Thích nghi tại trời Âu
Tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ESB School of Business – Reutlingen University (Đức), với học bổng trị giá 4000 EUR cấp bởi đại diện quỹ TL Stiftung, Trần Minh Tú (cựu sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM) đã đi du lịch và khám phá hơn 20 quốc gia châu Âu.
Hiện tại, Tú đang làm việc tại vị trí Strategy Analyst văn phòng CEO cho ngân hàng Barclays Bank Kenya (một trong ba thương hiệu ngân hàng nhượng quyền lớn nhất tại Anh Quốc).
Khám phá hơn 20 quốc gia châu Âu
Châu Âu là điểm đến mơ ước của nhiều người, và Tú cảm thấy mình may mắn khi được đặt chân đến rất nhiều địa danh ở châu lục này khi còn trẻ. Khác với trải nghiệm du lịch hay du học, bản thân không hẳn là một “ du học sinh”, không rành sinh ngữ bản địa, lại chẳng phải một du khách chính hiệu, nên trải nghiệm của Tú cũng như các bạn sinh viên trao đổi khác cũng đặc biệt hơn.
“Nhớ nhất với mình phải kể đến những buổi giao lưu văn hoá đa quốc gia tự phát ở ký túc xá, ở khuôn viên trường, thậm chí ở bất kỳ thành phố nào mình đặt chân đến. Mình và các bạn cùng nấu ăn, giới thiệu với nhau về văn hoá từng nước, từ những vấn đề hàn lâm vĩ mô cho đến những cái khác biệt nhỏ nhặt như văn hoá hẹn hò Á Đông và Tây Phương khác nhau thế nào, các món ăn chỉ để xíu tiêu đã làm xé lưỡi mấy bạn Đức, hay bao nhiêu chai rượu cũng không làm say mấy bạn Ba Lan là những kỷ niệm không thể quên”, Tú nhớ lại.
Trần Minh Tú trong chuyến đi học tập tại Đức của mình. (Ảnh: NVCC)
Đặc sản của châu Âu là đa văn hoá, và khác với du khách chỉ hưởng thụ những nét đẹp ngoại cảnh và rồi nhanh chóng về lại thực tại, ở vị trí một sinh viên trao đổi, Tú có đủ thời gian để ôm trọn bầu trời đa văn hoá ấy, đắm chìm trong bao nhiêu thông tin, ẩm thực, phong tục mới gần như mỗi ngày.
Tuy nhiên, cùng với những niềm vui bất tận là vài phút giây lần đầu cầm trong tay số tiền học bổng lớn, Tú phải tự tìm cách xoay sở và tạo ra những trải nghiệm tuyệt nhất cho bản thân để bõ công đặt chân đến khu vực liên minh cho phép mình di chuyển khắp hơn 20 quốc gia này.
Tú luôn quan niệm, dù là việc học hay các hoạt động ngoại khoá, nếu đủ động lực và đam mê, sẽ tự tìm được cách cân bằng hợp lý. Tú đã tìm được những điểm mình thích trong các môn học và các hoạt động mình tham gia, và sẽ trích được thời gian dành cho những việc ấy.
Video đang HOT
“Lúc còn đi học, mình luôn có những nhóm bạn hỗ trợ nhau trong việc học lẫn tham gia câu lạc bộ hay cuộc thi, thậm chí là với những vấn đề cảm xúc cá nhân. Thế nên, việc chọn đúng bạn để nâng đỡ nhau và luôn sẵn sàng vì nhau cũng là một điều đáng quý để giúp mình san sẻ bớt khối lượng công việc”, Tú chia sẻ.
Tú (ngoài cùng, bên trái) và những người bạn mới làm quen khi qua Đức học tập. (Ảnh: NVCC)
Nhanh chóng bắt kịp công việc
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với khóa luận Marketing nhưng Tú lại đi làm ngành ngân hàng, ở vị trí phân tích chiến lược. Tú chia sẻ, nhờ hai yếu tố, khát khao được bứt phá bản thân và các mối quan hệ giá trị mà Tú đã xây dựng trong suốt bốn năm đại học.
Rất nhiều người bạn quốc tế mà Tú làm quen trong chuyến đi học tập tại Đức và sau này ra làm việc tại nước Anh. (Ảnh: NVCC)
May mắn có bạn bè làm ở nhiều tổ chức khác nhau hỗ trợ và định hướng, Tú thấy được cơ hội việc làm trên trang của AIESEC và nhanh chóng nộp đơn, chỉ 5 ngày trước hạn, và trải qua 4 vòng tuyển thì chính thức vượt hơn 300 thí sinh khác trên thế giới để trúng tuyển. Mọi việc diễn ra rất nhanh, đến mức chính Tú cũng bất ngờ.
Khi phỏng vấn, Tú nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến khả năng phân tích, nhận định, và giải quyết vấn đề từ những cuộc thi mình đã tham gia. Và dĩ nhiên ở các cuộc thi ấy, Tú cũng không thể một mình “chinh chiến”, cũng nhờ thêm công sức của các nhóm bạn. “Đừng do dự nhận lấy sự giúp đỡ, vì rồi mình sẽ lại giúp đỡ người khác, dù là sự giúp đỡ hữu hình hay động viên về mặt cảm xúc đều đáng được trân trọng”.
Dịch COVID-19 bùng phát, nhiều trường đại học điều chỉnh phương án xét tuyển
Hàng loạt trường đại học đã lên kế hoạch điều chỉnh phương án xét tuyển trong tình hình mới khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại và đang diễn biến phức tạp.
Cần Bộ hướng dẫn
Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM) đang bàn bạc lại các phương án và điều chỉnh đề án tuyển sinh trong trường hợp không tổ chức thi tốt nghiệp THPT.
Các phương án đang được bàn bạc là tăng chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP. HCM, tăng chỉ tiêu của phương án sử dụng các chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, IP, IELTS, TOEFL. Đồng thời xét học bạ, trong đó việc tham gia các hoạt động công tác xã hội của thí sinh sẽ là một lợi thế. Về việc trường có xét thí sinh F0 được đặc cách tốt nghiệp hay không, hội đồng tuyển sinh cũng sẽ họp bàn cân nhắc.
Hàng loạt trường đại học đã họp bàn, lên phương án thay đổi cách tuyển sinh nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 bị hủy bỏ.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều trường đại học ở TP. HCM cho hay do phải chờ quyết định cuối cùng của Bộ GD - ĐT liên quan đến kỳ thi THPT khi dịch COVID-19 tái bùng phát, nên hiện nay chưa có phương án cụ thể về việc điều chỉnh phương án tuyển sinh. Nếu không có gì thay đổi, đề án tuyển sinh vẫn giữ nguyên. Còn nếu thay đổi, đề án tuyển sinh cũng dựa vào đó để có những thay đổi cho phù hợp.
Dù năm nay trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) dành đến 65% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT nhưng nếu xảy ra tình huống phải hủy bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trường cũng sẽ có cách xét tuyển phù hợp.
Nếu không có kỳ thi, chắc chắn các trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu cho các phương thức khác để ứng phó với tình hình thực tế. Điều quan trọng là Bộ GD - ĐT cần có hướng dẫn việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh trong trường hợp kỳ thi bị hủy. Vì các trường đại học muốn tuyển theo phương thức nào cũng bắt buộc thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) cũng cho hay trước đó cũng do ảnh hưởng dịch COVID-19, trường đã ngừng phương thức tuyển sinh bằng kỳ kiểm tra năng lực và thay thế bằng phương thức xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với 15% chỉ tiêu. Nhà trường dành 60% chỉ tiêu cho phương thức dựa vào điểm thi THPT. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống hủy kỳ thi THPT, trường sẽ sử dụng kết quả học tập THPT của thí sinh. Bên cạnh đó, trường còn 3 phương thức xét tuyển khác nữa.
Trước đó, từ tháng 4/2020, trường ĐH Cần Thơ đã xây dựng kịch bản dự phòng cho tình huống kỳ thi tốt nghiệp THPT không diễn ra được do dịch COVID-19. Lúc đó chỉ còn cách xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. Tuy nhiên có một bất cập là quy chế quy định điểm trúng tuyển đợt sau không thấp hơn đợt trước. Như vậy nếu không thi nữa, chỉ tiêu mà các trường chuyển từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sang phương thức học bạ, có được xem như đợt 2 hay không vì nhiều trường đến thời điểm đó có kết quả trúng tuyển học bạ đợt 1. Nếu xem như đợt 2 thì phải theo quy chế, như vậy các trường sẽ gặp khó khăn về nguồn tuyển. Trong tình huống không tổ chức thi, Bộ GD - ĐT cũng nên có điều chỉnh nhỏ cho quy chế này.
Phải đảm bảo an toàn cho thí sinh
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 ở ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch đối với những nơi an toàn về dịch bệnh. Riêng những nơi đang trong diện cách ly, chưa đảm bảo an toàn cho thí sinh thì tổ chức thi sau.
"Vừa qua, Bộ đã làm việc Ban Chỉ đạo thi quốc gia và Ban Chỉ đạo thi các địa phương để rà soát lại lần cuối, trong đó xem xét kỹ lưỡng đến bối cảnh dịch bệnh. Theo đó, phần lớn các địa phương đều báo cáo đã chuẩn bị xong, quyết tâm tổ chức kỳ thi", ông Nhạ cho biết.
Liên quan đến những ý kiến trái chiều trong dư luận vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT cho biết, Bộ đã tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi và Bộ đề xuất với Chính phủ một số phương án theo hướng chọn phương án ít mặt trái nhất.
Cụ thể, với những địa phương thuộc diện giãn cách xã hội, có các trường hợp F1, F2 thì Bộ có phương án tổ chức thi sau, đồng thời chỉ đạo các trường cao đẳng, đại học có phương án xét tuyển phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Nhiều trường đại học bắt đầu có xu hướng tuyển sinh bằng học bạ THPT.
Với các địa phương không thuộc diện giãn cách xã hội và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cam kết đảm bảo điều kiện an toàn về chống dịch bệnh, thì sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo kế hoạch.
Về đề xuất lùi thời gian tổ chức kỳ thi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, với bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nếu lùi kỳ thi sẽ chưa biết lùi đến thời điểm nào. Trong khi đó, nhiều địa phương đã thể hiện quyết tâm cao tổ chức kỳ thi.
Đặc biệt, ông Nhạ cho biết, theo khảo sát của Bộ, phần lớn học sinh đều bày tỏ nguyện vọng thi đúng thời điểm vì đã chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi, trừ trường hợp bất khả kháng do dịch thì mới thi sau. Hơn nữa, theo Bộ trưởng, nếu không tổ chức đúng kế hoạch thì ảnh hưởng lớn đến việc xét tuyển cao đẳng, đại học của các trường.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD - ĐT thực hiện đúng Luật Giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ trưởng Bộ GD - ĐT quyết định và giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức tốt. Bộ GD - ĐT chịu trách nhiệm về nội dung.
Bộ GD - ĐT, Bộ Y tế, các bộ liên quan bảo đảm an toàn về sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Thời gian thi và các vấn đề có liên quan khác, có phương án cụ thể, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong từng địa phương trên tinh thần bảo đảm an toàn cho học sinh và phụ huynh, cho giáo viên là vấn đề đặt ra gắt gao. Ngành GD - ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chặt chẽ trong công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân yên tâm về việc tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra.
Liên kết đào tạo - hiệu quả bất ngờ Để nâng cao chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo, chất lượng nguồn tuyển đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng, điều này không hẳn đúng với chương trình liên kết bởi sinh viên tuy đầu vào không cao nhưng chất lượng đầu ra lại tốt. Hoa hậu Trần Tiểu Vy theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế...