Thi trên máy tính: Hệ thống câu hỏi khổng lồ, làm gì để tránh bị “lộ” đề thi?
Kỳ thi THPT Quốc gia thi trên máy tính cần hệ thống ngân hàng câu hỏi lớn, bảo mật dữ liệu đề thi ra sao cũng là một vấn đề khó, bởi thí sinh có thể sau khi thi vô tình làm “lộ” đề thi, đáp án.
Bộ GD&ĐT đề xuất, lộ trình triển khai giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi. Trong giai đoạn này, Bộ sẽ thí điểm tổ chức thi trên máy tính để từng bước áp dụng phương thức thi này phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
Với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kỳ thi trên máy tính được tổ chúc tại ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2015.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, hình thức thi trên máy tính cần thí điểm ở một số nơi đủ điều kiện, học sinh đã được làm quen, sau đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, trước khi mở rộng.
Theo góp ý của một số chuyên gia giáo dục, để kỳ thi diễn ra thành công, đầu tiên đó là thiết lập hệ thống máy tính phòng máy tiêu chuẩn, có thể trang bị, nâng cấp tại các trường phổ thông, hoặc tại các trường đại học, cao đẳng tại địa phương để thực hiện thi tại chỗ.
Với tính chất lớn như kỳ thi THPT Quốc gia, dù tổ chức thành nhiều đợt nếu thi trên máy tính, nhưng dự kiến sẽ phải có số lượng máy tính lớn để phục vụ. Ví dụ như, trong 2 năm 2015 và 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội huy động từ 6.000 đến 7.000 máy tính của trường và các trường tham gia tổ chức phục vụ thi đánh giá năng lực quốc gia (thi trên máy tính).
Video đang HOT
Kỳ thi THPT Quốc gia mang tính toàn quốc, hàng năm có khoảng 800.000 – 900.000 thí sinh đăng ký dự thi. Bởi vậy việc cần làm đó là bắt tay xây dựng ngân hàng khổng lồ với hàng vạn câu hỏi (kèm đáp án), để từ đó chia thành các mã đề được lựa chọn ngẫu nhiên.
Được biết, trong thời gian triển khai kỳ thi đánh giá năng lực quốc gia, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã xây dựng ngân hàng câu hỏi với khoảng 4.000 câu hỏi khác nhau được xây dựng bởi đội ngũ cán bộ chuyên viết câu hỏi cho bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực.
Đồng nghĩa với việc nếu kỳ thi mang tính quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức trên quy mô toàn quốc, số lượng câu hỏi, mã đề thi sẽ phải rất lớn để đảm bảo sự khách quan, công bằng và mức độ tương đương giữa các mã đề.
Một mối lo khác đó là khi tổ chức thi trên máy tính, liệu chuyện để lọt đề thi, lộ đề thi ra bên ngoài hay không bởi rất có thể hệ thống máy tính sẽ được kết nối mạng internet và vẫn có thể bằng cách nào đó đưa ra được bên ngoài.
Trên thực tế tại kỳ thi trên máy tính của ĐH Quốc gia Hà Nội đã có quy định rõ đối với thí sinh đó là thí sinh không được phép ghi âm, chụp ảnh hoặc sao lưu, chia sẻ thông tin về các câu hỏi thi của đề thi dưới bất cứ hình thức nào.
Trước những thắc mắc của thí sinh về việc được in câu hỏi, đáp án để về tham khảo, đối chiếu xem chấm đúng hay sai… ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, bộ đề thi chuẩn hóa, không những Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng không công bố đề thi như SAT hay ACT (của Mỹ). Đề thi và câu hỏi là sản phẩm riêng, các câu hỏi có thể được sử dụng trong các ca thi khác… Do đó, khuyến cáo thí sinh không tiết lộ đề thi trên mạng xã hội.
Theo giadinh.net
Lo việc bảo mật đề thi
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định các câu hỏi thi được bảo mật trong toàn bộ quy trình xây dựng, khai thác, sử dụng theo quy định bảo mật nội bộ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an tại Kết luận kiểm tra việc thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Cục An ninh Chính trị nội bộ - Bộ Công an vừa có văn bản gửi lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT đề nghị cung cấp một số tài liệu.
Băn khoăn việc thi thử
Theo đại tá Nguyễn Bạch Đằng, Phó Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ GD-ĐT cần cung cấp các tổ hợp câu hỏi trắc nghiệm đã sử dụng để thi thử tại các tỉnh, thành phố trong các năm 2017, 2018 để đánh giá nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước; cũng như tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho các kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới.
Thực tế, quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT ban hành hồi tháng 4-2018 khiến không ít chuyên gia giáo dục lo lắng. Theo quy trình này, các câu hỏi sau khi được thẩm định sẽ được thử nghiệm, bảo đảm mỗi câu phải có tối thiểu 50 lượt học sinh làm thử. Các câu hỏi sau đó tiếp tục được chỉnh sửa và lại thử nghiệm một lần nữa - ít nhất 50 lượt học sinh sẽ làm thử các câu hỏi này. Sau khi hoàn thiện, các câu hỏi được rà soát, lựa chọn để đưa vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
"Nếu đưa đề thi cho học sinh làm thử thì liệu Bộ GD-ĐT đã có quy trình bảo mật hay chưa? Liệu với hàng ngàn câu hỏi, mỗi câu lại có ít nhất 50 lượt học sinh làm thử, Bộ GD-ĐT có bảo đảm nội dung các câu hỏi đang được hoàn thiện này không lọt ra ngoài?" - một chuyên gia của ĐHQG Hà Nội băn khoăn.
Thí sinh tại TP HCM ký biên bản xác nhận đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia còn niêm phong Ảnh: TẤN THẠNH
Công bằng, khách quan?
Trả lời Cục An ninh Chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho hay một trong những giải pháp quan trọng để bảo đảm tính công bằng, khách quan trong công tác tổ chức thi ngay tại địa phương là tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm, với yêu cầu xây dựng cho mỗi thí sinh trong phòng thi 1 mã đề thi riêng, bảo đảm sự cân bằng về độ khó giữa các mã đề thi.
Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ GD-ĐT đã triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa làm cơ sở cho hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia tham khảo khi ra đề thi. Ngân hàng câu hỏi này được xây dựng theo đúng khoa học về đo lường, đánh giá hiện đại trong giáo dục với quy trình chặt chẽ gồm 9 bước, được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng.
"Theo quy trình này, các câu hỏi thi sau khi biên soạn, biên tập phải được thử nghiệm, chỉnh sửa nhiều lần mới được lựa chọn, tinh chỉnh đưa vào ngân hàng câu hỏi thi để làm tư liệu tham khảo cho việc ra đề thi của kỳ thi. Các câu hỏi thi thuộc ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được các tổ của hội đồng ra đề thi khai thác tại khu vực cách ly qua các bước thẩm định, lựa chọn, biên tập, tinh chỉnh, phản biện nhiều lần để hình thành đề thi chính thức và dự bị cho kỳ thi" - ông Trinh cho biết.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, vì ý thức rõ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa là tài liệu tham khảo để ra đề thi tuy không nằm trong phạm vi tài liệu phải "giữ bí mật tuyệt đối" nhưng quy trình xây dựng cần phải được thực hiện nghiêm ngặt nên cục đã xây dựng quy định bảo mật, đồng thời chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước. "Quy định bảo mật nội bộ này được quán triệt đến toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Khảo thí quốc gia làm công tác điều phối, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và các cán bộ, chuyên gia tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa" - ông Trinh cho hay.
Nói thêm về việc thử nghiệm câu hỏi thi được tổ chức tại một số trường THPT, ông Trinh cho biết các trường này được lựa chọn ngẫu nhiên mang tính đại diện cho các vùng miền, điều kiện và loại hình giáo dục khác nhau. Quy trình thử nghiệm tương tự tổ chức thi chính thức.
"Do quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa này mới được triển khai ở Việt Nam từ năm 2017 nên đã dẫn đến những cách hiểu chưa thật chính xác trong dư luận" - ông Trinh nhấn mạnh. Theo ông, các câu hỏi trong quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa tuy không phải đề thi thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành giáo dục nhưng được bảo mật trong toàn bộ quy trình xây dựng, khai thác, sử dụng theo quy định bảo mật nội bộ.
Hôm nay, khai mạc "Đưa trường học đến thí sinh 2019" tại Bạc Liêu
Sáng nay (9-3), tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 18 - năm 2019 do Báo Người Lao Động phối hợp với Sở Giáo dục Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh đoàn Bạc Liêu cùng các trường ĐH, CĐ, trường THPT và các đơn vị đồng hành - tài trợ tổ chức sẽ chính thức khai mạc. Chương trình quy tụ hơn 2.000 học sinh lớp 12 của tỉnh Bạc Liêu và được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bạc Liêu. Tại đây, đại diện các trường ĐH, CĐ, các chuyên gia hướng nghiệp, tuyển sinh sẽ tư vấn toàn diện, chính xác nhất cho học sinh về tuyển sinh năm 2019, bao gồm các vấn đề về quy chế thi, đề thi, cách thức chọn nghề, chọn trường và triển vọng việc làm những ngành nghề mà học sinh quan tâm. Học sinh tham dự cũng được tư vấn sâu sát nhất về việc chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Ngoài phần tư vấn chung, sẽ có những phần tư vấn riêng đến từ đại diện các trường để học sinh có nhu cầu được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhất. Chương trình cũng tường thuật trực tuyến tại địa chỉ: nld.com.vn và fanpage Đưa trường học đến thí sinh từ 8 giờ cùng ngày.
Theo Người Lao Động
Sắp xếp các trường ĐH,CĐ: Cần thận trọng và có lộ trình bài bản Giải pháp sáp nhập, hợp nhất, giải thể của Bộ GD-ĐT đưa ra liệu có khả thi? Nhiều trường đại học, cao đẳng kém về chất lượng đào tạo, khiến cho chất lượng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Giải pháp sáp nhập, hợp nhất, giải thể của Bộ GD-ĐT đưa ra liệu có khả thi?...