Thi vào lớp 10: Chiến thuật ôn tập giành điểm cao môn Lịch sử
Lịch sử không phải là môn thi khó nếu thí sinh có chiến thuật ôn tập phù hợp và đặc biệt trong giai đoạn nước rút thì dễ dàng giành điểm số cao thi vào lớp 10 THPT.
Ảnh minh họa
Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên môn Lịch sử, Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, yếu tố cơ bản đầu tiên mà học sinh cần phải nắm được chính là cấu trúc đề thi và hệ thống kiến thức cần ôn tập. Bên cạnh đó, việc vạch ra một lộ trình rõ ràng, phân bổ thời gian cho việc rà soát kiến thức và luyện đề là cần thiết.
Về cấu trúc đề thi, học sinh có thể dựa vào đề minh họa môn Lịch sử năm 2019 và đề thi chính thức của kỳ thi vào 10 cùng năm.
Video đang HOT
Theo cô Hương, để nâng cao kỹ năng làm bài và rà soát lại kiến thức, học sinh cần thực hành luyện đề. Các em có thể bấm thời gian làm bài như thi thật, đối chiếu đáp án, ghi chú lại để ôn tập những phần kiến thức còn “hổng”, rút kinh nghiệm để tránh các lỗi sai và biết cách tận dụng thời gian làm bài.
“Việc luyện đề thường xuyên chắc chắn sẽ giúp các em tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, từ đó tạo nên tâm lý vững vàng khi đối diện với đề thi trong kì thi chính thức” , cô Hương.
Giáo viên chỉ cách vượt qua "sợ hãi" để đạt điểm cao môn Lịch sử kỳ thi vào lớp 10
Theo một số giáo viên dạy môn Lịch sử, môn Lịch sử được chọn trong kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội không có gì quá ngạc nhiên, học sinh cần có kế hoạch ôn tập hiệu quả, nhất là đối với những học sinh chủ quan chưa quan tâm đến môn học này.
Nhận định về việc môn Lịch sử trở thành môn thứ 4 tại Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 của Hà Nội, TS. Lê Thị Thu Hương (ĐH Thủ đô Hà Nội) cho rằng, việc lựa chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm nay là do bốc thăm ngẫu nhiên từ các môn còn lại nên Lịch sử lần 2 thứ liên tiếp được chọn là môn thi thứ 4 cũng là điều bình thường. Lịch sử được chọn là môn thi thứ 4 có chút ít bất ngờ với một số học sinh nhưng không gây khó khăn cho đại đa số các em học sinh lớp 9, có chăng chỉ khó khăn với các em có chủ quan, học lệch từ đầu năm.
Để có kết quả thi môn Lịch sử tốt trong kì thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội, TS. Hương đưa ra lời khuyên các em học sinh cần lưu ý, trước tiên cần tạo tâm thể thoải mái, tránh lo quá mức, cần điều chỉnh kế hoạch học và ôn tập của mình phù hợp với lượng kiến thức hiện có của 4 môn thi vào THPT, nhất là với các em chủ quan từ đầu năm lớp 9 chưa tập trung học môn Lịch sử thì cần ưu tiên thời gian ôn thi của mình cho bộ môn Lịch sử.
Môn Lịch sử trở thành một trong 4 môn kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội. Ảnh minh họa
" Học sinh đọc kĩ SGK, nắm được kiến thức cơ bản của mỗi bài học. Chú trọng ôn tập nhiều cho lịch sử Việt Nam (1919 - 2000), nội dung này chiếm 2/3 đề thi; Lịch sử thế giới (1945 - 2000), nội dung 1/3 đề thi. Sau mỗi chương cần luyện tập bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Hai tuần trước khi thi, tập trung luyện đề tổng hợp cả kiến thức Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam " - TS. Lê Thị Thu Hương chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh giáo viên Lịch sử (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho biết, năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song trong suốt thời gian nghỉ, học sinh vẫn đảm bảo việc học qua hình thức học trực tuyến, tự học tại nhà. Đồng thời, học sinh Hà Nội cũng đã có sự chuẩn bị tinh thần cho môn thi thứ 4 nên việc thi môn thứ 4 hoàn toàn phù hợp để tránh tâm lí chủ quan, tạo điều kiện kiểm tra đánh giá toàn diện học sinh.
" Môn Lịch sử đã được chọn làm môn thi thứ tư một lần trong kì thi năm 2019, giáo viên có kinh nghiệm ôn tập, lượng tài liệu ôn tập phong phú nên phụ huynh và học sinh không cần quá lo lắng, áp lực, thậm chí việc chọn môn Lịch sử theo tôi còn là một điểm thuận lợi. Như năm 2019, dù là năm đầu thi môn thứ 4 nhưng phổ điểm của môn Sử lại khá cao, nhiều học sinh còn xem đây là môn "gỡ" điểm " - cô Trinh chia sẻ.
Đưa ra lời khuyên trong ôn tập môn Lịch sử, cô Trinh cho biết, học sinh cần bình tĩnh, lập kế hoạch ôn tập, phân chia khối lượng kiến thức theo từng chặng, ôn tập từ khái quát để nắm các nội dung lớn trước sau đó mới đi vào các nội dung cụ thể, chi tiết, giai đoạn cuối nên dành để luyện đề. Học sinh cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mình qua từng thời gian, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.
" Học sinh cần bỏ ngay suy nghĩ kiểm tra Lịch sử là kiểm tra ngày tháng năm, sự kiện, số liệu, học thuộc lòng để tránh lo lắng trong quá trình ôn tập. Học lịch sử chú trọng vào cách học có chiều sâu và hiệu quả, sử dụng các phương pháp như sơ đồ tư duy để ghi nhớ tổng thể, khái quát tiến trình lịch sử.
Học theo công thức "5W1H" để ghi nhớ hiểu bản chất sự kiện, lập các công thức để ghi nhớ các loại kiến thức như nguyên nhân sự kiện, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm... Khi có phương pháp ôn tập tốt, học sinh sẽ ôn tập nhanh và hiệu quả, tự tin làm bài " - Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh tư vấn.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021 - 2022 được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5/2021 với 4 bài thi bắt buộc như sau: Bài thi, tổ chức 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Hà Nội không bỏ môn thi thứ 4, giữ ổn định thi vào lớp 10 Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây được giữ ổn định với 4 bài thi. Những ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội. Học sinh các khối lớp phải tạm dừng việc học, các trường chuyển từ dạy trực...