Thích ngành thiết kế đồ họa, chọn làm freelance là thượng sách?
Hình thức freelance (làm tự do) nổi lên như một trào lưu trong những năm gần đây. Trong các lĩnh vực có thể làm tự do thì thiết kế đồ họa ( Graphic Design) ‘được lòng’ khá nhiều bạn trẻ, tạo nên cơn sốt ‘ Học thiết kế đồ họa đi, làm freelance thoải mái mà lại còn không lo thiếu việc!’.
Tình yêu không có lỗi, lỗi là nếu mình vội vàng chọn yêu khi còn chưa hiểu hết! Hãy cùng tìm hiểu về người bạn hấp dẫn mang tên thiết kế đồ họa này trước khi quyết định ‘dấn thân’.
‘Cặp đôi’ thiết kế đồ họa – freelancer: Lựa chọn hấp dẫn, nhưng không là duy nhất
‘ Làm việc tự do’ là hình thức cung cấp dịch vụ trong một thời gian ngắn, với một khoản phí nhất định. Bạn hoàn toàn có thể chủ động làm nhiều dự án cùng lúc và tất nhiên, thu nhập tỉ lệ thuận với số lượng dự án. Tính chất tự do hợp với những ngành thiên về sáng tạo, mà thiết kế đồ họa chính là ví dụ điển hình.
Thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, ngành thiết kế đồ họa kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và các thủ pháp đồ họa, phần mềm thiết kế,… để tạo nên những hình ảnh đẹp, độc đáo, tạo được ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mọi doanh nghiệp đều cần sản phẩm của ngành này – từ logo, bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu, website doanh nghiệp đến brochure, poster, lịch, thiệp, catalogue. Đây chính là những chân trời luôn cần sinh viên ngành thiết kế đồ họa ‘thể hiện’.
Những sản phẩm nhận diện thương hiệu của sinh viên ngành thiết kế đồ họa HUTECH
Và tất nhiên, học thiết kế đồ họa không chỉ có thể làm freelancer. Các công ty lớn cần bộ phận thiết kế riêng để đảm bảo sản phẩm đúng định hướng chung của công ty; các studio, công ty quảng cáo, truyền thông, thiết kế,… cần đội ngũ thiết kế ‘cứng’ để đảm bảo công việc liên tục; các tòa soạn, nhà xuất bản, kênh truyền hình,… càng cần nhân lực thiết kế đồ họa – cho mỗi khung hình, trang sách, ấn phẩm. Công việc thiết kế luôn đa dạng cả về môi trường lẫn hình thức làm việc.
Học & làm thiết kế: Gu thẩm mỹ, óc sáng tạo là yêu cầu bắt buộc
Với nhiệm vụ sáng tạo ra những hình ảnh đẹp và có sức truyền tải mạnh mẽ, ngành thiết kế đồ họa rất cần ‘kết thân’ với những bạn trẻ có gu thẩm mỹ tinh tế, độc đáo. Chẳng hạn như thiết kế một cuốn catalogue thì việc bố cục, dàn trang, chọn màu sao cho vừa phù hợp tính chất sản phẩm, vừa mang bản sắc thương hiệu lại ‘không đụng hàng’ cũng đã đòi hỏi khả năng sáng tạo, gu thẩm mỹ và khả năng cảm thụ màu sắc tốt. Dự án càng lớn, yêu cầu sẽ càng cao.
Ngành thiết kế đồ họa rất cần ‘kết thân’ với những bạn trẻ có gu thẩm mỹ tinh tế, độc đáo
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi để sở hữu ‘giác quan’ thẩm mỹ tinh tế ấy thì ngoài tố chất bẩm sinh, người làm thiết kế đồ họa cũng cần trải qua một quá trình trau dồi không hề ngắn. Đây là một hành trình kết hợp cả tự học lẫn trải nghiệm, cảm thụ từ môi trường học tập.
Đặc biệt, nếu được tiếp xúc nhiều với văn hóa làm việc công nghiệp, truyền thông, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thị hiếu, xu hướng thẩm mỹ đại chúng để từ đó phát triển gu thẩm mỹ của bản thân. Trang bị thêm kiến thức về các nguyên lý thiết kế và khả năng vận dụng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp là bạn đã có thể tự tin bắt đầu những sản phẩm của riêng mình!
Video đang HOT
Để phát huy sáng tạo, hãy chọn ‘thử thách’ ngay từ giảng đường
Một trường đại học đào tạo thiết kế đồ họa hiệu quả là trường đại học có khả năng ‘kích thích’ tinh thần sáng tạo của bạn – không chỉ trong lớp học, qua các đồ án hay bài giảng, mà còn qua các buổi ngoại khóa, workshop, chuyên đề. Cũng đừng quên thiết kế đồ họa là một trong những ngành tận dụng công nghệ triệt để, để gắn bó lâu dài thì Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, AutoCAD, Adobe AfterEffect,… sẽ là những ‘người bạn’ rất cần phải kết thân, và giảng đường đại học là điểm khởi đầu cho hành trình chinh phục công nghệ ấy.
Một buổi bảo vệ đồ án của sinh viên HUTECH với giám khảo là những họa sĩ, nhà thiết kế, nghệ sĩ thị giác
Đây chính là những lưu ý đầu tiên để chọn trường theo đuổi ngành thiết kế đồ họa và cũng là chiến lược đào tạo nổi bật ở một số trường đại học uy tín.
Như ở trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), những ‘giờ học’ của sinh viên không chỉ với giảng viên mà còn với các họa sĩ, nhà thiết kế, nghệ sĩ thị giác,… đầy kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghệ thuật. Trong khi đó, các buổi thực hành, bảo vệ đồ án lại được chấm điểm bởi hội đồng chuyên môn cùng đại diện doanh nghiệp – những nhà tuyển dụng tương lai, giúp các bạn vừa học kinh nghiệm, vừa nắm bắt nhu cầu thị trường, vừa ghi thêm vào porfolio của mình những điểm cộng đắt giá, qua đó nâng cao khả năng được ’săn đón’ ngay từ trên giảng đường.
Thông tin xét tuyển ngành thiết kế đồ họa ở một số trường Đại học:
- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp V00 (Toán, Lý, Vẽ), H02 (Toán, Anh, Vẽ), H01 (Toán, Văn, Vẽ), H06 (Văn, Anh, Vẽ) theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM; hoặc kỳ thi ĐGNL của HUTECH.
- Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp H06 (Văn, Anh, Vẽ), H01 (Toán, Văn, Vẽ) theo kết quả thi THPT Quốc gia.
LX
Theo baodatviet
Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1- Bộ đang làm khó các nhà trường!
Các nhà trường chỉ có vài tuần lựa chọn 1 trong 5 bộ sách giáo khoa đã được phê duyệt nhưng các nhà xuất bản có khoảng 5 tháng (tháng 4-8) in ấn, phát hành...
Theo dõi những văn bản hướng dẫn và những phần việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai cho lộ trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 trong năm học 2020-2021, chúng tôi cảm thấy Bộ đang làm khó các nhà trường và chưa căn cứ vào thực tiễn để chỉ đạo.
Để các nhà trường đọc hết 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 và phải lựa chọn xong sách giáo khoa trước tháng 3/2020 sẽ là điều không tưởng. Bởi, thời điểm này sách giáo khoa vẫn chưa có, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới thì lấy ý kiến đến ngày 30/1/2020 mới xong.
Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa của Bộ sẽ làm tăng áp lực cho các nhà trường - (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Bộ thẩm định sách giáo khoa trong khoảng thời gian 4 tháng
Chúng tôi thực lòng không muốn so sánh quá trình thẩm định sách giáo khoa của Bộ và việc lựa chọn sách giáo khoa ở các nhà trường nhưng mà vẫn cảm thấy băn khoăn nhiều điều. Bởi, nhìn vào lộ trình thẩm định sách giáo khoa của Bộ thì chúng ta thấy có khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thiện là 4 tháng.
Ngày 16/7/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 4507 phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, có 32 sách giáo khoa của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt.
Hơn 4 tháng làm việc và hoàn thiện quá trình thẩm định, phê duyệt với một đội ngũ chuyên gia giáo dục đầu ngành mà đa phần họ đều có học vị, học hàm cao cùng với một số giáo viên cốt cán đang trực tiếp giảng dạy...mới hoàn thiện.
Nhất là trước khi tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 1 thì đội ngũ này đã được Bộ tiến hành tập huấn nhiều ngày mới bắt tay vào công việc chính của mình.
Trước khi làm việc tập trung, các thành viên trong Hội đồng thẩm định sách giáo khoa có khoảng thời gian 15 ngày làm việc, nghiên cứu độc lập.
Sau đó mới làm việc tập trung, nghe các tác giả sách giáo khoa trình bày ý tưởng, nội dung sách và tiến hành thảo luận, đưa ra những ý kiến, quyết định chung. Phải nói rằng đó là một quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học để lựa chọn những bộ sách giáo khoa phổ thông cho ngành giáo dục nước nhà trong những năm tới.
Giáo viên lựa chọn sách cho trường trong khoảng thời gian...vài tuần?
Công việc các trường học lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 trong năm học 2020-2021 đơn giản hơn việc thẩm định của Bộ rất nhiều bởi khi thẩm định thì các thành viên phải đọc kĩ, nghiền ngẫm về nội dung kiến thức và so sánh với chương trình môn học đã được công bố.
Ngoài ra, họ còn xét về mặt hình thức, câu, chữ trong từng bài học nên thời gian lâu hơn, đòi hỏi tính chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, quy trình lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường cũng không hề đơn giản và nó cũng có những nét tương đồng với việc thẩm định sách giáo khoa của Bộ.
Đó là các nhà trường cũng phải thành lập Hội đồng, cũng phải đọc toàn bộ 32 cuốn sách giáo khoa, cũng phải so sánh mỗi môn học có 5 cuốn sách giáo khoa xem cuốn nào sẽ phù hợp với đặc điểm trường mình.
Trong khi đó, giáo viên tiểu học thì chỉ trừ các môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, Thể dục) còn các môn khác đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận.
Có nghĩa mỗi thầy cô chủ nhiệm mà được nhà trường cơ cấu trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có thể phải đọc nhiều môn học khác nhau.
Trong khi đó, công việc hàng ngày của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường vẫn phải làm công tác quản lý, giảng dạy bình thường, họ không thể toàn tâm, toàn ý, dành toàn bộ thời gian như Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ được.
Điều chúng tôi thấy còn băn khoăn nưa là thời điểm bây giờ đã bước sang tháng 1/2020 và khoảng thời gian từ nay cho đến hết Tết Nguyên đán (đầu tháng 2) các nhà trường sẽ không làm được gì.
Hơn nữa, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mới thì lấy ý kiến đến ngày 30/1/2020 mới xong.
Sách giáo khoa thì các nhà xuất bản chưa phát hành, giáo viên muốn tiếp cận, nhà trường muốn nhanh chóng hoàn thành công việc này cũng không thể làm được. Nhất là, Bộ vừa có Công văn gửi các nhà xuất bản phải công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trươc 15/2/2020 thì lại càng làm cho khoảng thời gian các trường lựa chọn sách bị thu hẹp lại.
Trong dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa thì Bộ yêu cầu các trường phải lựa chọn xong sách giáo khoa lớp 1 trước tháng 3/2020 mà yêu cầu các nhà xuất bản công bố sách giáo khoa trước 15/2/2020 thì có mâu thuẫn không?
Khi phát hành sách giáo khoa thì thông thường phải in giá sách để các nhà trường vừa lựa chọn nội dung sách vừa lựa chọn giá sách phù hợp với học sinh của trường mình.
Chính vì vậy, nếu các nhà xuất bản làm theo yêu cầu của Bộ là đến 15/2/2020 mới phát hành và đưa sách đến các nhà trường thì các nhà trường chỉ có khoảng 2 tuần lựa chọn sách (đó là chưa kể thời gian tổng hợp, báo cáo qua Phòng, Sở).
Rõ ràng, Bộ đang đưa ra một lộ trình lựa chọn sách giáo khoa đối với các nhà trường hoàn toàn không hợp lý.
Các nhà trường chỉ có vài tuần lựa chọn 1 trong 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ phê duyệt nhưng các nhà xuất bản có khoảng 5 tháng (tháng 4-8) in ấn, phát hành sách giáo khoa.
Như vậy, chúng ta thấy một sự thật hiển nhiên là Bộ thẩm định sách giáo khoa có khoảng thời gian 4 tháng, các nhà xuất bản chuẩn bị in và phát hành sách giáo khoa lớp 1 có khoảng thời gian 5 tháng nhưng nhà trường lựa chọn sách chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng. Rõ ràng, Bộ đang làm khó các nhà trường!
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc
Bộ Giáo dục yêu cầu công bố giá SGK lớp 1 mới trước 15/2/2020 Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà xuất bản và các sở GD-ĐT có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận sớm và đầy đủ để thực hiện chọn sách. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà xuất bản có hình thức phù hợp cung cấp...