Thiên tài Trung Quốc nghẹt thở khi sống cuộc đời của thần đồng
Sớm nổi danh bởi tài năng thiên phú nhưng Ning Bo – thần đồng đến từ Giang Tây, Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ việc giáo dục thần đồng.
Ngay trước thềm kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc được bắt đầu lại vào năm 1976 , giáo sư Li Zhengdao – nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa từng đoạt giải Nobel đã viết một lá thư gửi tới Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, mong mỏi ngôi trường này nhanh chóng khôi phục sự phát triển của khoa học, công nghệ và giáo dục.
Chính từ lý do đó, ngày 9/3/1978, 21 thanh niên trên khắp đất nước Trung Quốc, trải qua hàng nghìn cuộc bình bầu, tuyển chọn đã cùng nhau góp mặt trong “Lớp học thần đồng” đầu tiên và được gửi tới Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (Hợp Phì, tỉnh An Huy).
Trong số 21 sinh viên đó, người lớn tuổi nhất mới 16 tuổi và người trẻ nhất là 11 tuổi. Họ được gọi là “thiếu niên biệt kích vùng đất tri thức” trong lịch sử của Trung Quốc. Ning Bo là một trong những thần đồng góp mặt trong số này nhưng lại trải qua cuộc đời nhiều biến cố. Cuối cùng anh không đi theo con đường học thuật mà chọn trở thành một nhà sư.
Các thiếu niên trong Lớp học thần đồng. Ảnh: Sohu.
Giỏi cờ vua
Ning Bo (sinh ngày 28/2/1965) đến từ Cám Châu, Giang Tây. Năm 1978, khi mới 13 tuổi, nhiều người đã biết đến cậu thông qua cuộc đấu cờ vua với cựu Phó thủ tướng Fang Yi. Trong trận đấu trí đó, Ning Bo giành chiến thắng.
Và cái tên Ning Bo ngay lập tức đứng đầu các trang nhất của hàng loạt báo chí, truyền hình Trung Quốc khi đó như một huyền thoại, một thần đồng nhí được săn đón.
Theo thư giới thiệu của một giáo sư từ Đại học khoa học và công nghệ Giang Tây, Ning Bo 2,5 tuổi đã thuộc hơn 30 bài thơ. 3 tuổi đếm được đến 100, 4 tuổi học hơn 400 từ Hán tự, 5 tuổi bắt đầu đi học. 6 tuổi cậu bé đã bốc thuốc Đông y để chữa bệnh. 8 tuổi nằm lòng chuyện Thủy Hử.
Cậu bé đến từ Giang Tây trở thành “con nhà người ta” mà mọi phụ huynh đều lấy làm gương cho con cái. Xã hội ca ngợi Ning Bo đến mức dàn nho của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nơi cậu đọc sách được một số bức ảnh ghi lại đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng, không thể bỏ qua cho sinh viên mới, người nước ngoài khi ghé thăm nơi này.
Video đang HOT
Ván cờ lịch sử đưa tên tuổi Ning Bo nổi tiếng, toàn dân Trung Quốc đều biết đến. Ảnh: Sohu.
Áp lực đẩy thiên tài trượt khỏi đường ray
Đối với Ning Bo, tài năng đi kèm với niềm hy vọng và sự kỳ vọng lớn của gia đình, xã hội. Nhất là trong thời điểm Trung Quốc khát thiên tài. Tài năng của anh không chỉ thuộc về bản thân Ning Bo mà còn thuộc sở hữu của gia đình, nhà trường, xã hội. Cậu bé 13 tuổi phải khoác lên mình lớp áo mang tên sứ mệnh của thời đại.
Đối mặt với sự quan tâm quá mức từ giáo dục, truyền thông, xã hội, Ning Bo bị đẩy tới đỉnh vinh quang mà chính bản thân anh cũng không chịu nổi. Theo Sohu, thiên tài luôn cảm thấy nghẹt thở bởi áp lực mà xung quanh đặt ra cho mình.
Trước khi đưa đến quyết định này, thiên tài cũng phải trải qua khoảng thời gian dằn vặt cá nhân. Vào thời điểm được tuyển thẳng vào đại học, các giáo sư phân Ning Bo theo ngành Khoa học – Vật lý lý thuyết. Nhưng đây không phải là điều mà anh hứng thú.
Hết năm nhất đại học, sau một năm học đại cương, anh lấy hết can đảm bày tỏ điều này với giáo sư giảng dạy và nộp đơn xin chuyển đến Đại học Nam Kinh, nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học theo sở thích. Nhưng phía Khoa Vật lý lý thuyết “không sẵn sàng để thiên tài này ra đi”.
Trong suốt khoảng thời gian học đại học, Ning Bo vật lộn trong tình cảnh muốn thoát ra khỏi thực tại nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo những gì đã được sắp xếp. Đam mê bị “bóp chết” từ trong trứng nước, Ning Bo cũng chẳng còn tha thiết nghiên cứu vật lý mà chuyển sang tìm tòi về chiêm tinh, dành nhiều thời gian cho triết học, tôn giáo.
Ning Bo chọn cách xuất gia, từ bỏ con đường học thuật để tìm lối thoát cho mình. Ảnh: Sohu.
Tìm lối thoát cho mình
Chính vì những áp lực đến từ ngoại cảnh và không được theo đuổi thứ mình thích, rất nhiều lần Ning Bo bỏ dở kỳ thi, cơ hội đã được vạch sẵn. Năm 1982, chàng trai 19 tuổi tốt nghiệp đại học và được giữ lại trường giảng dạy, anh trở thành giảng viên trẻ nhất của trường. Nhưng Ning Bo từ chối.
Cùng năm, Ning Bo ghi danh học nghiên cứu sinh, nhưng rồi không đến thi. Năm 1983, cái tên Ning Bo lại xuất hiện trong danh sách thi nhưng vẫn mất tích khi giám thị xướng tên. Anh đã từng rất nhiều lần muốn kết thúc điều này nhưng chưa từng thành công cho đến năm đó.
Năm 1988, anh kết hôn cùng Cheng Luhua – một cô gái đem lòng ngưỡng mộ thiên tài. Nhưng cuộc hôn nhân không đi đến đâu, họ chia tay.
Một vài năm sau, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông, Ning Bo buồn bã thừa nhận rằng mình là sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay lại, anh sẽ không gia nhập Lớp học thần đồng, cũng không sống một cuộc đời như vậy. Bản thân anh cũng nhớ lại nỗi đau khi nhận phải phản ứng tiêu cực từ dư luận xung quanh.
“Nhiều lần, mọi người yêu cầu tôi làm thơ theo bảy bước. Lúc đó, tôi chỉ là một đứa trẻ không thân thuộc với thế giới. Giáo dục lâu dài là sự vâng lời và tự chối bỏ, nên nỗi đau đã lấp đầy trái tim tôi. Nó trở thành một phần trong tính cách của tôi. Cái danh thần đồng đã tước đi nhiều quyền trong cuộc sống và giải trí”, thiên tài giãi bày.
Năm 1998, Ning Bo được mời tham gia chương trình “Kể thật” của CCTV. Theo Sohu, “trong quá trình ghi hình chương trình, Ning Bo thường xuyên cầm micro để nói, tốc độ nói rất nhanh, cảm xúc mãnh liệt và chỉ trích mạnh mẽ việc giáo dục thần đồng.”
Nhiều bạn trẻ ngồi dưới sân khấu chứng kiến một thiên tài xa lạ. Họ đặt dấu chấm hỏi về cách cư xử của người đứng trước mặt và phá lên cười.
Điều này càng như gáo nước lạnh dội vào Ning Bo. Cảm thấy những lời chân thành không được lắng nghe, 4 năm sau, khi 38 tuổi, anh từ bỏ cuộc sống của một học giả, một thần đồng, lui về ăn chay, tụng kinh niệm phật ở Ngũ Đài Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc.
Chú trọng giáo dục thể chất và thể thao học đường
Những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao học đường (GDTC&TTHĐ) tại các trường học trong tỉnh luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc.
Với việc không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy GDTC&TTHĐ, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã thúc đẩy phong trào TTHĐ trong các trường học ngày càng phát triển, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng GD&ĐT.
Các em học sinh thi đấu bóng rổ tại Hội khỏe Phù Đổng TP Thanh Hóa lần thứ X.
Tại TP Thanh Hóa, hàng năm cùng với việc chỉ đạo các nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC&TTHĐ, Phòng GD&ĐT và Trung tâm TDTT thành phố đã phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh ở các cấp tiểu học và THCS trên địa bàn. Không chỉ vào dịp hè mà ngay cả trong năm học, thành phố đã mở được nhiều lớp học ngoại khóa TDTT cho các học sinh, trong đó chủ yếu các môn bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, cờ vua, bơi lội, vovinam...
Bên cạnh các lớp do Trung tâm TDTT thành phố tổ chức và bố trí địa điểm tập luyện, thi đấu, tại các trường học cũng triển khai các lớp TDTT, đáp ứng niềm đam mê, nhu cầu rèn luyện thể chất cho các em học sinh. Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực, thu hút hàng nghìn lượt học sinh tham gia, qua đó nhận được sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh.
Từ thành công của các lớp TDTT ngoại khóa chính là cơ sở để TP Thanh Hóa xây dựng và triển khai mô hình câu lạc bộ (CLB) thể thao trường học. Theo đó, từ năm học 2019-2020, thành phố đã triển khai mô hình CLB thể thao trường học trên toàn địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại khu vực nội thành, mỗi trường có ít nhất từ 4-5 CLB thể thao, khu vực ngoại thành có 3-4 CLB thể thao.
Các trường căn cứ nhu cầu của các em học sinh, điều kiện để tổ chức và duy trì các CLB thể thao (trong đó hoạt động ngoài giờ trong năm học và các buổi trong tuần vào dịp hè). Thông qua hoạt động của các CLB thể thao trường học để TP Thanh Hóa lựa chọn đội tuyển tham gia thi đấu tại các giải TDTT do ngành GD&ĐT tổ chức. Trong đó, tại Hội khỏe Phù Đồng toàn tỉnh lần thứ X năm 2019, TP Thanh Hóa xếp thứ nhất toàn đoàn.
Đây là một trong số nhiều địa phương tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện hiệu quả công tác giảng dạy GDTC&TTHĐ thời gian qua. Bám sát Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10-5-2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC&TTHĐ giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch cho hoạt động TDTT; đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho việc tập luyện, học tập của học sinh.
Về công tác GDTC, thực hiện nghiêm túc dạy môn thể dục theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, trong đó 100% các nhà trường thực hiện đảm bảo dạy đúng và dạy đủ 2 tiết/tuần. Nội dung chương trình thể dục được thực hiện theo hướng trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, giáo dục các tố chất thể lực, hình thành thói quen tập luyện TDTT cho học sinh. Đối với môn thể thao tự chọn, khuyến khích các nhà trường đưa các môn thể thao dân tộc phù hợp với nhà trường và địa phương vào giảng dạy; đồng thời khuyến khích các nhà trường đưa môn vovinam, bơi lội vào giảng dạy cho học sinh.
Cùng với đó, các nhà trường khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo mục tiêu giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng, thể lực cho học sinh; đồng thời thường xuyên tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn thể dục, lựa chọn được nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Về hoạt động thể thao, các nhà trường đẩy mạnh việc thành lập các CLB thể thao trong nhà trường, cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức hoạt động thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ, giáo viên được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho lao động, học tập; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trọng tài cho cán bộ, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác GDTC&TTHĐ.
Với việc nâng cao chất lượng GDTC&TTHĐ đã tạo điều kiện để lựa chọn đội tuyển của ngành tham gia một số giải thể thao do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong đó tại Giải bóng bàn "Người giáo viên Nhân dân" tranh Giải Báo Giáo dục và Thời đại lần thứ XIV - 2018 tại Đà Nẵng, đoàn Thanh Hóa đạt 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 2 huy chương Đồng.
Còn tại Giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học và THCS toàn quốc Cúp Milo 2019, khu vực II, đội tuyển bóng đá nam tiểu học và THCS giành giải ba. Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn thường xuyên phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT với quy mô lớn từ cấp tiểu học trở lên, như: Giải bóng đá, bóng rổ, vovinam, điền kinh, nhất là Hội khoẻ Phù Đổng... tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường.
Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X, năm 2019, với sự tham gia của hơn 8.000 vận động viên là học sinh đến từ các đơn vị trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh tranh tài ở 16 môn thi, với chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng lên.
Thúc đẩy thói quen rèn luyện thể chất từ lứa tuổi mầm non Olympic Victory 2020 - Stronger Together được Trường mầm non Thực nghiệm Victory tổ chức chiều nay (12/6) với sự tranh tài của 288 "vận động viên" ở các nội dung tập thể, đồng đội và cá nhân theo từng lứa tuổi. Các vận động viên nhí tham gia phần thi chạy tại Olympic Victory 2020 - Stronger Together. Cô trò mầm non...