Thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Nắm chắc SGK là có thể đạt 8-9 điểm
Kì thi vào lớp 10 ở Hà Nội sắp diễn ra và môn Lịch sử là một trong 4 môn thi năm 2021. Dưới đây, giáo viên Lịch sử sẽ đưa ra hướng dẫn để các học sinh có hướng ôn luyện hiệu quả nhất.
Theo kinh nghiệm dạy học và đặc biệt là việc ôn thi cho các học sinh lớp 9 năm 2019 (Hà Nội cũng tổ chức thi môn Lịch sử) cùng việc tham khảo đề thi môn Lịch sử năm đó mà Sở GD-ĐT Hà Nội xây dựng, thầy Hà Minh Thắng – giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) rút ra một số lưu ý cho thí sinh dự thi vào lớp 10 năm nay.
Trước tiên, theo thầy Thắng, học sinh phải học thật chắc các kiến thức cơ bản, tập trung học sát các nội dung trong sách giáo khoa. Việc này thông qua đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa để nắm được kiến thức chính.
Lưu ý không cần ôn tập quá nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao bởi nội dung đề thi cũng không đòi hỏi kiến thức quá cao siêu, mà hầu hết là những kiến thức cơ bản, trong sách giáo khoa.
“Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh thường dễ bị loạn kiến thức khi ôn theo quá nhiều tài liệu. Do đó, nếu dùng thêm, chỉ nên chọn một số sách tham khảo mà mình cảm thấy phù hợp và chỉ tối đa 2 sách tham khảo. Tuy nhiên, việc ôn tập trong sách giáo khoa vẫn là cơ bản, cốt yếu”, thầy Thắng chia sẻ.
Thầy Thắng cho hay, khi học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là đã có thể đạt được mức điểm số từ 8-9 điểm.
“Muốn đạt được điểm số tuyệt đối thì đòi hỏi hơn ở thí sinh sự tư duy, tuy nhiên, cũng không cần thiết quá nhiều các kiến thức lan man, nâng cao, mở rộng ở các sách khác”, thầy Thắng nói.
Thầy Hà Minh Thắng, giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình).
Để việc ôn luyện, học tập hiệu quả, theo thầy Thắng học sinh có thể học theo sơ đồ tư duy. Cụ thể, học sinh sẽ tự thiết kế, ghi lại cách hiểu của mình về các kiến thức bằng các dạng sơ đồ hóa, bảng biểu, lập so sánh,…
Video đang HOT
“Ví dụ, các em có thể chia các giai đoạn lịch sử ra để so sánh với nhau. Mỗi học sinh có thể tự làm theo cách của mình để làm sao dễ nhớ nhất”.
Học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lịch sử bằng nhiều cách khác nhau như:
- Dùng bút nhớ đánh dấu các ý chính, thời gian, sự kiện…;
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết từng nội dung, từng bài, từng chủ đề;
- Lập bảng niên biểu: sự kiện, thời gian;
- So sánh đối chiếu các sự kiện, sự phát triển của các phong trào;
- Gắn mốc sự kiện, thời gian với một mốc thời gian mà mình quen thuộc để dễ nhớ hơn;
- Sắp xếp thời gian và có kế hoạch ôn tập cụ thể : theo từng ngày, từng tuần với từng bài cụ thể ( ví dụ tuần 1 học bài 1,2, 3…, tuần 2 tiếp tục cứ như thế cho đến hết).
Theo thầy Thắng, học xong chủ đề nào thì luyện tập bằng các câu hỏi, đề ở chủ đề ấy. “Sau khi học xong các chủ đề, nếu không làm luôn các dạng bài tập thì kiến thức sẽ dễ bị quên; ngược lại, sẽ giúp chúng ta dễ nhớ, dễ hiểu hơn”.
Sau khi học trọn vẹn chương trình, xong tất cả các chủ đề mới đi vào luyện các dạng đề tổng hợp để khắc sâu thêm kiến thức.
Các học sinh cũng cần lưu ý, ở những phần kiến thức như lịch sử thế giới hay lịch sử Việt Nam, cần bám sát vào những từ khóa của những phần đó để tập trung ôn luyện.
Luyện các đề theo từng bài, hoặc nhóm các bài theo giai đoạn lịch sử; Nghiêm túc làm các đề kiểm tra, ôn tập của thầy cô, chữa và khắc phục lỗi sai cần thiết…
Lời nhắn từ học sinh thi vào lớp 10: "Hãy để chúng con ổn định tâm lý"
Việc phụ huynh tranh cãi, kiến nghị bỏ môn Lịch sử trong kỳ thi vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm 2021 tại Hà Nội đã tác động không nhỏ đến tâm lý của học sinh. Nhiều em đã trực tiếp lên tiếng, mong muốn giữ ổn định kỳ thi để các em yên tâm học tập, ôn luyện.
Học sinh mong muốn giữ ổn định kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội. Ảnh: Thùy Trang
Học sinh không muốn bỏ môn thi thứ 4
Theo dõi thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, nhiều học sinh bày tỏ sự lo lắng và không thể tập trung ôn thi. Lý do là có nhiều ý kiến tranh luận về việc bỏ môn thi thứ 4 - môn Lịch sử trong giai đoạn nước rút hiện nay. Vì vậy, nhiều em mong muốn giữ ổn định kỳ thi để thuận lợi, yên tâm học tập, ôn luyện.
Dù không đến trường do dịch bệnh COVID-19, nhưng Nguyễn Đăng - học sinh lớp 9 Trường THCS Phú Cường (Hà Đông) vẫn ngày đêm miệt mài ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 sắp đến.
Đăng cho biết, chưa đầy 1 tháng nữa là kỳ thi diễn ra - thời gian này học sinh ai cũng áp lực và mang nhiều lo lắng. Việc tranh cãi về thi hay bỏ môn thứ 4 càng khiến các em cảm thấy hoang mang.
"Hiện tại, việc ôn luyện của em đã khá ổn, em phân chia thời gian ôn tập rõ ràng: Sáng em học môn Toán và tiếng Anh, chiều em học Văn và Sử, vì vậy không nặng nề lắm. Hơn nữa, với môn Sử, chúng em đã đầu tư công sức, dành thời gian ôn ngay từ lúc công khai môn thi thứ 4. Vì vậy, bỏ thì thật phí công sức ôn luyện của chúng em" - Đăng cho biết.
Thừa nhận việc ôn luyện bằng hình thức trực tuyến có đau lưng, đau mắt, không được giao tiếp với các bạn và thầy cô nhưng đã học được 2 năm nên Lê Nguyễn Thu Uyên - học sinh lớp 9 Trường THCS Phú La (Hà Đông) đã cảm thấy quen. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, chỉ cần giữ ổn định phương án thi.
Đặc biệt, Thu Uyên cho biết, môn thi thứ 4 - môn Lịch sử chính là môn "cứu cánh" của nhiều bạn học sinh, trong đó có em.
"Như điểm thi thử của em lần mới đây, điểm 3 môn Toán, Văn, Anh của em chỉ được 39 điểm, nếu em đăng ký trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) điểm đầu vào là 40 điểm 3 môn thì em sẽ trượt nguyện vọng 1. Nhưng, nếu cộng thêm môn thứ 4 - Lịch sử là 7 điểm thì tổng điểm của em là 46 điểm mà đầu vào của trường là 45,25 điểm 4 môn thì em đã đỗ nguyện vọng 1. Vì vậy, em thấy môn thứ 4 có thể kéo điểm của cả 3 môn còn lại" - Thu Uyên phân tích.
Nhiều học sinh khác cũng cho rằng, thời điểm này ai cũng áp lực, càng đăng ký trường top đầu càng áp lực. Nhưng học sinh đã bỏ nhiều công sức, tiền của để ôn luyện môn Lịch sử nên bỏ thì đáng tiếc. Điều các em mong muốn lúc này là việc thi cử ít bị xáo trộn.
"Hãy để chúng con ổn định tâm lý, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Chúng con chỉ mong đề thi nhẹ nhàng, không lùi lịch thi và kỳ thi diễn ra suôn sẻ" - Hương Giang - học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh (Đan Phượng) mong mỏi.
Lý do phụ huynh nêu ra rất phiến diện
Là học sinh đã từng tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, trong đó môn thi thứ 4 là Lịch sử, Nguyễn Khánh Linh, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên) cho biết, với kinh nghiệm ôn luyện của mình thì đây là bộ môn khá nhẹ nhàng, bởi học sinh chỉ cần kiên trì và chăm chỉ là đạt điểm cao.
"3 môn Toán, Văn, Anh muốn đạt điểm cao, bên cạnh việc chăm chỉ phải có nền tảng và tố chất. Vì vậy, việc xuất hiện của môn thứ tư chính là sự "cứu cánh" cho các bạn ấy, là cơ hội để các bạn đạt điểm cao, kéo điểm thi của các bạn ấy lên. Vậy sao lại tước đi cơ hội đạt điểm cao của các bạn?" - Khánh Linh nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm này, Thu Trà, học sinh lớp 9 trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống Đa) cho biết, thời điểm chuyển sang học online cũng là thời gian các trường tổ chức xong kỳ thi cuối kỳ II cho học sinh khối 9. Vì vậy, việc học online chỉ là hình thức củng cố, luyện tập để ôn thi cho các em.
"Thời gian này đòi hỏi em và các bạn phải chăm chỉ, cần cù và kiên trì. Vì cơ hội của mọi người là ngang nhau, nếu không nỗ lực sẽ bị tụt lại phía sau. Em chỉ mong dịch bệnh ổn định để chúng em thi tốt" - Thu Trà bày tỏ.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã điều chỉnh thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, thời gian thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 diễn ra từ ngày 10 đến 14.6.2021.
Thi vào lớp 10: Chiến thuật ôn tập giành điểm cao môn Lịch sử Lịch sử không phải là môn thi khó nếu thí sinh có chiến thuật ôn tập phù hợp và đặc biệt trong giai đoạn nước rút thì dễ dàng giành điểm số cao thi vào lớp 10 THPT. Ảnh minh họa Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên môn Lịch sử, Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, yếu tố cơ bản đầu...