Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa): Thiếu giáo viên, trường phải “ép” lớp
Năm học 2020 – 2021 bước sang tuần thứ 2 nhưng tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở thị xã Nghi Sơn vẫn chưa được giải quyết. Tính cả 3 cấp học (từ mầm non đến THCS), địa phương này thiếu hàng trăm giáo viên.
Học sinh Trường Tiểu học Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn ( Thanh Hóa) trong giờ tan trường.
Thiếu giáo viên trầm trọng
Tình trạng thiếu giáo viên (GV) tại Nghi Sơn xảy ra nhiều năm nay. Nhiều trường do không đủ GV, nên buộc phải “ép” lớp khiến sĩ số vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT cũng như tỉnh Thanh Hóa. Thậm chí, do thiếu GV, nhiều trường phải phân công cả phó hiệu trưởng, hiệu trưởng đứng lớp.
Tại Trường Mầm non Hải Hòa có hơn 400 trẻ, với số lượng 14 lớp nhưng thiếu 9 GV. Cô Hồ Thị Hương – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Năm học 2019 – 2020, Trường có 16 GV đảm nhiệm 14 lớp. Để khắc phục tình trạng thiếu GV, nhà trường phải huy động cả hiệu trưởng lẫn hiệu phó…. tham gia trông trẻ, lo bữa ăn, giấc ngủ cho các con. “Đầu năm học này, nhà trường được cấp trên phân bổ sung thêm 6 GV. Tuy nhiên, nếu theo định biên, trường cần thêm 4 GV mới có đủ 2 cô giáo/1 lớp”, cô Hương nói.
Cô Hương cho biết thêm, theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa, ở trường mầm non, mỗi lớp không quá 30 cháu. Tuy nhiên, do thiếu GV và thiếu phòng học, năm học 2019 – 2020, nhà trường phải bố trí mỗi lớp 40 – 45 cháu. “Năm nay, nhà trường được đầu tư, xây dựng thêm phòng học, chúng tôi xếp 32 cháu/lớp. Thế nhưng, tình trạng thiếu GV vẫn diễn ra”, cô Hương cho hay.
Tình trạng thiếu GV ở các trường tiểu học tại thị xã Nghi Sơn càng trầm trọng hơn. Theo thống kê của Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn, hiện địa phương này thiếu tới 120 GV.
Video đang HOT
Tại Trường Tiểu học Xuân Lâm, do thiếu GV, nhà trường phải bố trí hai phó hiệu trưởng đứng lớp. Thầy Trần Văn Hà – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Nhà trường có 22 lớp, với 687 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có 24 GV trực tiếp đứng lớp, trong đó có 19 GV dạy các môn văn hóa. “Hiện có một cô giáo nghỉ chế độ thai sản, nên nhà trường thiếu 4 GV. Vì thế, Ban Giám hiệu phải bố trí hai phó hiệu trưởng tham gia đứng lớp. Cũng vì thiếu GV, nên chúng tôi phải dồn học sinh ở khối lớp 3 và lớp 4, mỗi lớp 43 học sinh”, thầy Hà cho hay.
5 năm không giao thêm định biên
Thống kê của Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn, cho thấy: Địa phương đang thiếu 74 GV mầm non, 35 GV THCS và 120 GV dạy các môn văn hóa bậc tiểu học. Bà Vũ Thị Thanh Vân – Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn, cho biết: Để giải quyết tình trạng thiếu GV trầm trọng, các trường phải thực hiện dồn lớp, nâng sĩ số lên. Vì vậy, bình quân sĩ số lớp học ở nhà trường phải nâng lên 33,2 em/lớp. Tuy nhiên, với cách làm nêu trên cũng chỉ giảm từ 791 lớp xuống 784 lớp. Và, thời điểm này vẫn còn 64 lớp của tiểu học không có GV.
“Cũng vì thiếu GV đứng lớp, khối lớp 2 của Trường Tiểu học Tân Dân có 148 học sinh, nhưng phải chia thành 3 lớp. Vì thế, ngôi trường này có 2 lớp gồm 49 em và 1 lớp 50 học sinh. Số lượng học sinh quá đông là vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục”, bà Vân nhận định.
“Từ nay đến năm 2025, số học sinh 3 cấp học ở thị xã Nghi Sơn sẽ tăng trung bình mỗi năm tương đương 100 lớp. Tuy nhiên, UBND tỉnh không giao thêm định biên. Vì vậy, vấn đề thiếu GV từ mầm non đến THCS ngày càng nan giải”, bà Vân thông tin.
Cũng theo bà Vân, UBND thị xã Nghi Sơn đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, thẩm định kế hoạch phát triển nhà trường, có cơ sở xác định chính xác số GV tối thiểu phải hợp đồng thêm. Đồng thời, UBND thị xã có phương án bố trí kinh phí hỗ trợ cho các trường, để ký hợp đồng thêm giáo viên.
Tranh cãi việc giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Do đặc thù công việc, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thiếu giáo viên hiện nay, không thể để giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm.
Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55 - ẢNH: KHẢ HÒA
Đó là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu do Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) VN tổ chức ngày 16.6.
96% giáo viên mầm non muốn về hưu ở tuổi 55
Tại hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, bày tỏ: "Giáo viên mầm non (GVMN) phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại bởi họ không chỉ dạy học mà còn phải dỗ trẻ. Hằng ngày họ phải đến lớp rất sớm để đón trẻ và về rất muộn sau khi đã trả hết trẻ. Bên cạnh đó, trẻ mầm non còn khá non nớt, hành vi của trẻ chưa đầy đủ, quấy khóc, ương bướng... có thể gây áp lực cho GV. Chúng tôi mong muốn nghị định khi đi vào thực thi phải thật khả thi".
55 tuổi trở đi, GVMN sẽ không đủ sức khỏe để đảm bảo các thao tác chuyên môn như: múa, hát, hướng dẫn các hoạt động thể lực, chạy, nhảy..., nguy cơ mất an toàn là điều có thể xảy ra
Nguyễn Ngọc Ân (Phó chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục VN)
Đồng tình ý kiến trên, bà Cù Thị Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho rằng yêu cầu công việc đối với GVMN ngày càng cao. "Trước đây chúng ta hay nghe câu hát "cô là mẹ và các cháu là con", thì tới đây cô sẽ là... bà và các cháu là con. Ngoài công việc áp lực, nhiều cô giáo cũng có những tâm tư, không có thời gian giảng dạy các cháu, điều kiện lo chuyện riêng tư...".
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam, đề nghị cho GVMN được về hưu ở tuổi 55. Ông Ân cho hay qua khảo sát của công đoàn ngành, trong số 10.698 ý kiến gửi về có tới 96% đề nghị cho GVMN được về hưu ở tuổi 55.
"Hiện tại định mức quy định và thời gian làm việc thực tế của GVMN quá nhiều so với các ngành nghề khác (10 giờ/ngày). Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe của GVMN giảm sút rất nhanh. Vì vậy, 55 tuổi trở đi, GVMN sẽ không đủ sức khỏe để đảm bảo các thao tác chuyên môn như: múa, hát, hướng dẫn các hoạt động thể lực, chạy, nhảy..., nguy cơ mất an toàn là điều có thể xảy ra", ông Ân nói.
Cần nghiên cứu bài bản
Theo bà Cù Thị Thủy, đối với vị trí việc làm của trường mầm non, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể nghỉ hưu muộn để tận dụng kinh nghiệm. Còn GV trực tiếp, nếu được nghỉ hưu ở tuổi 55 các cô rất vui. Tuy nhiên, để đưa ra những căn cứ khoa học, thuyết phục Chính phủ, chúng ta cần phải nhìn nhận, đánh giá cụ thể hơn nữa, phải có chuyên gia tính toán định mức lao động, tác động độc hại...
Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN), qua lấy ý kiến ở các bộ ngành, địa phương, cho rằng những người lao động như GVMN, nhân viên đường sắt, dệt may, các ngành nông nghiệp... đề nghị bổ sung vào danh mục nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên, theo bà Ngân, danh mục nghề nặng nhọc độc hại đã được lấy ý kiến của chuyên gia, các bộ ngành nên việc những nghề chưa được đưa vào dự thảo danh mục rất khó được xem xét. Vì vậy, cần có những khảo sát, nghiên cứu cụ thể.
Không phải già rồi thì không làm được đâu, "thầy già" mà không đứng sau kèm thì "con hát trẻ" làm sao hát hay được
PGS-TS Lê Thị Châu Khoa Luật, Trường ĐH Công đoàn
Ngược lại, bà Diệu Hồng, chuyên gia độc lập, lo ngại: "Trước bối cảnh thiếu GVMN như hiện nay, nếu cho họ nghỉ hưu sớm, lấy đâu ra đội ngũ bù đắp. Khi đó, con cháu chúng ta giao cho ai...".
PGS-TS Lê Thị Châu, Khoa Luật, Trường ĐH Công đoàn, cũng cho rằng không nên để GVMN đang thiếu lại tiếp tục thiếu nếu không tăng tuổi nghỉ hưu. "Công đoàn nên có cuộc điều tra xã hội học, hỏi ý kiến GVMN trên 55 tuổi xem các cô có muốn về hưu hay không? Không phải già rồi thì không làm được đâu, "thầy già" mà không đứng sau kèm thì "con hát trẻ" làm sao hát hay được", bà Châu góp ý.
Trường THPT Chuyên Lam Sơn Niềm tự hào xứ Thanh về chất lượng giáo dục Trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa nổi tiếng về chất lượng giáo dục, nhiều em học sinh có thành tích học tập làm rạng danh xứ Thanh. Lãnh đạo, thầy cô và học sinh Trường chuyên Lam Sơn đón em Nguyễn Khánh Linh đạt Huy Chương vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2019 Trường THPT Chuyên Lam Sơn được thành...