Thiết bị biến TV thường thành TV thông minh chạy Android
Thiết bị Google TV thế hệ mới của Sony giúp bổ sung thêm tính năng cho các Internet TV Bravia hiện có cũng như biến các mẫu TV thông thường có hỗ trợ kết nối MHL thành TV thông minh.
Sony Bravia Smart Stick có thiết kế nhỏ gọn hơn hẳn các đầu Android Box hiện nay, thiết bị có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Đi kèm theo là một chiếc remote với những phím bấm cơ bản và bàn rê chuột đa điểm ở phía trước còn mặt sau là bàn phím QWERTY. So với các model trước đây, Bravia Smart Stick NSZ-GU1 có thể kết nối với TV qua cổng HDMI MHL và lấy nguồn bằng cổng USB.
Sony Bravia Smart Stick có thiết kế nhỏ gọn và điều khiển từ xa hỗ trợ nhiều tính năng tiện lợi.
Sản phẩm không thay thế hoàn toàn các tính năng thông minh tích hợp trong TV, thay vào đó lại có giao diện được xây dựng tích hợp với các ứng dụng của Google và của chính Sony, cho phép người xem dễ dàng truy xuất bất kỳ ứng dụng nào từ một trình đơn duy nhất. Mục đích Sony muốn đưa ra thiết bị này là giúp người dùng có được trải nghiệm các dịch vụ Google tốt hơn, bao gồm trình duyệt Chrome, kho ứng dụng Play Store dành riêng cho TV, các dịch vụ giải trí trực tuyến được thiết kế với giao diện phù hợp với TV.
Việc tìm kiếm nội dung trên thiết bị cũng khá đơn giản giản nhờ vào một bàn touchpad điều khiển tiện lợi cùng tính năng nhận dạng giọng nói. Bàn điều khiển này cũng có thể làm remote đa năng để điều chỉnh các thiết bị khác như TV và set-top box đang kết nối. Sản phẩm của Sony hỗ trợ tính năng “Picture in Picture” cho phép người dung có thể vừa xem TV vừa chạy ứng trong một cửa sổ khác cùng lúc.
Sony Bravia Smart Stick hiện có mặt tại thị trường Việt Nam với giá 3,9 triệu đồng.
Ảnh thực tế thiết bị Bravia Smart Stick
Bravia Smart Stick mang thiết kế nhỏ gọn chỉ trong lòng bàn tay.
Thiết bị khi được kết nối bởi cổng USB (phía trên), dây dành cho cổng hồng ngoại và ngõ vào tín hiệu HDMI cho đầu thu TV set-top-box.
Cạnh phải là nút kết nối thiết bị với remote (Connect), dây kết nối cổng hồng ngoại và ngõ vào HDMI.
Người dùng sẽ kết nối NSZ-GU1 vào trong cổng HDMI có logo MHL.
Video đang HOT
Cận cảnh bộ điều khiển từ xa với bàn rê chuột touchpad, các phím điều khiển cơ bản và micro để thu giọng nói.
Cạnh phải của remote gồm các phím điều chỉnh âm lượng, phím tắt tiếng và chuyển kênh TV.
Cạnh trái với đèn tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động.
Bàn phím QWERTY ở mặt sau với dãy phím số ở bên trên, đồng thời các phím Fn hỗ trợ nhiều phím tắt tiện lợi.
Remote hoạt động nhờ hai pin AA nằm ở hai cạnh trên và dưới.
Bravia Smart Stick chạy các ứng dụng nền Android dành cho Google TV. Người dùng vẫn có thể truy cập vào các ứng dụng Internet TV của Bravia ngay trên thiết bị này mà không cần phải chuyển ngõ vào (Input) hay thay đổi điều khiển từ xa của TV.
Theo VNE
Tìm hiểu về các chuẩn phát video không dây qua TV
Dù chuẩn HDMI (kết nối qua dây dẫn) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng hiện vẫn chưa có chuẩn phát video không dây nào được áp dụng chung từ các thiết bị điện tử tới TV. Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ về các chuẩn phát video không dây này để đưa ra lựa chọn phù hợp.
AirPlay
AirPlay là chuẩn phát không dây do Apple phát triển. Chuẩn phát này cho phép bạn phát video từ iPhone, iPad và Mac tới đầu giải mã Apple TV. Thông qua AirPlay, bạn có thể phát các nội dung lưu trên máy Mac lên TV được kết nối với Apple TV; chơi video trên TV và điều khiển từ iPhone; hoặc hiển thị toàn bộ màn hình iPad lên TV.
AirPlay có thể hoạt động theo 2 cách. Trước hết, AirPlay có thể "tái hiện" lại toàn bộ màn hình hiển thị từ một thiết bị lên TV (screen-mirroring), tức là màn hình TV và máy Mac/iPhone/iPad của bạn sẽ hiển thị các nội dung giống hệt nhau. Ví dụ, khi bạn bật một đoạn video trên iPhone và phát qua AirPlay, cả đoạn video này và các nút điều khiển (chơi/tạm ngừng, thanh chọn thời gian...) sẽ được hiển thị trên màn hình TV cùng lúc và giống hệt như trên iPhone.
Cách thứ 2 là stream (phát) nội dung. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một ứng dụng để bật video trên iPhone và phát đoạn video này lên màn hình TV. iPhone sẽ đóng vai trò điều khiển từ xa cho TV, và do đó các nút điều khiển sẽ không bị hiển thị lên màn hình. AirPlay đủ thông minh để phân biệt được đâu là các nội dung bạn muốn phát lên TV và đâu là các phần hiển thị cần giữ lại trên màn hình iPhone.
AirPlay hoạt động rất tốt, song cũng gặp phải một trở ngại lớn do chúng chỉ hoạt động trên các thiết bị Apple. Nếu bạn sử dụng máy Mac/iPhone/iPad và Apple TV, bạn sẽ rất thích AirPlay. Tuy vậy, nếu bạn muốn phát từ máy vi tính chạy Windows lên Apple TV hoặc phát từ máy Mac lên một loại đầu giải mã khác, AirPlay sẽ không giúp gì được cho bạn.
Miracast
Miracast là một chuẩn kết nối được ngành công nghiệp điện tử xây dựng để tăng sức cạnh tranh với AirPlay của Apple. Các phiên bản Android từ 4.2 và Windows từ 8.1 trở lên đều được tích hợp Miracast, do đó về mặt lí thuyết, các mẫu tablet, laptop chạy Windows và các mẫu smartphone, tablet Android có thể dễ dàng phát nội dung lên các đầu nhận tín hiệu có hỗ trợ Miracast.
Như vậy, về mặt lí thuyết Miracast là một chuẩn kết nối rất tuyệt vời, cho phép phần lớn các thiết bị điện tử (không gắn mác Apple) có mặt trên thị trường có thể kết nối với nhau. Điều đáng buồn là trong thực tế, các nhà sản xuất đã làm hỏng chuẩn kết nối này.
Trong khi các thiết bị có hỗ trợ Miracast nên được thiết kế để có thể kết nối dễ dàng với nhau, rất nhiều thiết bị Miracast không thể nhận diện hoặc không hoạt động tốt với các đầu nhận có hỗ trợ cổng Miracast. Bạn có thể tham khảo bảng ví dụ sau đây để thấy khả năng tương thích rất kém của các thiết bị có hỗ trợ Miracast:
Hàng dọc: Đầu nhận. Hàng ngang: Thiết bị di động. Màu xanh cho thấy các thiết bị có thể kết nối. Màu đỏ cho thấy các thiết bị không thể kết nối.
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn không thèm gắn mắc Miracast cho các thiết bị có hỗ trợ Miracast. Ví dụ, LG gọi tính năng Miracast trên các thiết bị của mình là "SmartShare", Samsung đặt tên cho tính năng này là "AllShare Cast", Sony thì gọi Miracast là "screen mirroring" còn Panasonic là "display mirroring". Nói cách khác, tình trạng hiện thời của Miracast rối loạn đến mức bạn có thể đang sử dụng một thiết bị có hỗ trợ Miracast mà không biết là thiết bị này có hỗ trợ kết nối Miracast - và cũng có thể là bạn không nhầm, bởi thường các sản phẩm có gắn mác AllShare Cast của Samsung sẽ chỉ hỗ trợ sản phẩm của Samsung mà thôi.
Ngay cả gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng không thể tiếp sức cho Windows chống lại AirPlay với Miracast. Do Miracast được tích hợp vào Windows 8.1 và vào Xbox One, chắc hẳn bạn sẽ hi vọng rằng việc phát nội dung từ Windows lên TV thông qua đầu nhận Xbox One là hoàn toàn có thể. Nhưng thực tế Xbox One lại không thể nhận tín hiệu Miracast từ Windows để phát lên TV.
Nói tóm lại, Miracast là một chuẩn kết nối rất đáng thất vọng tới mức bạn khó có thể coi Miracast là một chuẩn kết nối thực thụ như Wi-Fi, Bluetooth và NFC. Ngoài ra, Miracast cũng chỉ hỗ trợ tái hiện màn hình. Bạn không thể phát video trên TV và sử dụng smartphone Android làm điều khiển riêng biệt được.
WiDi
WiDi là viết tắt của Intel Wireless Display, một tính năng được sử dụng thông qua chuẩn kết nối Wi-Fi Direct (kết nối Wi-Fi giữa các thiết bị không cần thông qua bộ định tuyến/router). Đây là cố gắng đáp trả của Intel dành cho AirPlay.
Do WiDi không được hỗ trợ rộng rãi, phiên bản WiDi 3.5 đã được thiết kế để tương thích với Miracast, do đó WiDi hiện giờ, về bản chất, chỉ là một dạng Miracast mà thôi.
Chromecast
Khi ra mắt Nexus 4 vào năm 2012, Google tuyên bố cân nhắc tới khả năng hỗ trợ Miracast. Theo tuyên bố của gã khổng lồ tìm kiếm vào lúc nó, bạn có thể sẽ được mua các đầu giải mã cỡ nhỏ, kết nối vào HDMI, có hỗ trợ Miracast. Vấn đề tương thích cho các chuẩn hiển thị không dây sẽ sớm được giải quyết, cho phép bạn dễ dàng hiển thị màn hình Android và Windows lên TV.
Tuy vậy, lời hứa của Google đã không trở thành hiện thực. Một năm sau đó, Google ra mắt Chromecast. Chromecast là một cổng nhận có giá rất rẻ (35 USD/7,5 triệu đồng - giá gốc tại Mỹ), sử dụng giao thức DIAL (DIscover And Lauch) thông qua Wi-Fi. Để sử dụng Chromecast trên Android, bạn chỉ cần mở các ứng dụng có hỗ trợ Chromecast, ví dụ như YouTube, Netflix... Trong các ứng dụng này, bạn có thể ra lệnh phát một đoạn video nhất định lên Chromecast. Chromecast sẽ kết nối trực tiếp lên Internet để phát đoạn video này, và bạn có thể sử dụng smartphone để điều khiển quá trình chơi của smartphone.
Ngoài ra, Chromecast cũng hỗ trợ "tái hiện" màn hình. Trên Windows, bạn có thể phát nội dung tới Chromecast thông qua trình duyệt Chrome. Chromecast cũng hỗ trợ cả iOS và Mac OS.
Như vậy, Chromecast không hề hỗ trợ Miracast. Xét tới thành công của thiết bị này, có thể nói rằng Google đang lựa chọn đúng hướng đi.
DLNA và Play To
Một chuẩn phát nội dung khá phổ biến khác là DLNA - "Digital Living Network Alliance" (Liên minh Mạng Gia dụng Số). Trên mạng nội bộ của bạn, các thiết bị có hỗ trợ DLNA sẽ được hiển thị dưới tên gọi các thiết bị "Play To".
Thực tế, DLNA không phải là một chuẩn phát màn hình không dây. Theo vào đó, đây chỉ là một cách để chơi nội dung từ một thiết bị trên một thiết bị khác. Ví dụ, bạn có thể mở Windows Media Player trên PC và sử dụng tính năng Play To để chơi các file video từ ổ cứng trên PC tới Xbox hoặc các đầu nhận được kết nối với TV khác. Các thiết bị hỗ trợ DLNA sẽ được hiển thị tự động trên menu "Play To", do đó bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức cài đặt. Khi ra lệnh kích hoạt "Play To", thiết bị nhận sẽ kết nối với thiết bị phát để chơi nội dung.
Mặc dù bạn có thể sử dụng DLNA trên các phần cứng "mới" như phát từ Windows 8.1 lên Xbox One, chuẩn kết nối này đã được phát minh từ rất lâu rồi. Bởi vậy, bạn chỉ có thể phát nội dung từ các thiết bị trên mạng nội bộ, ví dụ như ảnh, video và nhạc. Bạn không thể sử dụng Netflix hay YouTube thông qua DLNA, và cũng không thể tái hiện toàn bộ nội dung màn hình desktop lên TV thông qua DLNA.
Như vậy, 3 năm sau khi AirPlay ra đời, các công ty khác vẫn chưa thể tạo ra một chuẩn cạnh tranh hoàn chỉnh. Nếu bạn muốn tìm một chuẩn kết nối chuẩn cho phép phát nội dung từ thiết bị số lên TV, có lẽ bạn sẽ phải đợi thêm một thời gian dài nữa.
Theo VnReview
Laptop 'biến hình' - xu hướng mới của thị trường máy tính Không chỉ đơn giản là một bản nâng cấp phần mềm, sự xuất hiện của Windows 8 có thể coi là niềm cảm hứng lớn nhất trong thiết kế cho nhiều nhà sản xuất máy tính suốt gần hai năm qua nhằm cho ra những chiếc máy tính "lai" đa chức năng độc đáo. Bên cạnh việc hỗ trợ tốt các tác vụ...