‘Thị trường ngầm’ mua bán bài báo khoa học: Góc khuất ‘đau đớn’
Nhiều chuyên gia cung cấp câu chuyện về góc khuất ‘đau đớn’ sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài ‘Thị trường ngầm’ mua bán bài báo khoa học.
Hai tạp chí có tên gần giống nhau. Hình bên trên là tạp chí “dỏm”, hình còn lại là tạp chí có chất lượng – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài “Thị trường ngầm” mua bán bài báo khoa học, chúng tôi được cung cấp thêm rất nhiều câu chuyện từ các nghiên cứu sinh, nhà khoa học về góc khuất “đầy đau đớn” lâu nay trong giới nghiên cứu. Đồng thời, họ lên tiếng “kêu cứu” cho nền học thuật của nước nhà.
Muôn kiểu ra giá
Ông N.T, giảng viên trường ĐH K. tại TP.HCM, kể: “Cách đây chưa lâu, tôi và một đồng tác giả có gửi bài cho tạp chí E.M, một tạp chí uy tín về kinh tế được xếp hạng của nhà xuất bản lớn có tên T.F. Vì tin tưởng đây là nhà xuất bản lớn và tạp chí lớn nên chúng tôi rất kỳ vọng. Tuy nhiên, sau khi nhận bài, tạp chí này đã từ chối đăng.
Vài hôm sau, họ gửi email cho tôi ngỏ ý chuẩn bị ra một ấn phẩm đặc biệt nhưng vì không có tài trợ nên nếu tôi muốn đăng thì hãy đóng phí 2.500 USD. Tôi liên hệ hỏi ý kiến đồng tác giả và cùng quyết định không đăng bài. Chúng tôi nhất trí phải đấu tranh tới cùng nên đã viết email gửi thẳng đến nhà xuất bản, khiếu nại vì sao lại có chuyện trả phí vô lý này. Rất may, vì đây là nhà xuất bản có tiếng tăm nên họ đã làm việc với tổng biên tập tạp chí và thay người điều hành khác. Còn bài báo, chúng tôi đã gửi và được đăng ở một tạp chí khác có xếp hạng cao hơn mà không phải trả đồng nào”.
Giá trị “giả hiệu” bỗng dưng hiên ngang có chỗ đứng trong giới đại học. Tất cả những việc này khiến những trí thức có lòng tự trọng rất đau đớn mà không biết phải làm gì để ngăn chặn
Trưởng bộ môn một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM
Video đang HOT
Câu chuyện không chỉ có thế. Ông N.T cho biết rất kinh ngạc khi sau này biết thêm thông tin là vị tổng biên tập của tạp chí này có hợp đồng thỏa thuận với một trường ĐH lớn ở TP.HCM, theo đó mỗi bài mà trường này đăng phải trả 1.500 USD.
Một nhà nghiên cứu khác đang công tác tại một trường ĐH cho biết trường cũng đang khuyến khích các bài báo xuất bản quốc tế và từ năm 2019 thì mức thưởng cho các bài báo Q1, Q2, Q3 (chỉ số xếp hạng) và Scopus (cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) tăng lên rất đáng kể, với mức hàng trăm triệu đồng cho bài Q1.
“Chính điều này khiến một số anh em đã bất chấp để đăng bài, thậm chí họ đóng hàng ngàn đô la, vì nghĩ rằng một khi bài được đăng, số tiền thưởng sẽ gấp nhiều lần số tiền bỏ ra ban đầu. Thời gian đăng bài chỉ trên dưới 1 tháng. Thật chua xót và lãng phí khi nhà trường phải chi số tiền thưởng lớn cho các công trình xuất bản dỏm như thế. Vài người trong số họ đang là giáo sư, phó giáo sư, nhưng công trình xuất bản của họ vẫn đăng trên các tạp chí kém chất lượng”, nhà nghiên cứu này nói.
Thư từ chối và “ra giá” của tạp chí E.M gửi cho ông N.T – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Trong khi đó, ông H.T, giảng viên trường ĐH H. ở TP.HCM, đang cảm thấy không còn niềm tin vì tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện xót xa trong giới khoa học. Ông H.T kể: “Tôi làm nghiên cứu sinh rất nhiều năm nay nhưng đến thời điểm này quá chán nản, không muốn hoàn thành nữa. Mỗi khi tìm tạp chí để đăng bài, tôi đều bị ra giá, thậm chí còn có môi giới. Có vị giáo sư ra giá 30 triệu đồng/bài đăng. Mấy tạp chí xoàng xoàng ở TP.HCM cũng có giá 10 – 15 triệu đồng/bài. Không đóng tiền thì bài có tốt mấy cũng không được đăng”.
Kiếm tiền bằng cách đăng báo quốc tế
Giáo sư H.N, đang làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, chỉ ra một số nhà khoa học trẻ ăn lương biên chế một nơi, thậm chí nhận tiền đề tài của cơ quan, nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước, công việc thực nghiệm theo nhóm, nhưng khi đăng bài quốc tế thì tên tác giả lại ghi một mình và địa chỉ lại là tên một trường ĐH nọ – nơi có vị trí xếp hạng đã và đang lên vù vù. Từ đó cho thấy “thị trường” mua bán bài báo khoa học rất tinh vi và bằng nhiều hình thức khác nhau. “Có lần, một nhà khoa học hỏi tôi có muốn kiếm tiền bằng cách đăng báo quốc tế không và chỉ cách”, Giáo sư H.N khảng khái.
Trưởng bộ môn một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cảm thán: “Việc công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội nhân văn cũng đang gặp tình trạng tương tự. Chẳng hạn, có trường mạnh tay theo đuổi giải pháp “mua bài”, tức là trả tiền khá cao để mua bài báo ISI/Scopus. Đó là một cách tiếp cận chạy theo năng suất chứ chưa đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả”.
Tiến sĩ này cho biết luôn phản đối cách làm của các trường ĐH hiện nay là thưởng tiền lớn cho các bài báo quốc tế. “Việc đó cho thấy thiếu tầm nhìn về giá trị học thuật. Người đăng bài giá trị thật thì thấy như thể mình đang phải ngửa tay nhận hỗ trợ tiền. Kẻ cơ hội thì tính toán ngay lời lỗ để mua bài, trở thành tác giả của một bài báo quốc tế, thế là được ca ngợi và thưởng lớn. Giá trị “giả hiệu” bỗng dưng hiên ngang có chỗ đứng trong giới ĐH. Tất cả những việc này khiến những trí thức có lòng tự trọng rất đau đớn mà không biết phải làm gì để ngăn chặn”, vị trưởng bộ môn bày tỏ. (còn tiếp)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Dư âm tích cực
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc trong điều kiện dịch bệnh là một nỗ lực rất đáng ghi nhận. Kỳ thi được tổ chức bảo đảm quyền lợi cho thí sinh
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đánh giá cao khâu tổ chức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Bảo đảm an toàn và quyền lợi cho thí sinh
"Tình hình dịch bệnh phức tạp, xã hội rất lo lắng nhưng Bộ GD-ĐT đã quyết tâm tổ chức phù hợp với quy định về giãn cách xã hội. Tôi ghi nhận điều này bởi quyết tâm tổ chức thi trong tình hình dịch bệnh là một quyết định dũng cảm. Để kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, dù lực lượng cán bộ giảng viên ĐH tham gia công tác thanh tra chỉ bằng khoảng 1/10 so với năm trước (năm 2019, khoảng 50.000 cán bộ được điều động làm công tác coi thi), phải cảm ơn sự hợp tác cực kỳ chặt chẽ và có trách nhiệm của các địa phương" - TS Vinh nhận xét.
Ông nói thêm: Chỉ riêng những thay đổi về phòng thi, in sao đề thi, nỗ lực phòng chống dịch bệnh bảo đảm an toàn cho thí sinh đã cho thấy sự hợp tác rất tốt với trung ương của các địa phương. Cho đến giờ phút này, kỳ thi đã diễn ra tốt đẹp!
Thí sinh vui vẻ ra về sau môn thi cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT chiều 10-8 tại điểm thi Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU
GS-TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, nhận xét kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã thành công trên nhiều phương diện. Dù còn những sơ suất nhưng công tác tổ chức ở các địa phương rất tốt, ý thức phòng dịch cao và đề thi cũng được khen rất phù hợp. "Tôi cũng thật sự ấm lòng khi đọc các bản tin thí sinh được lực lượng tình nguyện và công an về tận nhà đón đến trường thi khi ngủ quên hay gặp sự cố" - PGS Trần Thị Vân Hoa chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh không có nhiều thuận lợi, song công tác tổ chức thi đạt mục tiêu đề ra là an toàn phòng, chống dịch Covid-19 và nghiêm túc, đúng quy chế, đáp ứng được yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng. Kết quả này có được nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an cũng như tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao và sự phối kết hợp, chia sẻ của các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ.
Đề thi hơn mong đợi
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng năm 2020, có lúc Bộ GD-ĐT công bố chỉ tổ chức để thi tốt nghiệp THPT và không tách điểm thành phần trong bài thi tổ hợp khiến các trường ĐH lo lắng sẽ khó khăn trong tuyển sinh ĐH. Tuy nhiên, những điều chỉnh sau đó và mới nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT để thấy các trường ĐH có thể dựa vào kỳ thi này để xét tuyển.
Về đề thi, dù được thí sinh và giáo viên đánh giá nhìn chung là dễ hơn năm 2019 nhưng vẫn có những câu hỏi phân hóa thí sinh, nghĩa là những thí sinh để đạt điểm 10 là phải xuất sắc, phổ điểm cơ bản tập trung ở điểm 6 đến 7. Do vậy, điểm chuẩn năm nay sẽ tăng ở mức thấp so với năm 2019. "Ở góc độ đề thi, dù là chủ yếu để xét tốt nghiệp THPT nhưng vẫn bảo đảm để xét tuyển ĐH. Đây là cơ sở để những năm tiếp theo các trường không tổ chức thi riêng vẫn có thể sử dụng để xét tuyển ĐH" - ông Thắng nhận định.
TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cho rằng công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 khác nhiều so với năm 2019 nhưng có thể thấy các thầy cô ở địa phương được cử tham gia công tác coi thi đều có trách nhiệm với công việc và nghiêm túc thực hiện công việc.
Theo TS Hạ, đề thi năm nay tuy được đánh giá dễ hơn so với năm 2019 vì có ít câu khó hơn năm 2019 nhưng chỉ những thí sinh giỏi mới giải được những câu khó nhất nên các trường ĐH vẫn có thể chọn được những thí sinh đạt yêu cầu. Đề thi năm nay có thể làm giải tỏa mối lo ngại về đề thi và xét tuyển ĐH.
TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, thừa nhận sau những thông tin đưa ra trước kỳ thi, đến thời điểm này có thể thở phào nhẹ nhõm về kỳ thi, vì mấy lý do: Kỳ thi được tổ chức chu đáo, tuân thủ cả về quy chế thi và quy định nghiêm ngặt về y tế. Thí sinh hài lòng với mục tiêu của mình (để xét tốt nghiệp hay chỉ hướng đến mục tiêu vào trường ĐH). "Với sự phân hóa đề thi, nhiều giảng viên ĐH, THPT và chuyên gia đánh giá cao tính phù hợp của đề thi, sự tin tưởng về kết quả, độ khó, phân hóa nên ĐH rất yên tâm cho việc xét tuyển của các trường ĐH, CĐ" - TS Trần Đình Lý đánh giá.
Xử lý trách nhiệm 18 cán bộ vi phạm quy chế
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cấp quốc gia, các địa phương đều quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là dù trong hoàn cảnh nào cũng tổ chức kỳ thi nghiêm túc và bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thí sinh. Nhấn mạnh thêm về sự nghiêm túc của kỳ thi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định 18 cán bộ làm ảnh hưởng đến bài làm của thí sinh tại Bắc Ninh, Bình Phước và Điện Biên sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đóng góp tích cực vào một kỳ thi "đặc biệt" Hơn 100 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT đã hoàn thành nhiệm vụ Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiễn Đoàn kiểm tra công tác tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 lên đường làm nhiệm vụ Ra quân...