Thị trường 5G trong lĩnh vực quốc phòng sẽ đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2025
Theo một báo cáo mới đây từ Công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường MarketsandMarkets cho biết, quy mô thị trường 5G được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng dự kiến sẽ tăng từ 64 triệu USD vào năm 2020 lên 1,3 tỷ USD vào năm 2025.
Mức tăng trưởng này sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 57,9% từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó IoT có độ trễ thấp, phương tiện tự lái và công nghệ máy bay không người lái là những yếu tố thúc đẩy tầm quan trọng ngày càng tăng của 5G đối với thị trường quốc phòng.
Vào tháng 5 năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ( DoD) đã công bố “ Chiến lược 5G” của mình, trong đó họ coi việc bảo vệ và phát triển 5G là “quan trọng” để Mỹ duy trì lợi thế quân sự của mình.
Thị trường 5G trong lĩnh vực quốc phòng sẽ đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2025
Báo cáo “Chiến lược 5G” của DoD chỉ rõ: “Việc đảm bảo cho DoD có thể hoạt động an toàn trong môi trường 5G toàn cầu là một thách thức vì các đối thủ tiềm năng của Mỹ tìm cách thống trị thị trường 5G ở các quốc gia đối tác chính, điều này có thể cho phép các đối thủ đó truy cập trái phép vào hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu thông qua các thành phần bị khai thác trong chuỗi cung ứng, phần mềm độc hại và / hoặc các mối đe dọa nội bộ. Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang 5G đang gặp thách thức bởi các tiêu chuẩn chính, các nguyên tắc bảo mật cũng như các chính sách liên quan đến phổ tần số vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển”.
Video đang HOT
Báo cáo cũng cho biết, 5G trong thị trường quốc phòng sẽ giúp cải thiện hệ thống tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), cho phép tăng cường các ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), đồng thời cải thiện hiệu quả trong chuỗi cung ứng hậu cần.
Hiện tại, công nghệ 5G trong thị trường quốc phòng được nghiên cứu và phát triển chủ yếu bởi các công ty công nghệ lớn như Ericsson (Thụy Điển), Huawei (Trung Quốc), Nokia Networks (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc), NEC (Nhật Bản), Thales Group (Pháp), L3Harris Technologies, Inc. (Mỹ) , Raytheon Technologies (US), Ligado Networks (US) và Wind River Systems, Inc. (US).
Báo cáo cũng nhận định khu vực Bắc Mỹ được dự đoán sẽ dẫn đầu về 5G trong thị trường quốc phòng trong giai đoạn dự báo, do Bộ Quốc phòng Mỹ tăng cường đầu tư mạnh vào công nghệ 5G.
Nokia đặt mục tiêu chiến thắng trong cuộc đua 5G
Nokia sẽ "làm bất cứ điều gì cần thiết" để dẫn đầu trong lĩnh vực mạng 5G, phân khúc thị trường mà họ "chậm chân"" so với đối thủ Thụy Điển Ericsson và tập đoàn Huawei.
Ngày 29/10, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nokia thông báo đã cắt giảm dự báo lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cả năm của mình, khiến cổ phiếu của hãng giảm 13%.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Giám đốc điều hành mới của công ty Phần Lan Pekka Lundmark thông báo kế hoạch điều chỉnh chiến lược của mình để giành chiến thắng trong cuộc đua cung cấp thiết bị mạng 5G.
Giám đốc điều hành Pekka Lundmark cho biết, Nokia sẽ "làm bất cứ điều gì cần thiết" để dẫn đầu trong lĩnh vực 5G, phân khúc thị trường mà họ đang bị chậm lại so với đối thủ Thụy Điển Ericsson và tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
Sau khi báo cáo kết quả quý III/2020 khá phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích thị trường, Nokia đã hạ triển vọng lợi nhuận cả năm với biên độ giảm 0,02 euro/cổ phiếu xuống mức trung bình còn 0,23 euro cho mỗi cổ phiếu.
"Chúng tôi kỳ vọng sẽ ổn định hoạt động tài chính của mình vào năm 2021 và cải thiện dần dần hoạt động kinh doanh, sau đó sẽ thiết lập các mục tiêu dài hạn", CEO Lundmark cho biết.
Các nhà phân tích của Liberum cho biết: "Nokia có thể sẽ gặp thách thức trong việc tăng tỷ suất lợi nhuận hoạt động do thị phần thị trường tương đối thấp".
Tuần trước, Ericsson đã báo cáo thu nhập cốt lõi hàng quý cao hơn ước tính thị trường nhờ tỷ suất lợi nhuận cao hơn và triển khai mạng 5G tại Trung Quốc, đồng thời cho biết họ "tự tin hơn" trong việc đạt các mục tiêu năm 2020.
Không giống như Ericsson, Nokia đã không giành được bất kỳ hợp đồng thiết bị 5G nào tại Trung Quốc - thị trường được xem là có tính cạnh tranh cao.
Nokia và Ericsson ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn ở châu Âu khi nhiều nhà khai thác viễn thông bắt đầu triển khai mạng 5G. Trong khi đó, Huawei của Trung Quốc ngày càng bị một số chính phủ xa lánh vì lo ngại về an ninh.
Tuy nhiên, Nokia đã phải chịu thất bại trong quý 3 khi để hợp đồng cung cấp thiết bị mạng 5G cho Verizon rơi vào tay hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics.
"Chúng tôi đã mất thị phần tại một số thị trường lớn ở Bắc Mỹ. Trong thời gian tới, chúng tôi cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho R&D để đảm bảo dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị mạng 5G," Lundmark nói.
Tinh thần của Huawei Từ một công ty nhỏ tại Trung Quốc đến một tập đoàn toàn cầu doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm, Huawei, cho đến nay, vẫn là hiện tượng bí ẩn. Các nhà sản xuất trong lĩnh vực viễn thông được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là những con sử tử, gồm các công ty đến từ phương Tây,...