Thi trắc nghiệm môn Toán: Thầy giáo dạy mẹo, học sinh lười tư duy?
Theo đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội), nhiều cử tri đang không an tâm về hình thức thi trắc nghiệm môn Toán tại kỳ thi THPT Quốc gia.
“Hình thức thi này là một trong những nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại một số tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang”, bà Ánh phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay của Quốc hội.
Cũng theo bà Ánh, hình thức thi trắc nghiệm đã và đang khiến cách dạy và học tư duy với môn này bị thay đổi. Tại đây, thầy cô chỉ dạy làm cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội)
“Cách học này dẫn đến tình trạng học sinh bỏ qua các bước khi làm 1 bài toán và tư duy lôgic. Đây là điều cần phải có khi học môn Toán, song lại đang bị xem nhẹ”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Bà Ánh cho biết thời gian gần đây, nhiều thầy giáo dạy ở môn khoa học tự nhiên đã có ý kiến về chất lượng học sinh THPT. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả hệ thống.
“Đề nghị Chính phủ lắng nghe ý kiến của cử tri và nghiên cứu lại phương thức thi trong thời gian tới”, bà Ánh kết luận.
Video đang HOT
Phát biểu của đại biểu Dương Minh Ánh về việc thi trắc nghiệm với môn Toán tại Kỳ thi THPT Quốc gia
Cần nâng cao chất lượng dạy nghề
Cũng liên quan đến vấn đề giáo dục, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) lại đề cập đến vấn đề đào tạo dạy nghề.
Theo đại biểu So, hiện nay năng suất lao động Việt Nam đang khá thấp, thiếu nhiều lao động ở trình độ cao.
“Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 22,22%. Trong khi tỷ lệ những người có trình độ phù hợp với công việc khoảng 40%”, ông So cho biết.
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh)
Song điều đáng lo ngại là theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, những tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm xuống trong khi xu hướng của các nước là tăng lên.
Ông So khẳng định, trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chất lượng phải gắn với sự phải triển khoa học công nghệ. Cụ thể cần phải tăng cường hợp tác liên kết gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo theo đơn đặt hàng, theo quy hoạch của từng ngành nghề, địa phương.
Theo ông So nếu không làm tốt điều này, Việt Nam có thể bị bỏ lại trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo Thùy An/VTV
Nhìn lại dữ liệu điểm 3 năm thi THPT quốc gia: Nhiều vấn đề phải bàn
Từ nguồn số liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT, qua tổng kết 3 năm điểm thi THPT quốc gia cho thấy rất nhiều biến động, nhiều con số trái ngược nhau, nhiều vấn đề phải bàn.
Phổ điểm thi THPT quốc gia 3 năm trở lại đây
Theo phân tích của một số chuyên gia tuyển sinh, năm 2017 là năm có sự điều chỉnh nhiều nhất trong cách tổ chức kì thi THPT quốc gia: Năm đầu tiên môn Toán áp dụng hình thức thi trắc nghiệm, năm đầu tiên áp dụng hình thức thi theo bài thi tổ hợp. Đây là năm mà đề thi được đánh giá tương đối "dễ thở" và xuất hiện hiện tượng mưa điểm 10.
Năm 2018, đề thi được đánh giá là xuất hiện nhiều câu hỏi ở mức cực khó, không còn hiện tượng mưa điểm 10 nhưng theo 1 số chuyên gia, đề thi xuất hiện nhiều câu ở mức độ đánh đố, chưa phù hợp. Đây cũng là năm mà xuất hiện nhiều tiêu cực liên quan đến kì thi quốc gia.
Bước sang năm 2019, nội dung đề thi, cách thức tổ chức kì thi được điều chỉnh bám sát mục đích của kì thi. Đề thi có độ phân hóa cao nội dung các câu hỏi tương đối phù hợp. Hình phổ điểm của các môn thi được đánh giá tương đối chuẩn.
Tuy nhiên, phổ điểm môn Lịch sử, Tiếng Anh trong 3 năm mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn, đỉnh của phổ vẫn ở mức tương đối thấp.
Có một số diễn biến trái ngược nhau giữa các môn: Môn Văn, mỗi năm có thêm vài trăm học sinh có điểm dưới hoặc bằng 1. Còn môn toán thì số thí sinh có điểm dưới hoặc bằng 1 trong năm 2019 chỉ bằng so với năm 2017 và 2018.
Nhật Hồng (nguồn Hocmai)
Theo Dân trí
Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập về phương pháp thi trắc nghiệm Cử tri rất bức xúc với nhiều vấn đề trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Đoàn TP.Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn Theo Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn TP.Hà Nội), có nhiều ý kiến cho rằng, việc có quá nhiều "lỗ hổng" trong kỳ thi trung học...