Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cảnh báo nguy cơ vỡ nợ
Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7 nếu các nghị sĩ không thể giải quyết những bất đồng liên quan đến kế hoạch chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ công.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) của Mỹ ngày 15/2 đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh các nghị sĩ đảng Cộng hòa dọa sẽ “quay lưng” với dự luật nâng mức trần nợ công, nếu các nghị sĩ đảng Dân chủ không đồng ý cắt giảm ngân sách chi tiêu trong tương lai.
CBO khẳng định nếu mức trần nợ công không thay đổi, Chính phủ Mỹ sẽ không còn khả năng vay nợ bằng các biện pháp đặc biệt trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2023.
Video đang HOT
Tháng 1 vừa qua, nợ công của Mỹ chính thức chạm trần 31.400 tỷ USD, khiến Bộ Tài chính nước này bắt đầu phải áp dụng “các biện pháp đặc biệt” nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể duy trì việc chi trả các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo “các biện pháp đặc biệt” sẽ chỉ kéo dài đến tháng 6 tới. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ, buộc phải cắt giảm ngân sách chính phủ liên bang và có khả năng khiến đất nước rơi vào suy thoái ngay lập tức.
Do đó, CBO cảnh báo “nếu trần nợ công không được nâng lên hoặc đình chỉ trước khi các biện pháp đặc biệt hết hiệu lực, chính phủ sẽ không thể thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ. Kết quả là, chính phủ sẽ phải trì hoãn thanh toán đối với một số hoạt động, không trả được nợ hoặc cả hai”.
Tuy nhiên, theo CBO, thời điểm “các biện pháp đặc biệt” hết hiệu lực vẫn chưa chắc chắn vì thời gian, các khoản thu và chi tiêu có thể khác so với dự báo. Đặc biệt, nếu các khoản thu thiếu hụt, Bộ Tài chính Mỹ có thể “cạn tiền” trước tháng 7 tới.
Trong một báo cáo riêng được công bố cùng ngày, CBO cho biết cơ quan này cho rằng thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong năm 2023 có thể rơi vào 1.400 tỷ USD. Con số này chiếm 5,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự kiến đến năm 2033 có thể lên tới 2.700 tỷ USD, chiếm 6,9% GDP, vượt gấp 5 lần kể từ năm 1946. Cũng theo dự đoán của CBO, tỷ lệ nợ trên GDP có thể tăng hằng năm, đạt mức cao kỷ lục 118% vào năm 2033.
Báo cáo của CBO nêu rõ “nợ sẽ tiếp tục tăng sau năm 2033 nếu luật hiện hành nhìn chung không thay đổi”. Điều này xảy ra khi chi phí lãi vay tăng và chi tiêu bắt buộc vượt tốc độ tăng doanh thu và nền kinh tế.
Giám đốc CBO Phillip Swagel cho rằng luật mới về nâng trần nợ công cần bổ sung các dự báo thâm hụt. Ông cho biết CBO đã nâng dự báo mức thâm hụt tích lũy trong giai đoạn 2023-2032 cao hơn 3.000 tỷ USD so với mức đưa ra hồi tháng 5/2022.
Cảnh báo nguy cơ Mỹ đối mặt với khủng hoảng về trần nợ
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ngày 15/2 cảnh báo Bộ Tài chính Mỹ sẽ không còn khả năng thanh toán toàn bộ hóa đơn vào khoảng tháng 7 cho đến tháng 9, trừ phi trần nợ hiện ở mức 31.400 tỷ USD được nâng lên hoặc dừng áp dụng.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo được công bố cùng dự báo ngân sách hàng năm, CBO cho rằng Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ vỡ nợ trước tháng Bảy nếu nguồn thu của Bộ Tài chính vào tháng Tư, khi hầu hết người Mỹ đóng thuế thu nhập hàng năm, thấp hơn dự kiến.
Tốc độ thu thuế, cùng với tình hình nền kinh tế Mỹ trong những tháng tới, khiến các quan chức chính phủ khó có thể dự báo chính xác thời điểm Bộ Tài chính có thể bắt đầu vỡ nợ đối với nhiều khoản thanh toán nợ nếu Quốc hội không hành động.
Theo CBO, nếu trần nợ không được nâng lên hoặc dừng áp dụng trước khi các biện pháp đặc biệt hết hiệu lực, chính phủ sẽ không thể thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ và sẽ phải trì hoãn việc thanh toán cho một số hoạt động, mất khả năng thanh toán nợ, hoặc cả hai.
Bên cạnh đó, CBO cũng nhận định thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ sẽ ở mức trung bình 2.000 tỷ USD trong các năm 2024-2033, tiến đến mức kỷ lục trong giai đoạn bùng phát dịch vào cuối thập kỷ, một dự báo có thể khiến các nghị sỹ đảng Cộng hòa yêu cầu cắt giảm chi tiêu.
CBO dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,7% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức 3,4% hiện nay.
Giám đốc CBO Phillip Swagel cho rằng nguyên nhân là do lãi suất tăng, với những tác động lớn đến lĩnh vực bất động sản, cùng với việc đầu tư của doanh nghiệp chậm lại.
Nhà Trắng ra thông báo quan trọng liên quan tới việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine Theo Nhà Trắng, bất cứ quốc gia nào đều có thể đưa ra quyết định độc lập trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu phương Tây cho Ukraine. Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby. Ảnh: AFP/TTXVN Website của Nhà Trắng ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), đã đăng tải nội dung...