Thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Điểm chuẩn trường top đầu vẫn ‘chót vót’
Ngay sau khi Sở GDĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn của các trường THPT công lập trên địa bàn vào chiều 31/7, nhiều trường cho biết đã bắt đầu nhận hồ sơ nhập học đạt điều kiện để đẩy nhanh thời gian tuyển sinh.
Trong đó, không bất ngờ khi nhiều trường nằm ở các vị trí “top đầu” vẫn có điểm trúng tuyển khá cao và hầu như hiếm bóng dáng của các thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 trúng tuyển vào trường.
Sở GDĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Trong khi đó, một số trường có điểm chuẩn khá thấp như THPT Bất Bạt, THPT Minh Quang, THPT Bắc Lương Sơn… nhưng vẫn lo khó tuyển đủ chỉ tiêu do số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường thấp hơn cả chỉ tiêu tuyển, còn những thí sinh đỗ nguyện vọng 2 vào trường chưa chắc đã nhập học…
Chưa năm nào, công tác chấm thi vào công bố kết quả thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội lại “thần tốc” như năm nay. Trước đó, do việc chấm thi bắt đầu từ chiều 22/7, dự kiến hoàn thành ngày 31/7 và điểm thi sẽ được công bố trước 3/8.
Tuy nhiên, đại diện Sở GDĐT cho biết, 1.667 giáo viên chấm thi đã hoàn thành nhiệm vụ sớm và Sở GDĐT đã công bố điểm thi của các thí sinh vào chiều tối ngày 30/7.
Đến chiều 31/7, điểm chuẩn của 4 trường có lớp chuyên trên địa bàn và hơn 100 trường THPT công lập đã được công bố sau khi Sở GDĐT họp xét duyệt cùng với đại diện các trường trên địa bàn.
Video đang HOT
Tương tự như năm 2019, các trường có điểm chuẩn top đầu vẫn là các gương mặt thân quen như Trường THPT Chu Văn An, THPT Yên Hòa, THPT Phan Đình Phùng; THPT Việt Đức…
Mặc dù cuộc cạnh tranh sức nóng vào các trường công lập trên địa bàn Hà Nội năm nay không hề giảm nhiệt so với các năm trước song bối cảnh điểm chuẩn vào các trường top đầu vẫn rất cao, ở mức trung bình trên 8 điểm/1 môn mới trúng tuyển song rõ ràng, chỉ 0,25 đã quyết định khả năng đỗ trượt của một thí sinh. Vì vậy, hiệu trưởng một trường THPT nhận định, chiến lược đăng ký nguyện vọng vào trường THPT nào rất quan trọng.
Còn nhớ năm 2019, Trường THPT Thăng Long vốn được đánh giá là một trong những trường có điểm chuẩn thuộc top đầu của Hà Nội đã một phen “gây sốc” khi có điểm chuẩn vào trường “thấp chưa từng có”.
Lý do là vì việc thay đổi nguyện vọng của thí sinh khiến trường có tỷ lệ chọi thấp hơn so với mọi năm. Chưa kể, những thí sinh nằm trong diện trúng tuyển vào trường nhưng cũng đồng thời đỗ các trường chuyên khác nên các em đi học chuyên khiến nhà trường phải hạ điểm chuẩn tuyển cho đủ chỉ tiêu…
Tại cuộc họp xét duyệt điểm chuẩn sáng 31/7, đại diện Trường THPT Ba Vì cho biết, năm ngoái ở lần tuyển đầu tiên, điểm chuẩn vào trường là 21 sau đó phải hạ xuống đến 19 điểm mới tuyển đủ học sinh.
Vì vậy, năm nay điểm chuẩn vào trường là một vấn đề rất được cân nhắc thận trọng. Tuy nhiên, nhà trường cũng không chắc chắn về số lượng học sinh trúng tuyển nhập học nên dù gọi dư chỉ tiêu, nhà trường vẫn lo sẽ phải tiếp tục hạ điểm chuẩn.
Tình trạng này cũng xảy ra ở một số trường có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào trường bằng nguyện vọng 2 chiếm đến 1/3, thậm chí 1/2 thì rất khó để khẳng định các thí sinh này sẽ nhập học vì đây chỉ là phương án dự phòng của các em.
Tương tự, một số trường top đầu cũng có chung lo lắng thí sinh đồng thời đỗ cả vào trường chuyên nên các em có thể ưu tiên nhập học vào trường chuyên, dẫn đến trống chỉ tiêu vào trường và lại phải hạ điểm chuẩn. Câu trả lời sẽ có sau khi kết thúc thời gian nhập học theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội là ngày 5/8.
Do điểm chuẩn vào trường chuyên và các trường công lập trên địa bàn đã được công bố cùng thời điểm nên thí sinh có nguyện vọng theo học tại nguyện vọng trúng tuyển (nếu có nhiều nguyện vọng trúng tuyển) thì phải thực hiện thao tác xác nhận nhập học theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến trong thời gian quy định, từ nay đến 5/8.
Sở lưu ý học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 1, không nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 2.
Theo công bố của Sở GDĐT Hà Nội về điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên trên địa bàn thành phố năm học 2020-2021, năm nay điểm chuẩn cao vẫn là các trường như Trường THPT Chu Văn An (43,25 điểm), Trường THPT Phan Đình Phùng (40,50 điểm)… Điểm chuẩn tốp cuối là những trường như: THPT Đại Cường với 12 điểm, THPT Lưu Hoàng 13 điểm…
Nếu trượt lớp 10 công lập, cuộc đời vẫn nở hoa
Không đậu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là điều không có học sinh nào mong muốn nhưng đã thi thì có đỗ, có trượt, chúng ta cần chấp nhận để tìm một hướng đi khác.
Thời điểm này, nhiều địa phương đã chuẩn bị công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập. Cùng một địa phương nhưng chắc chắn sẽ có trường có điểm chuẩn rất cao, có những trường điểm rất thấp. Đôi khi đỗ hay trượt lại là ranh giới rất mong manh.
Có một số lý do khiến hàng nghìn em không đậu như vì các trường công lập chỉ lấy đủ chỉ tiêu, vì lực học của các em chưa bằng các bạn, hoặc vì một nguyên nhân đáng tiếc nào đó khiến em làm bài thi không tốt... Thế nhưng, các em trượt lớp 10 công lập không phải là mọi hi vọng ở tương lai sẽ khép lại, cũng không phải cuộc đời các em từ đây đi vào ngõ cụt.
Ảnh minh họa
Dù không đậu tuyển sinh vào lớp 10 công lập nhưng vẫn có rất nhiều hướng đi khác với các em. Nếu phụ huynh muốn cho con học tiếp văn hóa thì có thể cho các em vào học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề trên địa bàn.
Thực tế cho thấy, không ít trường THPT ngoài công lập vẫn có tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học công lập khá cao. Vì vậy, các em nên cần thẳng thắn nhìn nhận thực tế năng lực của mình để đầu quân vào một ngôi trường nào đó mà các em thấy phù hợp thay vì ý thích.
Thầy Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) chia sẻ: "Chúng ta không nên quá nặng nề việc phải vào trường công hay trường thuộc top đầu nào đó. Bởi lẽ, trường tốt nhất là trường phù hợp với học sinh nhất.
Thực tế hiện nay vẫn nhiều phụ huynh mang tư tưởng "sính" trường công và mặc nhiên áp đặt tư tưởng ấy cho con mình. Đa số phụ huynh vẫn nghĩ trường công là mô hình có bao cấp hoặc con em phải vào trường công mới danh giá, đúng hướng nhưng lại không quan tâm đến việc nó có phù hợp với con mình hay không.
Các phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu thêm về các nhà trường dân lập như học phí, chương trình đào tạo để xem có phù hợp với năng lực của con em họ hay không" .
Còn ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết: "Những trường hợp học sinh không đỗ vào lớp 10 công lập, các em có thể tham gia học tập tại các trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập. Ở những cơ sở giáo dục này tuy số môn học ít hơn ở trường THPT công lập nhưng bằng tốt nghiệp THPT có giá trị như nhau".
Xét đến cùng, tương lai của mỗi con người là kiếm được một nghề nghiệp ổn định để đem lại thu nhập nhằm nuôi sống bản thân và gia đình mình. Chính vì thế, việc thí sinh không đậu tuyển sinh vào 10 không phải là kết thúc quá trình học của mình. Nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa mới sẽ được mở ra cho các em lựa chọn.
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Lựa chọn nguyện vọng không nên chạy theo đám đông Chỉ còn khoảng 1,5 tháng nữa, học sinh Hà Nội sẽ bước vào cuộc đua tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Lựa chọn nguyện vọng thế nào phù hợp với sức học cũng khiến học sinh phải "cân não" và có sự tư vấn của giáo viên. Năm nay, học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội với nhiều...