Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hạ “nhiệt”
Sau giai đoạn bùng nổ trong 8 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục trầm lắng trong những tháng cuối năm 2020.
Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 11/2020 vừa được VNDIRECT công bố cho biết, trong tháng 10/2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường đạt 9.504 tỷ đồng, giảm 63% so với tháng trước; trong đó, toàn bộ là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Tháng 10 không phát sinh đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đăng ký phát hành trong tháng 10 giảm 38,4% so với tháng 9 về 15.150 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành thành công đạt mức 62,7%.
Những doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ thành công lớn nhất trong tháng 10 là Công ty cổ phần Bất động sản Hano-Vid (2.769,2 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (1.300 tỷ đồng) và Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1.097 tỷ đồng).
Lũy kế 10 tháng, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công đạt 350.883 tỷ đồng, tăng 68,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 326.024 tỷ đồng.
Sau giai đoạn bùng nổ trong 8 tháng đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 đã thắt chặt các điều kiện phát hành.
Video đang HOT
VNDIRECT cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục trầm lắng trong những tháng cuối năm trước khi có xu hướng phục hồi rõ nét hơn trong năm 2021 do các doanh nghiệp cần có thời gian để làm quen và chuẩn bị nhằm đáp ứng được các điều kiện mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trong tháng 10, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của nhóm ngành tài chính – ngân hàng giảm 61,6% so với tháng trước, đạt 3.756 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,0% tổng giá trị phát hành riêng lẻ. Trong đó, phần lớn thuộc các ngân hàng với tổng giá trị phát hành thành công đạt 3.706 tỷ đồng, còn lại 50 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Outstanding Investment thuộc phân ngành dịch vụ tài chính.
Nhóm ngành bất động sản ghi nhận giá trị phát hành thành công đạt 3.929 tỷ đồng, tăng tới 25,2 lần so với tháng trước, chiếm 41,2% tổng giá trị phát hành riêng lẻ. Các đợt phát hành đến từ Công ty cổ phần Đầu tư Technical (800 tỷ đồng), Công ty cổ phần Bất động sản Hano-Vid (2.769 tỷ đồng) và Công Ty TNHH Kreves Halla Land (300 tỷ đồng).
Nhóm các ngành khác ghi nhận 1.819 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành, tăng 3,9 lần so với tháng trước, chiếm 19,7% tổng giá trị phát hành riêng lẻ. Một số đợt phát hành lớn trong nhóm này bao gồm Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển điện mặt trời KN Vạn Ninh (684,8 tỷ đồng), Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai (350 tỷ đồng).
Lũy kế 10 tháng, nhóm tài chính – ngân hàng tiếp tục dẫn đầu với giá trị phát hành thành công là 83.501 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,6% tổng giá trị phát hành riêng lẻ. Đứng thứ 2 là nhóm ngành bất động sản với giá trị phát hành đạt 63.155 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,4% tổng giá trị phát hành. Nhóm tập đoàn đa ngành có giá trị phát hành đạt mức 21.111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5%. Các ngành còn lại đạt mức 158.258 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,5%.
Trong tháng 10, các doanh nghiệp có xu hướng phát hành tập trung ở các kỳ hạn ngắn và trung hạn, bao gồm 10 đợt phát hành kỳ hạn 3 năm (tổng giá trị phát hành đạt 1.724 tỷ đồng) và 60 đợt phát hành kỳ hạn 5 năm (tổng giá trị phát hành đạt 2.769 tỷ đồng). Chỉ một số ít doanh nghiệp công bố lãi suất phát hành trong tháng vừa qua, dao động trong khoảng 10-13% ở các kỳ hạn từ 1,5 năm đến 4 năm.
Nhóm tài chính – ngân hàng, tháng 10 có 16 đợt phát hành, toàn bộ có kỳ hạn 3 năm trở lên với 4 đợt phát hành ở kỳ hạn 3 năm, 7 đợt phát hành ở kỳ hạn 7 năm, còn lại 5 đợt phát hành ở kỳ hạn từ 8 năm tới 15 năm.
Tại lĩnh vực bất động sản, tháng 10 có 65 đợt phát hành, trong đó có tới 60 đợt phát hành thuộc Công ty cổ phần Bất động sản Hano-Vid (2.769 tỷ đồng) với kỳ hạn 5 năm. Đặc biệt, Công ty cổ phần IDJ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với lãi suất cao đạt mức 13,0%.
Còn ở các nhóm ngành khác, tháng 10 có 9 đợt phát hành, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn dưới 5 năm. Cụ thể, nhóm các ngành khác có 3 đợt phát hành ở kỳ hạn 3 năm, 3 đợt ở các kỳ hạn 1,5 và 2 năm, còn lại 3 đợt ở các kỳ hạn 4, 6 và 11 năm. Đáng chú ý, Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ở kỳ hạn ngắn (1,5 năm) với lãi suất cao (12%/năm).
Hà Đô huy động 250 tỷ đồng trái phiếu đầu tư dự án điện gió và thủy điện
Hà Đô huy động trái phiếu để đầu tư thêm vào dự án điện gió 7A và thủy điện Đắk Mi 2.
Năm 2019, mảng năng lượng chỉ đóng góp 11,2% tổng doanh thu nhưng chiếm 23% tổng lợi nhuận gộp.
Doanh nghiệp vừa khánh thành nhà máy điện mặt trời Infra tổng đầu tư 1.066 tỷ đồng.
Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng không chuyển đổi, không kèm chứng quyền có tài sản bảo đảm với tổng mệnh giá 250 tỷ đồng.
Doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền huy động được để đầu tư dự án nhá máy điện gió số 7A, tỉnh Ninh Thuận thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV điện gió Hà Đô Thuận Nam (công ty con 100% vốn công ty) với số tiến 210 tỷ đồng, phần tiền còn lại được dùng để bổ sung vốn thực hiện dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 thuộc sở hữu của Công ty Năng Lượng Agrita - Quảng Nam.
Từ đầu năm đến nay, Hà Đô đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, lãi suất 10,5%/năm. Nguồn tiền huy động cũng được doanh nghiệp sử dụng góp vốn vào dự án điện gió 7A. Như vậy, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp tiến hành huy động tổng cộng 550 tỷ đồng trái phiếu cho tham vọng đầu tư mảng năng lượng.
Tính đến 30/9, doanh nghiệp có khoản vay tài chính ngắn hạn 763 tỷ đồng, giảm 32,2% so với đầu năm; vay tài chính dài hạn tăng từ 4.694 tỷ đồng lên 5.708 tỷ đồng. Trong đó, 941,5 tỷ đồng là nợ trái phiếu, tăng thêm 200 tỷ so với đầu năm.
Hà Đô hoạt động trong 4 lĩnh vực chính gồm bất động sản, năng lượng, xây lắp và thương mại dịch vụ. Doanh nghiệp bắt đầu đầu tư năng lượng vào năm 2006, tổng công suất phát điện đến nay đạt 200 MW, mỗi năm cung cấp 653 triệu kWh.
Theo số liệu 2019, mảng năng lượng mới đóng góp 11,2% tổng doanh thu nhưng chiếm 23% lợi nhuận gộp. Từ năm 2019, Hà Đô đã vận hành nhà máy Hồng Phong 4.1 - nhà máy điện mặt trời đầu tiên của tập đoàn với tổng đầu tư 1.000 tỷ đồng, công suất 48 MWp. 3 nhà máy thủy điện khác đang vận hành là Za Hưng (30 MW), Nậm Pông (39 MW) và Nhạn Hạc (59 MW).
Ngoài ra, dự án thủy điện Đăk Mi 2 (147 MW), thủy điện Sông Tranh 4 (48 MW), nhà máy điện mặt trời Infra (50 MWp) và điện gió Ninh Thuận 7A (50 MW) dự kiến phát điện thương mại trong năm 2020-2021.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, tập đoàn vừa khánh thành nhà máy điện mặt trời Infra tại tỉnh Ninh Thuận công suất 50 MWp, tổng mức đầu tư 1.066 tỷ đồng. Nhà máy chính thức phát điện từ 4/9 và hưởng giá mua điện ưu đãi của Chính phủ là 9,35 cent/kWG.
9 tháng đầu năm, doanh nghiệp báo cáo doanh thu đạt 3.830 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 962 tỷ đồng, tăng 20,9%.
HAGL Agrico muốn chào bán riêng lẻ Thời gian HAGL Agrico lấy ý kiến cổ đông trong tháng 12. Phương án tăng vốn chưa được doanh nghiệp công bố cụ thể, vốn hiện tại là 11.085 tỷ đồng. Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HoSE: HNG ) chốt danh sách lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho...