Thiên tai làm 235 người chết và mất tích trong năm 2016
Bão, mưa lũ, sạt lở, rét đậm… xảy ra trong năm 2016 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương trên cả nước, ước tính thiệt hại gần 38.000 tỉ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục mưa lũ miền Trung.
235 người chết và mất tích, thiệt hại gần 38.000 tỷ đồng
Sáng nay (17/12), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2016 đến nay, tình hình thiên tai ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp. Tình hình bão, hạn hán, mưa lũ, rét đậm, rét hại, sạt lở đất… diễn ra bất thường với cường độ cực đoan.
Đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên vừa trải qua đợt hạn hán kéo dài thì từ tháng 10 trở lại đây lại phải hứng chịu mưa lũ trên diện rộng. Tổng lượng mưa 2 tháng gần đây nhiều nơi lớn hơn trung bình năm, cá biệt như Trà My (Quảng Nam) mưa 2.611mm, Minh Long (Quảng Ngãi) 2.729mm.
Mưa lớn đã làm lũ các sông lên cao, các hồ chứa thủy điện phải xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều tỉnh; đường giao thông bị chia cắt, sản xuất đình trệ, đời sống người dân trong vùng thiên tai gặp vô cùng khó khăn.
Từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương. Hơn 316.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại; 42.804 ha lúa, 4.703 ha mạ và 39.261 ha hoa màu bị ngập hư hại… Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng.
Video đang HOT
Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích. Hơn 111.000 ngôi nhà bị ngập nước; hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi và các địa phương vẫn tiếp tục thống kế thiệt hại.
Như vậy, cùng với đợt lũ này, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ở Việt Nam làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).
Tại cuộc họp, 9 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp. Về lương thực: 5.850 tấn gạo và 5 tấn lương khô (Bình Định).
Về thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho người: 8 tấn Cloruamin B và một số chủng loại khác. Các tỉnh cũng đề nghị hỗ trợ hàng trăm tấn giống cây trồng phục vụ sản xuất cũng như hơn 1.200 tỷ đồng cho khắc phục cấp bách về hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Tập trung mọi nguồn lực cứu trợ người dân
Sau khi nghe các địa phương báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Trước mắt, các địa phương tập trung cứu dân, không để người dân đói, khát, bệnh tật xảy ra. Nước rút tới đâu, dọn dẹp vệ sinh môi trường tới đó”.
Tình hình mưa lũ miền Trung vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Ảnh Người lao động.
Với tình trạng ngập úng, Thủ tướng yêu cầu các thành viên ban chỉ đạo ở Trung ương và địa phương huy động đoàn viên, thanh niên, hội viên ở những vùng ít bị thiên tai để dựng lại nhà cửa cho dân, không để cho người dân sống cảnh màn trời chiếu đất.
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chuẩn bị một vụ Đông Xuân “đặc biệt” cho các tỉnh miền Trung vì vụ đã chậm 20 ngày, đồng ruộng hiện bị cát lấp, thủy lợi bị phá hoại.
“Bằng những biện pháp cụ thể, cơ cấu cây trồng cho vụ Đông Xuân phải được triển khai ngay trong năm nay để khắc phục sản xuất, ổn định đời sống cho người dân”, Thủ tướng chỉ đạo.
Các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại, báo cáo lên Trung ương để Chính phủ và các bộ ngành xem xét, giải quyết từng việc hỗ trợ cho người dân. Các bộ ngành Trung ương theo nhiệm vụ chức năng xuống trực tiếp địa phương kiểm tra để có kế hoạch hỗ trợ khắc phục như y tế, giao thông, giáo dục, kế hoạch đầu tư, công an, quân đội…
“Từng tỉnh một phát động nhanh cả hệ thống chính trị để giúp dân kịp thời hơn nữa, huy động các lực lượng thanh niên, quân đội, công an giúp dân trong lúc khó khăn. Làm tốt truyền thống, noi gương người tốt việc tốt, động viên nhân dân chủ động vươn lên. Trong khó khăn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ các gia đình khó khăn. Không để người dân chờ đợi”, Thủ tướng yêu cầu.
Kết thúc phần chỉ đạo của mình, Thủ tướng cho rằng: “Đây là bài học về giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng. Các tỉnh cần tiếp tục trồng rừng để bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực cộng đồng, năng lực 4 tại chỗ để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra”.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Nhà ở cho giáo viên Quảng Ngãi bị đất đá chôn vùi
Hàng tấn đất đá trên núi đổ xuống, đè sập 6 căn phòng dành cho giáo viên trong trường tiểu học ở huyện Sơn Hà.
Phòng ở của giáo viên bị nhiều tấn đất đá trên núi đổ xuống, chôn vùi. Ảnh: Long Vương
Sáng 16/12, Quảng Ngãi mưa lớn làm khu vực núi xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà bị sạt lở. Nhiều tấn đá đổ tràn xuống, đè sập 6 căn phòng dành cho giáo viên của trường tiểu học Sơn Nham. Nam bảo vệ đã chạy thoát ra ngoài.
"Tôi vừa quay người thì thấy mọi thứ đổ sập, chôn vùi các phòng cùng tài sản và giáo án của giáo viên", bảo vệ nhớ lại.
Ông Phùng Tô Long - Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà - cho hay, mưa nhiều ngày khiến huyện chìm trong lũ nên cho học sinh các cấp nghỉ học, giáo viên trở về đồng bằng cùng gia đình nên khi nhà công vụ sập không có thương vong về người.
Theo ông Long, trường THPT Quang Trung trên địa bàn huyện sáng nay cũng bị sập tường rào và nhà ở của giáo viên. "Nhiều xã chìm trong nước lũ, bị cô lập. Chúng tôi cắt cử lực lượng túc trực và cung cấp lương thực cho dân", Phó chủ tịch huyện nói.
Người dân dùng ghe đưa xe máy qua các điểm ngập. Ảnh: Long Vương.
Tại Quảng Ngãi, hai thủy điện Đăk Đrinh và hồ chứa kết hợp thủy điện Nước Trong đang tiến hành xả tràn, với tổng lưu lượng xả lớn nhất khoảng 1.500 m3/s, khiến trường học, bệnh viện, đường sá cùng nhà dân chìm trong lũ.
Từ đầu tháng 12 đến nay, miền Trung chịu hậu quả lớn do mưa lũ với 14 người chết, nhiều người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hình thái thời tiết này cũng làm 59 người chết, thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng trong hai đợt tháng 10 và 11.
Long Vương
Theo VNE
Đèo Cả sạt lở, quốc lộ 1A và đường sắt ùn tắc Trước tình trạng sạt lở gây ùn tắc trên đèo Cả, tỉnh Phú Yên đã mở hầm Cổ Mã cho ôtô chạy qua. Trong khi tuyến đường sắt qua đoạn này vẫn tê liệt. Nhiều điểm trên quốc lộ 1A bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Xuân Ngọc Ngày 16/12, nhiều điểm quốc lộ 1A trên đèo Cả, nối Khánh Hòa và Phú...