Thị trường Nga vẫn là “miền đất hứa” với giới đầu tư nước ngoài
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà đầu tư trên thế giới cho rằng các doanh nghiệp Nga sẽ tiếp tục con đường phục hồi một cách tự tin trong năm 2015 sau một năm 2014 tương đối ảm đạm, do những tác động tiêu cực đến từ các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây.
Ảnh minh họa. (Nguồn: nbcnews.com)
Năm 2015, giới đầu tư đã bắt đầu xem Nga là thị trường hấp dẫn hơn nhiều so với năm 2014, với giá trị đồng ruble được cải thiện.
Theo Bloomberg Russia Local Sovereign Bond Index, trong năm nay, các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ bằng tiền ruble có lời tương đương 7 cent (Mỹ), trong khi các nhà đầu tư mua công trái các quốc gia mới nổi khác lỗ 1,1%.
Tình hình còn sáng sủa hơn nếu các nhà đầu tư sở hữu cổ phần doanh nghiệp Nga. Trong năm 2015, lợi nhuận của các cổ phần này là 7,3%, mức tăng cao nhất tại các thị trường mới nổi, theo tính toán của Bloomberg.
Và trong khi cổ phần của các thị trường mới nổi trên toàn cầu tăng 1,7% theo tính toán của MSCI Emerging Market Index, cổ phần 50 doanh nghiệp Nga thuộc chỉ số Micex tăng 11,9%.
Video đang HOT
Chỉ số này cao hơn mức tăng trong chỉ số Standard & Poor’s 500 hay ở bất cứ thị trường nào khác của khu vực Bắc Mỹ.
Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lớn của các quỹ đầu tư Mỹ, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nga, cho thấy giới đầu tư toàn cầu tin tưởng doanh nghiệp Nga sẽ tiếp tục vững bước trên con đường hồi phục./.
Theo Vietnam
Nga và phương Tây nhìn nhau ngấm đòn
Trong khi nhiều doanh nghiệp phương Tây phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa tại Nga thì quốc gia này cũng thấm đòn trừng phạt của phương Tây.
Đối mặt với doanh số bán hàng giảm và dự báo triển vọng ảm đạm trên thị trường Nga, Tập đoàn chế tạo ôtô General Motors (GM) của Mỹ ngày 18/3 thông báo đóng cửa nhà máy sản xuất ôtô thương hiệu Opel tại St. Petersburg.
Theo GM, giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến thị trường Nga lâm vào khủng hoảng.
Giám đốc điều hành bộ phận sản xuất ôtô thương hiệu Opel, Karl-Thomas Neumann cho biết GM đánh giá triển vọng thị trường Nga không sáng sủa trong ngắn hạn do vậy thương hiệu Opel sẽ rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga vào tháng 12/2015, trong khi thương hiệu Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga.
Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga.
Trong tháng 1-2/2015, GM đã bị giảm 75% doanh số tại thị trường Nga so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, GM và Opel tuyên bố sẽ thay đổi mô hình kinh doanh tại Nga, trong đó sẽ tập trung vào thương hiệu Cadillac, cũng như Corvette, Camaro và Tahoe.
Chưa đến nỗi bi đát như GM nhưng nhiều thương hiệu nổi tiếng khác của phương Tây cũng phải thu hẹp quy mô kinh doanh tại Nga.
Tiêu biểu nhất, hãng trang phục thể thao Đức Adidas cũng tuyên bố sẽ đóng cửa 200 cửa hàng tại Nga.
Trong khi đó, Nga cũng thấm đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Hôm 18/3, nhân kỷ niệm 1 năm sáp nhập bán đảo Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây đã gây ra những tác hại đáng kể đối với nước này.
Ông Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt "không làm chết ai nhưng gây ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra trong nước".
Tuy nhiên, ông khẳng định Moscow sẽ "vượt qua tất cả khó khăn và thách thức do "bên ngoài" áp đặt".
Trong tuần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk muốn các biện pháp trừng phạt Nga được duy trì cho đến cuối năm nay, khi Ukraine có khả năng giành được quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực miền Đông.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cơ hội lớn hơn cho hàng Việt vào Nga Các biện pháp hạn chế phương Tây áp dụng đối với Nga không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt - Nga, mà tạo cơ hội lớn hơn cho hàng hóa Việt thâm nhập thị trường rộng lớn này, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu. Đại biện lâm thời Liên bang Nga tại Việt...