ đủ, khỏe mạnh thể chất, tinh thần, tiếp thu sẽ tốt.
Ở mầm non, tiểu học, THCS, thế giới chạy đua về thể chất, kỹ năng sống, nhân cách. Ở đại học và sau đại học, họ chạy đua về trí tuệ, phát minh, sáng chế… Đừng bắt các thế hệ con trẻ thơ bé của chúng ta phải “gánh” một gánh nặng quá sức khiến chúng phải “sút giầm” về cả thể chất lẫn tinh thần… Chạy đua không đúng lối sẽ vô tình tự hại, phải trả giá rất đắt.
Đào Quang Minh – mailto:dvhungvt@
Xem lịch học của con tôi
* Con trai tôi học lớp 4 Quận 3, bán trú, mà ngày nào về cũng phải làm 2-3 phiếu Toán, Tiếng Việt, làm văn. Chưa kể tập chép. Con tôi chẳng học thêm gì, 7g tối ngồi vào bàn học mà hôm nào cũng 9g30 -10g đêm mới xong. Anh nó lớp 6, vào học từ 6g45 nên mặc dù nó là 7g15 thì vẫn phải đi cùng anh nó chứ bố nó không thể đưa đón 2 lượt. Anh nó ngày nào cũng vác cái cặp to hơn cặp cán bộ trên lưng, mang theo sách vở học hôm đó, và sách vở để chiều ôn bài cho hôm sau. Có môn kỹ thuật may vá, mấy hôm nay đêm nào nó cũng thức hì hục làm. Nói chung, con tôi khó mà đi ngủ trước 10g, sáng thì 5g30 đã phải dậy, 6g kém 15 đã phải ngồi vào bàn ăn sáng, 6g45 phải ra khỏi nhà!
Nguyen Thi Ngoc Diep – mailto:ngocdiep76@
Học sinh khổ thay cho người lớn
* Theo tôi nghĩ trẻ thiếu ngủ không phải do giờ học quá sớm hay phải thức quá khuya mà đó là do trẻ phải chạy sô đi học thêm nên khuôn mặt luôn thể hiện sự mệt mỏi khi thức dậy. Tôi có một cháu trai năm nay học lớp 8, mẹ cháu rất muốn cho cháu đi học thể dục theo lời bác sĩ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe nhưng vì lịch học thêm dày đặc nên không thể đi tập thể dục. Kêu cháu nghỉ học thêm thì cháu khóc vì sợ cô đì và sẽ khó lòng vào cấp 3 nếu thành tích cấp 2 không tốt.
Tôi khuyên mẹ cháu cứ đóng tiền đi học thêm (200,000/1 tháng) nhưng khỏi đếp lớp học thêm để có thời gian đi tập thể dục thì mẹ cháu nói không đến lớp học thêm cô giáo sẽ không dám nhận tiền.
Nói tóm lại, cô giáo phải dạy thêm để kiếm thêm thu nhập vì lương không đủ sống và học sinh thì lấy thành tích để rộng đường vào cấp cao hơn. Còn khổ nào hơn cho học sinh không?
Trần Trung Trực – mailto:trungtruc@
Phụ huynh cũng phải xem lại
Thật ra những gì lãnh đạo Sở nói không phải không có lý. Bản thân tôi nhận thấy, nhiều trẻ học tiểu học bây giờ sinh hoạt giờ giấc không hợp lý, một phần do phụ huynh nuông chiều và chưa thật sự quan tâm đúng cách đến con cái. Trẻ học tiểu học, không nhất thiết học thêm, phụ huynh cứ đổ lỗi cho giáo viên rồi bắt con em mình cõng cặp sách đên tối mịt mới về nhà. Ăn uống không đúng giờ, thức khuya xem phim, chơi game… Sáng dậy ngáp vắn ngáp dài cũng dễ hiểu, nếu phụ huynh cho con trẻ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc 7-8g thì dậy sớm đi học không có gì khó cả.
Phan Đình Thắng – mailto:thang.spsctour@
Hợp lý rồi
*Tôi cũng có con cháu đang học cấp 1, và theo tôi giờ học như hiện tại là hợp lý, không cần biết có phù hợp hay không với giờ làm việc của phụ huynh. Con cháu tôi mỗi sáng đến trường đều tươi tỉnh vì hầu như đứa nào cũng ngủ trước 9g tối và thức trước 6g sáng. Chuyện ngủ, thức đúng giờ như thế không chỉ “vì chuyện học của các cháu” mà đã thành nếp hàng chục năm qua trong gia đình tôi. không thể vì “chuyện trong nhà” mà đòi thay thế giờ giấc của cả hệ thống làm việc, gây xáo trộn cuộc sống, xã hội.
Tôi nghĩ chuyện đơn giản quá, chỉ cần phụ huynh có “quyết tâm và đừng nuông chìu trẻ” là xong. Cứ ráng tập; tập rồi sẽ thành thói quen… Khi đó không chỉ trẻ tươi tỉnh đến trường học mà sức khỏe trẻ càng tốt ra mới thấy hiệu quả của việc ngủ sớm và thức sớm. thay gì đòi hỏi sự thay đổi nào đó, thì có lẽ cách tốt nhất và hiệu quả nhất là thay đổi từ chính trong mỗi gia đình.
Thanh vân – mailto:trieukietlong@
Cần điều chỉnh cho phù hợp
* Nhìn vào khung quy định giờ học của Sở thì cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh từng cấp, nhưng theo tôi cần điều chỉnh một số điểm để phù hợp hơn như sau:
- Đối với bậc mầm non và tiểu học buổi sáng đến trường đến 7g30 (để có thời gian cho cha mẹ các bé làm công tác vệ sinh và cho các bé ăn), nếu ở lại buổi trưa thì cho trẻ ăn lúc 11g, sau đó cho cho trẻ ngủ trưa. Buổi chiều 11g30 phút vào học, tan trường lúc 16g30
- Đối với bậc THCS và THPT buổi sáng vào học lúc 7g, tan trường lúc 11g, buổi chiều vào học lúc 13g30 và tan trường lúc 17g. Với quy định thời gian như thế vừa thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con em, vừa tạo một khoảng thời gian nghĩ ngơi cho học sinh và giáo viên.
Trần Xuân Toàn – GV trường THPT Hồng Bàng – TT Gia Ray – Xuân Lộc – Đồng Nai
Theo Tuoitre
Tham khảo giờ học của 55 quốc gia
Nhưng hoc sinh kem nhất đa hoc kha dân lên khi giơ hoc băt đâu muôn, theo kết quả nghiên cứu vào năm rồi của ông Finley Edwards, môt nha kinh tê hoc cua Đai hoc Colby ở tiểu bang Maine (Mỹ), được báo Huffington Post trích dẫn.
Trương đai hoc Colby ở tiểu bang Maine (Mỹ) - Ảnh: College
* Bắt đầu học muộn, HS Mỹ học khá hơn
Nghiên cứu đi vào trường hợp cụ thể của Melissa Edwards, em gái ông Finley Edwards - môt nha kinh tê hoc cua Trương ĐH Colby. Thời còn học trung học, do có phải mặt ở trường lúc 7g45, Melissa thưc dây luc 6g30 sang đê đon xe buyt dù trời lúc này còn chưa sáng.
Đên 10g45, tiêng chuông bao giơ nghi trưa mơi vang lên. Hầu hết các trường ở Hoa Kỳ bắt đầu vao hoc lúc 8g sáng. Hai mươi phần trăm hoc sinh bắt đầu vao hoc từ 7g45 hoặc sớm hơn.
"Tôi cho răng giơ giâc hoc như thê không tôt cho lăm" - ông Finley Edwards cho biêt. Findley phat hiên những hoc sinh ơ Wake County, North Carolina thương bắt đầu vao học muôn hơn một giờ so vơi cac trương khac thi trung binh điêm thi toan tăng 2,2% và điêm thi môn đoc tăng 1,5%.
Anh hương nay diên ra nhiêu hơn đối với cac học sinh lơp lơn. Bắt đầu vao học muôn một giờ con có nhiêu lợi ích hơn nữa: môi ngay xem tivi it hơn 12 phut, môi tuân danh hơn 9 phut lam bai tâp vê nha và ti lê nghi hoc trung binh giam so vơi cac hoc sinh khac.
Vi điêm thi ơ cac ky thi tiêu chuân trở nên quan trọng hơn để đánh giá giáo viên và câp kinh phí cho trương ơ cac địa phương trong cả nước, nên một vài nhà nghiên cứu - trong đó có Edwards - cho răng giai phap đơn gian chinh la cho thanh thiếu niên bắt đầu vao hoc muôn.
Theo nghiên cứu của ông Finley Edwards, nhưng hoc sinh kem nhất đa hoc kha dân lên khi giơ hoc băt đâu muôn hơn.
Một nam sinh thiếp ngủ trong một ván tennis do học hành căng thẳng - Ảnh: AFP
Tuy vây, ông cung thừa nhận những hạn chế cua viêc băt đâu giơ hoc muôn như người lớn phải xác định lại lịch trình của họ và giới hạn các chương trình thể thao sau giờ học của con cái.
Theo báo Huffington Post, đã có nhiều nỗ lực đề xuất giờ vào học trễ hơn trong những năm gần đây.
Năm 2005, dân biểu Zoe Lofgren ở bang California đã giới thiệu một nghị quyết của Quốc hội đề nghị các trường trung học khắp cả nước bắt đầu lúc 9g sáng nhưng nghi quyêt nay sau đó bị bác bỏ.
Kể từ năm 2004, thành viên ban giám hiệu Trường Sandy Evans ở hạt Fairfax, bang Virginia đã cố gắng đề xuất làm chậm tiêng chuông reo báo giờ hoc buổi sáng khi phần lớn học sinh ở địa phương bắt đầu hoc từ 7g20. Hiện chính quyền hạt Fairfax đang xet lai đề xuất nay.
Anh - Á tranh cãi giờ học
Gần đây Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove gây xôn xao ở một hội thảo giáo dục tại London khi đề nghị tăng thời gian học và cắt ngắn kỳ nghỉ của học sinh nước này để tránh nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia Đông Á - nơi học sinh học nhiều hơn.
Tuy nhiên các giáo viên ở châu Á khẳng định sao chép giờ học của các trường Đông Á sẽ không giúp ích gì cho nước Anh.
Bộ trưởng giáo dục Anh nói cấu trúc giờ học lỗi thời hiện tại gợi lại thời kinh tế thuần nông của nước Anh - Ảnh: Getty Images
Bộ trưởng Gove cho rằng giờ học hiện tại của học sinh Anh (thường bắt đầu vào 8g30 sáng và kết thúc vào 3g30 chiều) và kỳ nghỉ hè kéo dài sáu tuần gợi nhớ thời kỳ kinh tế thuần nông của nước Anh, qua đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh kinh tế của nước này đối với các quốc gia Đông Á.
Tuy nhiên các ý kiến phản đối cho rằng các trường học ở châu Á tập trung tạo ra những học sinh thành công bằng cách cho họ làm nhiều bài tập và theo đuổi cách tiếp cận giáo dục dành cho các thiên tài.
Hiệp hội Các hiệu trưởng nước Anh, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo đại học và cao đẳng (ASCL) và các tổ chức tương ứng ở châu Á đã kịch liệt phản đối đề xuất của ông Gove và nhấn mạnh chất lượng học tập quan trọng hơn số giờ ở trên lớp.
Vương quốc Anh không phải là quốc gia phát triển duy nhất tranh cãi về kéo dài ngày học.
Nhật và Đức cũng đang kéo dài giờ học ở lớp. Tuy nhiên Phần Lan, quốc gia vượt trội trong các bảng thống kê về giáo dục, hướng trẻ em học ít giờ hơn mỗi ngày so với những quốc gia phát triển khác, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Trả lời báo Telegraph, Nick Magnus, hiệu trưởng Trường ĐH Dulwich ở Singapore, cho biết: "Nhiều hệ thống trường học có cách dạy và học khác nhau. Phần Lan và Singapore có phong cách giáo dục khác nhau nhưng có điểm chung là đạt được thành tựu giáo dục cao".
Anne Keeling, người phát ngôn của nhóm nghiên cứu các trường quốc tế (ISC Research), nói: "Chính phủ Vương quốc Anh phải cân nhắc thật kỹ về sự so sánh giờ học ở nước này với các nước Đông Á".
Một ngày ở Trường tiểu học Woodlands
Các học sinh Trường tiểu học Woodlands đến trường vào buổi sáng - Ảnh: Trường Woodlands
Woodlands được xem là một trường tiểu học điển hình ở Vương quốc Anh. Trường này được mở vào năm 1964, tiếp nhận học sinh tuổi từ 7-11. Hiện trường có 380 học sinh. Học sinh tại đây bắt đầu ngày học vào 8g45 và tan lớp vào 3g15 chiều với lịch học khá thoải mái.
Lớp học chính thức bắt đầu lúc 8g55. Một giáo viên phụ trách thổi còi báo hiệu giờ vào lớp và học sinh xếp hàng theo từng lớp. Các em trật tự đợi vào lớp học theo sự điều động của giáo viên.
Khi đến lớp, học sinh bỏ hết đồ trong cặp ra và để bài tập đã làm ở nhà trong một cái khay. Sau đó các em treo cặp táp và áo khoác trong phòng giữ mũ áo (mỗi lớp đều có phòng riêng) và đi vào lớp học của mình.
Vào 9g10, toàn bộ học sinh tập hợp ở hội trường lớn. Các em ngồi dưới sàn nhà theo thứ tự nhỏ nhất ngồi trước, lớn nhất ngồi sau. Khi bước vào hội trường, các em được nghe nhạc. Mỗi tuần đều có chủ đề âm nhạc riêng.
Trong các buổi tập hợp này, các em được nghe kể chuyện, hát và cầu nguyện.
Tiết học đầu tiên bắt đầu vào 9g30 và kéo dài trong khoảng một giờ. Giáo viên thường dạy học sinh văn học và làm toán.
Học sinh sẽ nghỉ giải lao 15 phút vào buổi sáng từ 10g20-10g35. Trong giờ giải lao, các em sẽ ăn đồ ăn nhẹ được chuẩn bị ở nhà thường là gói khoai tây chiên giòn, trái cây hoặc vài cái bánh quy và thường tụ tập chạy nhảy chơi đùa trên sân trường.
Tiết học thứ hai kéo dài từ 11g15 cho đến giờ ăn trưa. 15 phút đầu học sinh được giao làm bài tập chính tả hay sắp xếp thời gian biểu. Sau đó các em học đọc viết và làm toán.
Giờ ăn trưa kéo dài từ 12g-1g10. Hầu hết học sinh đều chuẩn bị phần cơm trưa ở nhà. Trong khi chờ đợi buổi trưa hoặc sau khi ăn xong, các em chơi đùa trên sân trường hoặc tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt được thiết kế riêng cho giờ ăn trưa.
Giờ học chiều bắt đầu với tiết tập đọc. Có thể cả lớp cùng tập đọc hoặc chia ra thành từng nhóm nhỏ. Sau đó, các em học thêm một hoặc hai môn học khác như thể dục, khoa học, lịch sử, thủ công, nghệ thuật, tin học và chính thức tan trường vào lúc 3g15 chiều.
Theo Tuoitre
Khi phụ huynh "tiếp tay" cho dạy thêm, học thêm Ngoài giờ học ở trường, không ít học sinh "chạy sô" học thêm bên ngoài, về nhà tiếp tục học với gia sư bố mẹ thuê về. Việc tràn lan trong dạy thêm và học thêm hiện nay còn có cả sự "tiếp tay" của chính phụ huynh. Học trò "chạy sô" học thêm Ngày nào cũng vậy, sau giờ học, em T.T.,...