Nhiều giải pháp giảm thiểu rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính ( Bộ Tài chính ) tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2019 và đối thoại các giải pháp phát triển thị trường TPDN do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Hỗ trợ phát triển Đức, Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam và Ngân hàng PVBank tổ chức mới đây.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính liên tục có những thông tin khuyến nghị, cảnh báo đối với tất cả đối tượng tham gia thị trường TPDN trong bối cảnh lĩnh vực này tăng trưởng mạnh. Đối với nhà đầu tư cá nhân, khi mua TPDN phải đánh giá tình hình tài chính, tính khả thi của dự án phát hành khi ra quyết định để đầu tư TPDN nhằm giảm thiểu rủi ro khi nguy cơ doanh nghiệp có thể không trả được nợ gốc và lãi vay.
Theo đó, Bộ Tài chính đã thường xuyên thông tin, tuyên truyền về tình hình thị trường TPDN và khung khổ pháp lý để giúp các nhà đầu tư, các đối tượng tham gia thị trường nắm bắt và tuân thủ quy định của pháp luật , phòng ngừa rủi ro trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành nhiều thông cáo để khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường TPDN, cảnh báo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân phải cân nhắc về các rủi ro khi đầu tư TPDN, thận trọng đối với việc chào mời và cam kết của công ty chứng khoán , ngân hàng thương mại khi phân phối TPDN.
Cụ thể, các cơ chế chính sách về phát hành TPDN liên tục được hoàn thiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn, đồng thời tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng một năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành. Nghị định số 81/2020/NĐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Cụ thể, một số điểm mới về điều kiện phát hành trái phiếu và việc công bố thông tin phát hành như dư nợ phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành đã được đưa vào Nghị định.
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được ban hành và bắt đầu có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2021, trong đó quy định thống nhất về phát hành TPDN riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp, phân biệt giữa kênh phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua Sở giao dịch chứng khoán và tại cơ quản quản lý…
Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật , Bộ Tài chính đã tăng cường công tác quản lý giám sát, các đoàn kiểm tra liên bộ được thành lập góp phần đưa thị trường trái TPDN vào khuôn khổ.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu các đối tượng tham gia thị trường tuân thủ quy định của pháp luật và chấn chỉnh việc phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tăng cường giám sát liên thông trên thị trường tài chính.
Qua công tác phối hợp, NHNN đã tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của tổ chức tín dụng; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của công ty chứng khoán .
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN đánh giá, với những nỗ lực đổi mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thị trường TPDN đang từng bước điều hành cân bằng hơn với với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực huy động vốn từ kênh tín dụng ngân hàng.
Theo đó, việc điều hành thị trường TPDN đang thực hiện theo đúng các định hướng phát triển thị trường tài chính và thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân với vai trò là tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Tập đoàn Geleximco của ông Vũ Văn Tiền hút hơn 1.500 tỷ trái phiếu trước thềm Nghị định mới
Từ đầu năm đến nay Geleximco đã phát hành tổng cộng 39 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.518 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở tháng 6, 7 và 8. Động thái huy động mạnh diễn ra trước thềm Nghị định mới có hiệu lực. Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng "tranh thủ" huy động vốn trước khi bị siết chặt.
Chỉ trong 3 ngày từ 24-26/8/2020, Tập đoàn Geleximco - CTCP đã phát hành tổn cộng 15 lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 584 tỷ đồng. Trong đó, giá trị mỗi lô vào khoảng 30-47 tỷ đồng, thời hạn 2 năm.
Cũng theo thống kê trên HNX, từ đầu năm đến nay Geleximco đã phát hành tổng cộng 39 lô trái phiếu với tổng giá trị 1.518 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở tháng 6, 7 và 8. Động thái huy động mạnh diễn ra trước thềm Nghị định mới có hiệu lực. Thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng "tranh thủ" huy động vốn trước khi bị siết chặt.
Ghi nhận sang tháng 10/2020, số đợt phát hành trái phiếu thành công là 90, tương ứng giá trị chào bán hơn 9.504 tỷ đồng, thực hiện bởi 20 doanh nghiệp. Nhìn chung, thị trường tiếp tục giảm nhiệt sau Nghị định mới. So với con số phát hành thành công tháng 9/2020, giá trị kỳ này giảm 1.000 tỷ. Đặc biệt, so với tháng 8/2020, giá trị tháng 10 đạt chưa đến 1/6.
Về Geleximco, dù khá kín tiếng, danh mục sở hữu của Geleximco thực tế phủ đầy các mảng tại nhiều thương hiệu tên tuổi trên thương trường. Được biết, Geleximco có tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, ra đời năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Đến nay, Geleximco đã trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành với vốn chủ sở hữu 14.500 tỷ đồng; tổng tài sản 52.000 tỷ đồng. Hiện, Geleximco hoạt động tại 5 lĩnh vực chính: sản xuất công nghiệp, tài chính - ngân hàng; bất động sản; thương mại - dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
Chủ tịch Tập đoàn là "đại gia" Vũ Văn Tiền - đồng thời cũng nắm giữ vị trí cao nhất tại nhiều công ty thành viên như Giấy An Hòa, Xi măng Thăng Long... Với mảng tài chính, ông Tiền từng là Chủ tịch Chứng khoán An Bình, đáng chú ý năm 2018 ông Tiền bất ngờ rời ghế Chủ tịch Ngân hàng An Bình (ABBank) để lui về tập trung thực hiện những hoạt động kinh doanh khác.
Trở lại với Geleximco, tại lĩnh vực bất động sản, các dự án Geleximco đầu tư phải kể đến khu đô thị thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), An Bình Plaza... nổi bật nhất là dự án Khu đô thị Geleximco - Lê Trọng Tấn có quy mô 135ha chạy dọc hai bên đường Lê Trọng Tấn tại Hoài Đức.
Năm 2014, đại gia Vũ Văn Tiền được chú ý khi nhắm tới 35% cổ phần Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex). Bước sang năm 2016, ông Tiền tiếp tục thu hút quan tâm khi đề xuất với Bộ GTVT phối hợp với Hong Kong United Investors Holding xây dựng 4 dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt Nam gồm dự án Cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa -Hà Tĩnh và Tp.HCM đến Khánh Hòa; Đường bộ cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; Đường sắt cao tốc Bắc Nam và Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1,11 triệu tỷ đồng.
Hiện, Geleximco tự giới thiệu đang tăng tỷ trọng doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long có tổng mức đầu tư 900 triệu USD, công suất 620MW; Nhà máy sản xuất xi măng Thăng Long có tổng mức đầu tư 270 triệu USD với công suất 2,3 triệu tấn/năm; Nhà máy sản xuất bột giấy An Hòa với công suất 130.000 tấn/năm và Nhà máy Giấy An Hòa có công suất 140.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 450 triệu USD. Ngoài ra, Tập đoàn còn là một trong những cổ đông sáng lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Honda Việt Nam (VAP) với tổng vốn đầu tư trị giá 90 triệu USD.
Các ngân hàng đầu tư mạnh vào trái phiếu doanh nghiệp Tại thời điểm cuối quý III/2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đạt mức 207.000 tỉ đồng. Trong báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng được công bố mới đây, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research cho biết các ngân hàng đã đầu tư mạnh vào trái phiếu...