“Thị trấn ma” ở Mỹ xuất hiện trở lại sau hơn 60 năm chìm dưới nước
Một thị trấn ở bang Utah, Mỹ đã chìm dưới nước hơn 60 năm qua đã lộ thiên trở lại do trận hạn hán nghiêm trọng.
Nền móng của nhiều công trình tại thị trấn vẫn còn tồn tại sau hơn 60 năm (Ảnh: Twitter).
Theo Independent , thị trấn Rockport, Utah, Mỹ đã biến mất hoàn toàn vào năm 1957 – 5 năm sau khi Nhà Trắng thông qua việc xây dựng đập Wanship và hồ chứa Rockport. Thị trấn có người ở từ những năm 1860 và khoảng 200 dân đã sống ở đây trước khi nó bị bỏ hoang và ngập trong nước.
Giờ đây, thị trấn này đã xuất hiện trở lại sau hơn 60 năm chìm dưới nước. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là tình trạng hạn hán nghiêm trọng, khiến lượng nước rút xuống chỉ còn 26% sức chứa của hồ trong những tuần qua. Vì vậy, những tàn tích của thị trấn bỏ hoang Rockport đã xuất hiện trở lại lần đầu sau 64 năm.
Trước đó, vào thời điểm chính phủ Mỹ đã quyết định di dời dân đi để xây đập, chỉ có khoảng 27 gia đình sống ở thị trấn nhỏ này – vốn nằm trên khu vực hẹp tại thung lũng Weber ở cửa hẻm núi Three Mile.
Video đang HOT
Hồ chứa Rockport cạn nước do hạn hán nghiêm trọng làm lộ ra tàn tích của một thị trấn (Ảnh: Twitter).
Người điều khiển máy bay không người lái ( UAV) Devon Dewey, người đã tới tham quan “thị trấn ma” này, gần đây đã chia sẻ các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy các con đường và nhà cửa vẫn còn sót lại sau khi thị trấn ngập trong nước hơn 60 năm.
“Toàn bộ khu vực này khá bằng phẳng, nên dù nền móng đã cũ và biến mất gần hết, bạn vẫn có thể nhìn rõ chúng. Dùng UAV để có góc nhìn cao hơn cho phép mọi người quan sát khu vực có các công trình này”, anh Dewey cho biết.
Vào thời điểm năm 1957, cư dân Rockport đã phản đối việc xây hồ chứa và đập, tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn quyết định thực hiện dự án và đã mua toàn bộ khu vực thung lũng, trước khi khiến nó ngập nước hoàn toàn. Một số tòa nhà và công trình có giá trị lịch sử đã được di dời tới nơi khác trước khi thị trấn ngập trong nước.
Giới chức địa phương cảnh báo những người có hứng thú với việc tham quan “thị trấn ma” nên cẩn thận và sử dụng UAV để quan sát các công trình còn sót lại vì dù lượng nước đã rút đi, nền đất vẫn có thể chứa nhiều bùn do nhiều năm ngập nước nên ẩn chứa nhiều rủi ro.
Tàn tích còn sót lại của thị trấn (Ảnh: UPI).
Khoảng 200 người từng sống ở thị trấn này trước khi nó chìm hoàn toàn (Ảnh: UPI).
Hàng chục tiêm kích F-35 Mỹ 'đắp chiếu'
Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hơn 40 tiêm kích F-35 của nước này phải dừng hoạt động để sửa chữa động cơ song chưa có đồ thay thế.
Trong phiên điều trần ngày 13/7 trước tiểu ban Lực lượng Chiến thuật Trên không và Mặt đất của Hạ viện Mỹ, trung tướng Eric Fick, người điều hành chương trình tiêm kích F-35, cho biết quân chủng không quân bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu động cơ.
Không quân Mỹ tới ngày 8/7 phải dừng bay 41 tiêm kích F-35 do thiếu động cơ hoặc phụ tùng, khiến quân chủng này không thể triển khai số máy bay trên tới khi hoàn tất sửa chữa. Không quân Mỹ nhận chiếc F-35 thứ 283 hồi tháng 5.
Tướng Fick cho biết còn 5 chiếc F-35 của các quân chủng khác đang chờ sửa chữa, bao gồm một chiếc của hải quân Mỹ, một chiếc của thủy quân lục chiến Mỹ và ba chiếc của các đối tác khác.
Trong số 46 chiếc F-35 phải nằm đất, một số chờ phụ tùng thay thế nhỏ hoặc nâng cấp module động cơ F135, giúp cải thiện lực đẩy và hiệu suất của tiêm kích.
Tiêm kích F-35 tham gia diễn tập "voi đi bộ" tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah, Mỹ tháng 1/2020. Ảnh: USAF .
Jay Stefany, quyền trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách nghiên cứu, phát triển và mua sắm, cho biết đang "hợp tác chặt chẽ vào ngành công nghiệp và cơ sở bảo dưỡng động cơ hạng nặng" của F-35 tại căn cứ không quân Tinker ở bang Oklahoma trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ sửa chữa số tiêm kích nói trên.
Đơn vị bảo dưỡng và sửa chữa dự kiến tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thay thế động cơ, giúp giảm thời gian tiêm kích F-35 phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên, tiêm kích F-35 đối mặt với vấn đề khác là lớp phủ trên bề mặt cánh quạt động cơ bị quá nhiệt khiến chúng bị nứt. Điều này khiến F-35 phải bảo trì động cơ sớm hơn kế hoạch, dừng hoạt động trước thời hạn và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt khí tài trong các quân chủng.
Do ảnh hưởng của tình trạng thiếu động cơ, Bộ Chỉ huy Tác chiến Trên không của Mỹ hồi đầu năm lùi lịch trình triển lãm hàng không 2021 của F-35 để đảm bảo khả năng sẵn sàng triển khai tác chiến và huấn luyện.
Matthew Bromberg, chủ tịch phụ trách động cơ của Pratt & Whitney thuộc tập đoàn Raytehon, cho biết lý do gây ra thiếu hụt động cơ là gián đoạn vì Covid-19 và hãng phải tìm vật tư chất lượng để sản xuất động cơ.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó sản xuất và cung cấp khoảng 188 linh kiện liên quan tới động cơ F-35, song nước này đã bị loại khỏi chương trình sau khi mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.
F-35 đánh bại đối thủ châu Âu trong hợp đồng với Thụy Sĩ Su-30 Nga ép tiêm kích F-35 đổi hướng 39 Mỹ lo UAE lộ bí mật tiêm kích F-35 cho Trung Quốc Lính Israel vệ sinh tiêm kích F-35 bằng chổi lau nhà Tiêm kích tàng hình Mỹ tự bắn hỏng mình
Nhảy khỏi máy bay đang lăn bánh vì 'ngáo đá' Victoria Dominguez được xác định cố đột nhập buồng lái rồi nhảy khỏi máy bay đang chạy trên đường băng ở Los Angeles do ảnh hưởng của ma túy đá. Chuyến bay 5365 của United Airlines hôm 25/6 phải hủy cất cánh sau khi một nam hành khách mở cửa thoát hiểm và nhảy xuống đường băng sân bay quốc tế Los Angeles,...