Thị trường chao đảo khi Mỹ chật vật tìm kiếm thỏa thuận trần nợ công
Theo hãng tin AFP, thị trường chứng khoán biến động trái chiều ngày 16/5 khi các nhà giao dịch ngày càng lo ngại rằng Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng trong các cuộc đàm phán nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ quốc gia.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy (trái) sẽ gặp lại Tổng thống Joe Biden (phải) tại Nhà Trắng để đàm phán về trần nợ. Ảnh: AFP
Cụ thể, chỉ số giá chứng khoán ở Thượng Hải, Sydney, Singapore, Mumbai, Jakarta và Bangkok giảm nhẹ, mặc dù ở Tokyo, Seoul, Đài Bắc và Manila có nhích lên. Trong khi chỉ số giá chứng khoán London tăng, thì Frankfurt đi ngang và Paris giảm nhẹ vào buổi sáng cùng ngày.
Tâm lý của giới đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi dữ liệu cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn còn khó khăn, với các chỉ số chính không đạt kỳ vọng do nhu cầu trong nước yếu.
Mặc dù có kỳ vọng chung rằng một thỏa thuận sẽ đạt được, nhưng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng các cuộc họp cấp nhân viên “không hiệu quả” và họ “không thể đi đến kết luận nào”.
Trong khi đó, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang yêu cầu cắt giảm chi tiêu như một điều kiện để thông qua dự luật, nhưng các thành viên của Đảng Dân chủ muốn tăng hạn mức vay mà không có điều kiện ràng buộc nào.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã bày tỏ sự tin tưởng rằng hai bên có thể thu hẹp bất đồng, dự kiến có cuộc gặp với ông McCarthy và các nhà lãnh đạo quốc hội khác tại Nhà Trắng vào cuối ngày 16/5.
Cuộc họp này diễn ra một tuần sau khi cuộc gặp đầu tiên của họ kết thúc mà không có đột phá do lập trường của hai bên vẫn còn cách xa nhau. Đảng Cộng hòa, đảng nắm quyền kiểm soát Hạ viện, cho biết sẽ không bỏ phiếu nâng trần nợ công nếu Quốc hội không đồng ý giảm mạnh chi tiêu.
Ông McCarthy cho biết ông nhận thấy hai bên hầu như không có tiến triển gì trước cuộc họp. Bình luận này của ông McCarthy được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen một lần nữa cho biết chính phủ có thể sẽ cạn kiệt tiền mặt vào ngày 1/6 tới, nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của mình, gây ra khả năng vỡ nợ nghiêm trọng.
Giới chuyên gia nhận định nếu thực sự xảy ra, việc Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử sẽ đẩy nước này vào suy thoái và khiến các thị trường tài chính trên toàn cầu chao đảo. Tình trạng bế tắc hiện nay đã bắt đầu khiến giới đầu tư và người tiêu dùng lo ngại.
Nóng trong tuần: Cơn ác mộng nợ công của Mỹ; Syria tiếp tục rung chuyển vì giao tranh
Thế giới đã trải qua một tuần với những sự kiện nổi bật, bao gồm Liên đoàn Arab khôi phục tư cách thành viên của Syria; Tổng thống Mỹ họp với các nghị sĩ lưỡng đảng về trần nợ công.
'Nóng' cuộc chiến nâng trần nợ công
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu với báo giới sau cuộc họp với nghị sĩ lưỡng đảng về vấn đề trần nợ công, tại Washington, DC ngày 9/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ còn vài tuần nữa, nước Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ rơi vào một kịch bản "thảm hoạ kinh tế" mà Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo trước đó trong trường hợp Quốc hội không thể thông qua một thỏa thuận nâng trần nợ công.
Nữ bộ trưởng ngày 7/5 cho biết bộ này sắp hết khả năng thực hiện các "biện pháp đặc biệt nhất định" để ngăn Mỹ vỡ nợ sau ngày 1/6 tới.
Trong tuần qua, các nhà hoạch định chính sách của Washington cũng hối hả phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều tháng về việc tăng mức giới hạn nợ công.
Ngày 11/5, Nhà Trắng thông báo cuộc họp về trần nợ công giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đại diện cấp cao của đảng Cộng hòa dự kiến diễn ra ngày 12/5 phải hoãn đến đầu tuần tới để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên hai bên tiếp tục chuẩn bị công tác liên quan.
Theo một nguồn thạo tin, đây là diễn biến tích cực và các cuộc thương lượng giữa các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa đang tiến triển.
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Kevin McCarthy cáo buộc các nghị sĩ đảng Dân chủ, trong đó có lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, ông Chuck Schumer là người đã kìm giữ thỏa thuận. Chia sẻ với báo giới sau khi Nhà Trắng thông bão hoãn họp, ông Kevin McCarthy chỉ trích: "Tổng thống Biden và Thượng nghị sĩ Schumer đang bế tắc, họ không có kế hoạch, không có khoản tiết kiệm được đề xuất".
Vào cuối tháng 4, các thành viên của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã thông qua dự luật tăng trần nợ kèm theo điều kiện. Dự luật nêu rõ các đảng viên Cộng hòa chỉ đồng ý nới trần nợ lên 1.500 tỷ USD vào năm 2024 nếu Nhà Trắng cắt giảm 4.800 tỷ USD chi tiêu liên bang trong vòng 10 năm, chủ yếu là cắt giảm những chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của Tổng thống Biden. Tuy nhiên, các đảng viên Dân chủ tại Thượng viện và Tổng thống Mỹ Biden đã bác bỏ đề xuất này, nói rằng nó không có cơ hội trở thành luật.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện McCarthy khẳng định việc tăng giới hạn nợ "không có điều kiện ràng buộc" sẽ không được Hạ viện thông qua. Thay vào đó, ông sẵn sàng cam kết thông qua việc nới trần nợ nếu Tổng thống Mỹ đạt được một thỏa thuận về mức chi tiêu cho năm tài chính tiếp theo.
Về kỹ thuật, nợ công của Mỹ đã chạm trần vào tháng 1/2023 với khoản nợ lên tới 31.400 tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ tại thời điểm đó đã phải thực hiện "các biện pháp đặc biệt" nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể duy trì việc chi trả các hoạt động của chính phủ.
Syria quay lại gia đình Arab
Các Ngoại trưởng Liên đoàn Arab đã họp khẩn tại Cairo (Ai Cập) để thảo luận về những diễn biến tại Syria và thông qua quyết định khôi phục tư cách thành viên của Syria. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 7/5, các ngoại trưởng của Liên đoàn Arab (AL) đã thông qua quyết định khôi phục tư cách thành viên của Syria trong AL.
Giới phân tích nhận định quyết định của AL khôi phục tư cách thành viên của Syria sau 12 năm là một chiến thắng mang tính biểu tượng quan trọng đối với chính phủ Damascus, cũng như là một phần của sự tái tổ chức khu vực lớn hơn và là dấu hiệu cho thấy vai trò của Mỹ suy yếu dần.
Tuy nhiên, quyết định này không có khả năng mang lại những thay đổi mà các nước láng giềng của Syria mong muốn, chẳng hạn như thỏa thuận về việc hồi hương người tị nạn và các động thái giảm buôn bán ma túy.
"Chúng tôi không tìm kiếm các giải pháp kỳ diệu, nhưng những gì chúng tôi biết là tình hình hiện tại không bền vững. Kết cục sẽ chẳng đi đến đâu. Chúng tôi không biết khi nào xung đột sẽ kết thúc và cô lập chế độ không thể giải quyết vấn đề", nhà khoa học chuyên chính trị Saudi Arabia Hesham Alghannam nói.
Liên đoàn Arab đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria sau khi xung đột nổ ra tại quốc gia Trung Đông này vào năm 2011. Thời gian gần đây, một số nước Arab đã có các động thái nối lại quan hệ ngoại giao với Syria thông qua các chuyến thăm và cuộc gặp cấp cao, đáng chú ý nhất là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào năm 2018. Jordan và Syria đã mở lại biên giới vào năm 2021. Tháng trước, Saudi Arabia và Syria thông báo họ đang tiến tới mở lại các đại sứ quán và nối lại các chuyến bay. Trận động đất kinh hoàng ngày 6/2 tấn công Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình nối lại quan hệ hai bên. Tiếp cận chính quyền của Tổng thống Assad với lý do hỗ trợ nhân đạo là một cách ít gây tranh cãi để cải thiện quan hệ.
Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Qatar, vẫn phản đối bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Syria nếu không có một giải pháp chính trị cho xung đột tại quốc gia này. Cuộc xung đột bế tắc kéo dài đã giết chết gần nửa triệu người kể từ tháng 3/2011 và khiến một nửa dân số 23 triệu người trước chiến tranh của đất nước phải rời khỏi nơi ở. Nhiều nỗ lực hòa giải đã không thành công.
Liên đoàn Arab là một tổ chức gồm 22 thành viên được thành lập năm 1945 nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và giải quyết các tranh chấp.
Đàm phán không tiến triển, Sydan rung chuyển vì giao tranh
Thủ đô Khartoum ngày 12/5 tiếp tục hứng chịu các cuộc không kích và pháo kích sau khi Lực lượng Vũ trang Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) không đi đến thống nhất về một lệnh ngừng bắn, dù trước đó cả hai bên đều cam kết bảo vệ dân thường và cho phép các tổ chức tiếp cận nhân đạo.
Trước đó một ngày, tại Saudi Arabia, quân đội Sudan và RSF đã ký tuyên bố nguyên tắc sau gần một tuần đàm phán. Cố vấn của RSF Moussa Khadam cam kết lực lượng bán quân sự này sẽ tuân thủ các nguyên tắc đã thống nhất và đang hướng tới một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Tuy nhiên, bạo lực vẫn tái diễn và phía quân đội hiện chưa có bình luận gì về thỏa thuận này.
Kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 15/4, các phe phái quân sự đối đầu đã thể hiện rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng chấm dứt cuộc giao tranh có thể đẩy Sudan vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Hai lực lượng đã đưa ra các tuyên bố trái chiều vào ngày 12/5, cáo buộc nhau làm hại dân thường và phớt lờ nhu cầu nhân đạo của người dân.
Cuộc xung đột đã làm tê liệt nền kinh tế của Sudan và bóp nghẹt hoạt động thương mại của nước này, làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang gia tăng khi Liên hợp quốc (LHQ) cho biết 200.000 người hiện đã chạy sang các quốc gia láng giềng.
Nhiều cơ quan của LHQ và các tổ chức khác đã đình chỉ viện trợ cho Sudan và đặc biệt là "điểm nóng" Khartoum, chờ đảm bảo hành lang cung cấp và nhân viên sẽ được đảm bảo an toàn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ít nhất 600 người đã thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương trong cuộc giao tranh, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều do dữ liệu thực không được báo cáo.
Tranh cãi chiến dịch phản công của Ukraine
Trong một tuyên bố ngày 12/5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu, với các cuộc tấn công tăng cường ở miền Đông Ukraine trong 48 giờ qua.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Ukraine đã tiến hành 26 cuộc tấn công dọc theo một đoạn đường dài 96 km gần Bakhmut và thị trấn Soledar, với sự tham gia của hơn 1.000 binh sĩ và 40 xe tăng. Bộ này cũng tiết lộ lực lượng quân đội Nga đã tái triển khai đến các vị trí "thuận lợi hơn" và cho biết họ đã ngăn chặn các lực lượng Ukraine thực hiện bất kỳ bước tiến đột phá nào.
Về phần mình, Kiev phủ nhận bắt đầu cuộc phản công, nói rằng họ vẫn đang tiến hành các hoạt động phòng thủ trong khu vực giao tranh ác liệt kéo dài vài tháng qua.
"Chúng tôi đang phòng thủ. Các biện pháp phòng thủ không chỉ bao gồm phòng thủ theo nghĩa đen, mà còn bao gồm cả phản công", Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho hay.
Nữ chức trách nói thêm các lực lượng Nga đã bị đẩy lùi hơn 1,5 km khỏi các vị trí ở sườn phía Nam gần Bakhmut, đánh dấu việc giành được lãnh thổ quan trọng nhất của Kiev quanh thành phố trong nhiều tháng.
Trong một diễn biến liên quan, Tướng Valery Zaluzhny, Tổng thư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraine đã không thể tham dự cuộc họp cấp cao của NATO cả trực tiếp lẫn trực tuyến vào ngày 9/5, do "tình hình hoạt động phức tạp" ở nước này.
Ukraine đã lên kế hoạch cho một cuộc phản công quy mô lớn chống lại lực lượng Nga trong nhiều tháng qua, nhưng đã trì hoãn việc khởi động chiến dịch, trong bối cảnh các quan chức Kiev phàn nàn về thời tiết xấu, thiếu đạn dược và việc phương Tây vẫn chưa cung cấp máy bay chiến đấu.
Một số nhà phân tích nhận định rất khó xác định thời điểm Ukraine bắt đầu cuộc phản công trong bối cảnh Kiev vẫn đang "âm thầm" thăm dò nhằm xác định các điểm yếu trong phòng tuyến của Nga. Các quan chức Ukraine tỏ ra thận trọng khi nói về thời điểm và cách thức tiến hành cuộc phản công.
Mắc kẹt giữa Mỹ-Trung, Italy định rút khỏi dự án Vành đai và Con đường Italy đã bắn tín hiệu với Mỹ về dự định rút khỏi hiệp ước đầu tư gây tranh cãi với Trung Quốc trước cuối năm nay. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. Ảnh: Bloomberg Hãng Bloomberg trích dẫn tiết lộ từ một số nhân vật thạo tin cho biết tại cuộc họp ở Rome hồi tuần trước, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã trấn...